VŨ-HỮU-SAN &Thế-Giới của Nước
 

Home
TàuCộng KhóThắng BiểnĐông
Tham-Luận Biển Đông
Hải-phận Cho Quốc-Gia Lào
ThủĐoạn TiêuDiệt VănHóa
BảnĐồ ThuyếtTrình Edm&Calgary
Dự-Án Song-Tử
Tàu TrungCộng Cắt Cáp Tàu ThămDò VN
Biển Đông 74,000 năm trước
Hải-đồ DângGiặc
Bản-Đồ Bắc TrườngSa
BảnĐồ MalaysiaViệtNam
Nước Việt Hình Chữ S
RVN-CDWR-MainBody.pdf
Hải Phận Triệu Km2
Hải Phận Triệu Km2 (Tiếp)
Hải Phận Valencia
TàiLiệu PhápLý
BảnÐồBiênGiớiViệt-Hoa
Bản-đồ Phân-Chia Vịnh Bắc-Việt
VịnhBắcViệt
LáThư Gởi Đầy Tớ
Law of the Sea
Forum Openings
RVN WhitePaper75
ChinaPropaganda-LuuVanLoi
TiếngNóiVịnhBắcViệt
VấnÐềBiênGiới-BsNguyenÐanQuế
HảiGiới ViệtHoa
Vùng Biển Sâu Cho Tương-Lai
LêChíQuangPhảnÐối
CácĐội HoàngSa
NamQuan
BiểnĐông ThiênKỷMới
Biển Đông Ô Nhiễm
VịnhBắcViệt-HàngHải
VịnhBắcViệt-HuyềnThoại
NguyễnNhã-NghiênCứu HoàngSa
Chủ Quyền HoàngTrường
HảiThươngBiểnÐôngCổThời
BsTrầnÐạiSỹTổngKếtHảiChiến
HảiChiếnHoàngSaNóiChuyện
Hải Chiến Hoàng Sa
HQ16ÐàoDân
HảiChiếnHoàngSaTrầnThếÐức
VĩnhLiêmHoàngSaHảiChiến
Chuyện Một Con Tàu
NgườiBạnHảiQuân
BạnTôiSầuÐông
HồngNhanMộtThời
CâyÐinh
NhữngÔngThánh
ÐờiSống CăngThẳng
HỗnChiến
NgỗngTuyết
NgườiĐànBà
CònNụCườiNào
SóiGià
SachMoiNgoTheVinh
TranhCổTấnTinhChâu
HảiQuân Còn Mất
TuầnThám NguyễnVănƠn
FutureDestroyer
Mischief Situation
DER-HQ4
To Chuc HQVNCH
Forgotten ASPB
Études Vietnamiennes
Environments'Protection
VN Water Culture
Legends-Water Realm
Useful Books&Maps
VN Sovereignty
Vietnam Energy
Raft Across Pacific
Triết Lý Nước
HảiQuânViệtNam TừBaoGiờ
Hàng Hải Gốc Rễ Việt Nam
Ðịa Lý Biển Ðông
Thuật Ngữ Hàng Hải
NgườiViệt KhámPhá MỹChâu
Ngày HảiQuân1973
Lịch Sử Thuyền Bè
Bài Vè Thủy Trình
Petrus Ký&VănHoá Thuyền
Photo Album
Người Thủy Thủ Già
SoạnThảo HảiSử
MộtNgàyVớiÐÐCang
Lược Sử Nước
PhanQuỳnh
NguyễnVănLục
HT Nguyễn Văn Lộc
VũNgọcRuẩn BốTôi
VũVănToàn
ThơVăn HoàngĐìnhBáu
KỷNiệm ÐờiQuânNgũ
ChiếcBình TháiLọ
ChânDung SVSQHQXI
BảoBình&HìnhẢnh
Quê Nhà 50 Năm Trở Lại
ChuVănAn2B3-1956
Giải Ảo! HãyTỉnh Giấc Mơ Ma
AnhHùng NguyễnThànhSắc
ThuỷThủĐoàn HQ-4
ChiếnThuật ĐầuChữ T
HìnhẢnh HQ4 HảiChiến HoàngSa
TrangHình HảiChiến HoàngSa
Trận HoàngSa Hồ Hải
Hải-Chiến theo Trung-Cộng
Hải-Chiến theo BùiThanh
Diễn-Tiến Trận Hải-Chiến
TâySa HảiChiến
QuanBinhTC HoàngSa1974
HQ16-HQ5 Bắn Nhau
HQ5-Rã Ngũ
Đại-Tá Ngạc Ở Đâu
ChuyệnMột ConTàu
Bông Hồng Cho Nhựt-Tảo
Danh-Sách Tử-Sĩ Hoàng-Sa
DanhSách CốThủ HoàngSa
TrươngVănLiêm-HQ5
TruyệnNựcCười MấyAnh SửaQuân-Sử
Lệnh TamBấtĐả-HứaThếHữu
AnhHùng BH NguyễnVănVượng
TưởngNiệm AnhHùng NguyễnVănĐồng
Phạm Ngọc Đa AnhHùng Tử-Sĩ
TaoBanNuocKhong
VĩnhBiệt NguyênNhi
CáchNhìn LịchSử XâmLược
NgườiLínhGiàHQ4 NgôThếLong
NguyễnThượngLong-HảiChiến HoàngSa
NguyễnThượngLong-TìmMãi YêuThương
VănTế 74 TửSĩ HảiChiến HoàngSa
Nhớ lại HCHS & SuyNgẫm
HànhQuân TrầnHưngĐạo47
Bộ Hình ChiếnTrường HQ-4
Tài-Liệu CTCT/VNCH
Các ChiếnHạm VN&TC ThamChiến
TàiLiệuHQ4-TổngCụcCTCT
Lố bịch kiểu Tàu phù
Hải-Chiến theo LữCôngBảy
Phòng-Tai của HQ-4
Tiểu-Sử Anh-Hùng Tử-Sĩ
TrầnVănĐảm-AnhHùng&Nhà VôĐịch
AnhHùng BùiQuốcDanh
VũĐìnhQuang-AnhHùngHảiPháo
Anh-Hùng Vương-Thương
VưongThếTuấn: HQ4 Xin Rút Lui
Người AnhHùng HoàngSa
Thư HT PhạmTrọngQuỳnh
Thư Bạn ĐồngMôn ChuVănAn
Tìm Hiểu Gerald Kosh
Văn Tế HoàngSa
Những BàiCa HảiChiến HS
Thư Người Giám-Lộ
BứcThư 15 Năm
24 Years After Naval Battle
Tiểu Sử Vũ Hữu San
Tựa
ToànTập
Tổng-kết Hải-Chiến
Hồi Ký Của NgườiVề Từ HoaLục
Thư Riêng Về Đơn-Vị
Giới Thiệu
Gặp lại Niên-Trưởng NBT
TrùmMền HôXungPhong  

 

Tựa Sách "Người Việt Khai-Phá Mỹ-Châu"

Vũ Hữu San

Có lẽ người Việt không những đã khám-phá Mỹ-châu theo nghĩa thông-thường, họ còn góp công khai-phá vùng đất này. Ngẫu-nhiên hay cố-ý, thuyền-nhân Việt đã đến Tân-thế-giới trước Kha-luân-Bố nhiều trăm năm hay nhiều ngàn năm.

Chúng tôi xin khởi đầu về câu chuyện "Việt khai phá Mỹ-châu" này...

Theo các sách Việt-Nam mà sự nghiên-cứu chưa được tường-tận cho lắm, người Việt đầu-tiên đến Mỹ là sứ-giả của vua Tự-đức phái đi: Bùi-Viện. Theo ông Phan-Trần-Chúc, họ Bùi tới Hoa-Kỳ hai lần, lần đầu vào thời Tổng-thống Abraham Lincoln, được chính-phủ Mỹ hứa giúp đỡ. Bùi-Viện về nước lấy quốc-thư và trở lại Mỹ lần thứ hai vào năm 1873, thời Tổng-Thống Ulysses S. Grant. Khi đó Lincoln đã bị ám-sát chết. Nhiệm-vụ của vị sứ-giả Việt-Nam là cầu-viện nhưng không thành-công. Phan-trần-Chúc đã nói đến hoàn-cảnh Bùi-Viện lúc đó như sau:

"...chạy ngược chạy xuôi mãi, nhưng không có chỗ nào mới để nương tựa, Bùi-Viện đành lại mang tấm lòng trống rỗng mà buông thuyền về nước..." (Bùi-Viện với Chính-phủ Mỹ - Lịch-sử ngoại-giao triều Nguyễn, Cơ-sở xuất-bản Đông-Nam-Á, Paris 1985: 59)

Theo hầu hết các học-giả Mỹ, tài-liệu về người Việt-Nam đầu-tiên đến Hoa-kỳ là điều không ai biết đích-xác (a matter of uncertainty). Chuyện Bùi-Viện gặp Lincoln không thấy ghi trong sử sách và cũng không nghe ai nhắc nhở tới. Phần sau của câu chuyện khi Bùi-Viện đến Mỹ lần thứ hai cũng lại được nói khác đi chút ít. Bà Barbara Cohen, một nữ bác-sĩ từng phục-vụ tại Việt-Nam, cho rằng khi tới Washington D.C. để chuyển lời thỉnh-cầu giúp đỡ của vua Tự-Đức, Bùi-Viện đã được Tổng-thống Ulysses S. Grant thuận-ý. Tuy vậy, khi mang ra quốc-hội thì đề-nghị bị phủ-quyết. (The VietNam Guide Book, Boston 1991: 52).

Về phía học-giả Việt-Nam, ông Thái-văn-Kiểm đã nghĩ rằng vị Tổng-thống mà Bùi-Viện yết-kiến cả hai lần là Ulysses S. Grant. ( ViệtNam News- 1970, tài-liệu của Tòa Đại-sứ VNCH tại Hoa-thịnh-Đốn). Trên một bài báo đăng trong tạp-chí Hồn-Việt ngày 10 tháng 3/ 78, nhan-đề "Bùi Viện, người VN đầu tiên tới Mỹ", ông Thái-văn-Kiểm lại một lần nữa có nói đến chuyện "họ Bùi thiếu quốc-thư" như sau:

"...Chờ đợi mãi và cũng do sự vận-động của người bạn Mỹ tại Hương-Cảng, (Bùi) Viện đã được Tổng-Thống Ulysses Simpson Grant (1821-1885) thân-tiếp một cách nồng-hậu Tổng-thống Mỹ hứa sẽ giúp đỡ, vì nhận thấy tham-vọng của người Âu-châu ở Á-Đông quá rõ ràng, nhưng điều làm cho Tổng-thống ngại là cuộc viếng thăm của Bùi-Viện không chính-thức vì không có quốc-thư. Thủ-tục ngoại-giao này rất cần-thiết vì Tổng-thống Grant căn-cứ vào đâu để giúp đỡ một nước nhược-tiểu.

Thấy quốc-thư là điều cần-thiết, Bùi-Viện cáo-từ Tổng-thống Mỹ trở về nước và hứa sẽ qua lần nữa với quốc-thư hẳn hoi; nhưng tiếc thay, khi Bùi-Viện trở lại Hoa-Kỳ lần thứ hai những khó khăn trong chính-tình Hoa-Kỳ hồi bấy giờ không cho phép Hoa-Kỳ trực-tiếp giúp đỡ Việt-Nam được. Hy-vọng của Bùi-Viện tan như mây khói. Với thất-vọng tràn ngập tâm-hồn, Bùi-Viện lên đường về cố-quốc. Nếu chuyến đi lần trước có quốc-thư thì cục-diện nước Việt-Nam thời đó có lẽ đã thay đổi hẳn.

Lại về Hoành-Tân, Bùi-Viện may mắn gặp người sứ-thần cũ, nhưng mặc dầu được bạn sốt sắng giúp đỡ, Bùi-Viện cũng không làm gì được với vị Tổng-thống, nên đành đáp Tàu về nước, mang theo một mối sầu vô-hạn".

Còn "người Mỹ nói chung hay người Hoa-kỳ nào, nói riêng đã đến Việt-Nam lần đầu tiên?" cũng là một câu hỏi chưa có lời giải-đáp chính-xác. Tuy-nhiên điều đáng nói trước hết về người Mỹ đó chắc chắn phải là một nhà hàng-hải.

Qua danh-mục các tài-liệu trong thư-viện, người ta biết tác-giả Hoa-Kỳ đầu-tiên có sách xuất-bản mà nội-dung nói về sinh-hoạt nước ta là thuyền-trưởng John White. Cuốn sách mang tên "History of a Voyage to the China Sea" do nhà Wells and Lilly ở Boston xuất-bản năm 1823, sau này Oxford University Press in lại năm 1972 lấy nhan-đề "A Voyage to Cochinchina". Ông White cũng là một Đại-Úy trong Hải-Quân Hoa-Kỳ, lái Tàu S.S. Franklin của công-ty East India Marine Society đến Việt-Nam giao-thương vào các năm 1819-1820. Trong đó, ông cho biết đã gặp những thương-thuyền Mỹ đến đó buôn bán từ trước.

Theo các tác-giả của sách "America in VietNam- A Documentary History" (edited with Commentaries by William Appleman Williams, Thomas McCormick, Lloyd Gardner and Walter LaFeber; Anchor Book, New York 1983: 3), người ta không thể chỉ đích-danh người Mỹ nào đến Việt-Nam trước hết nhưng có thể yên-chí cao-đoán rằng họ là những thuyền-trưởng hay thuỷ-thủ bị cuốn hút trong những ước-vọng về giầu sang hay mạo-hiểm, đã trở nên những thứ hải-tặc quốc-tế trong thời gian trận chiến King William (1689-1697).

Ngoài các tài-liệu như đã được kể ở trên, chúng ta nên trở ngược lại khoảng thời-gian trước đó nữa, thử cố tìm xem có những liên-hệ nào giữa người Việt và Mỹ-châu trong cổ-thời hay không? Không may là từ trước đến nay chúng ta chưa tìm thấy một cuốn sách hay một tập khảo-cứu nào bằng Việt-ngữ và do một tác-giả Việt đã được viết ra ...

Qua tập sơ-cứu này, chúng tôi xin được mạo muội trình-bày kết-quả của sự góp nhặt một số giả-thuyết đã đăng-tải trên sách vở, báo-chí quốc-tế xưa nay. Dựa vào các kiến-thức chuyên-môn thu góp được từ tuổi thanh-xuân, chúng tôi đặt nặng sự sưu-tầm trên quan-điểm hàng-hải.

Vì không phải nhà nghiên-cứu chuyên-nghiệp, chúng tôi không đủ khả-năng để đi sâu vào từng sự kiện và cũng không đủ hiểu-biết để chỉ-trích những lý-thuyết đã có. Trên nhiều lãnh-vực chúng tôi là một tay mơ rất mù mờ, không dám múa rìu qua mắt thợ, nên chỉ xin làm chuyện một người đi sưu-tầm, lựa lọc các tài-liệu nào mà chúng tôi (chủ-quan) tạm nghĩ rằng đúng đắn.

Chúng tôi không "hằn-học" như trường-hơp ông Bình-nguyên-Lộc đã một lần thốt ra khi viết "Nguồn gốc Mã-Lai của Dân-tộc Việt-Nam". Chúng tôi tự nghĩ không biết gì nhiều cho đáng gọi là chính-xác, kể cả những chi-tiết đề-tài đang mang ra đề-cập, nên khi xin phép được nói cũng chỉ xin nói những lời nhỏ nhẹ. Nếu câu văn không được êm dịu thì xin người đọc hiểu cho chúng tôi, đó chỉ vì sự yếu kém nghề viết mà lỡ lời. Đã không phải nhà văn, lại không phải nhà khảo-cứu, căn-bản người viết lại chỉ nặng về khoảng thời-gian thơ ấu sống gần sông nước, rồi mười mấy năm đi biển khi trưởng-thành, cả cuộc đời với 4 lần làm thuyền-nhân chạy loạn.

Như đã thưa ở trên, tuy tài-liệu, sách vở Việt-ngữ bàn về vai trò người Việt cổ-thời trong việc khai-phá Mỹ-châu không có trong thư-viện ở đây, nhưng tài-liệu, sách vở ngoại-ngữ đề-cập đến khá nhiều giả-thuyết liên-hệ đến ngành hàng-hải người Việt cổ, lại lưu-trữ đâu đó trong khắp mọi thể-tài nghiên-cứu.

Ông Tây nói, Ông Tàu nói, Ông Mỹ nói, Ông Mễ nói, Ông Ba-Lan nói, các Ông ấy nói ... mà nói về những chuyện khác nhau:

- Dân Đông-Nam-Á, trong đó gồm thành-phần lớn người Việt, khai-sinh nông-nghiệp (có lẽ là công lớn nhất). Giả-thuyết chưa được công-nhận.

- Việt khởi-nguyên hải-hành viễn-dương, tuy có thể tạm gọi là quan-trọng mà vẫn chưa nhiều tác-giả nói tới.

- Việt khám-phá (hay khai-phá) Mỹ-châu có thật chăng? Đề-tài này có gì đáng nói không? Một số bài viết rải rác đâu đó đã đưa ra nhiều chứng-cớ đáng tin tưởng.

- Lịch-toán, mẫu tự alphabet v.v. cũng có thể nguyên-lai xuất-xứ từ khu-vực người Việt-Nam chúng ta sinh sống chăng? Nghe ra xem lạ lùng quá, tuy vậy mà cũng có chút lý-lẽ gì đó để các nhà nghiên-cứu đưa ra giả-thuyết mà bàn-luận.

Cổ Mỹ-châu thường đã được xác-nhận là Mỹ-châu trước thời Kha-luân-Bố. Còn cổ Việt là những Việt nào thời cổ:

- Việt nào ? Việt-Nam trong ĐNÁ và ĐNA trong Á-châu.

- Việt từ thời Băng-đá, hay thời "kết-tinh" nơi vùng duyên-hải phẳng-phiu hàng mười mấy ngàn năm xưa, với nhiều trăm dậm trải dài ngoài khơi bờ biển hiện-thời. Việt vùng vẫy khắp đại-dương khi Thái-bình-dương còn hiền-hòa mấy thiên-kỷ trước hay tiếp-tục xông-pha lúc biển cả khởi sự hung-dữ hơn một ngàn năm gần đây.

- Nói đến chuyện người Việt, có lẽ ta nên đề-cập đến một thứ người Việt khởi đI trước cả trang mở đầu của sử Trung-Hoa. Một số nhà khảo-cổ cho rằng tổ-tiên người Việt định-cư tại vùng duyên-hải Đông-Á hàng chục ngàn năm trước đây, trong khi đó những người Tàu (tự nhận) chính gốc còn là dân du-mục ở vùng Trung-Á chưa di-chuyển đến Hoàng-Hà.

- Việt trong Yueh, Việt trong thời Xuân-thu Chiến-quốc, Việt trong vùng sông Hoài, Việt trong Bách-Việt, Việt trong đế-quốc Nam-Việt, Việt trong Lạc-Việt, trong Hoa-Tạng, trong Mon-Khmer, trong Mã-Lai, trong Úc-Á (Nam-Á), trong Mã-lai /Nam-Dương, trong Úc-Thái (Nam-Thái). Người Việt là đồng-chủng, đồng-bào hay anh em với Mường, Mán, Lô-lô, Rhadé ..., thúc-bá với Chàm, bà con với Nhật-bản, Đại-hàn, Thổ-dân Đài-loan... mà cả thuyết Việt = Malaya/Altaic nữa v.v...

Ngay từ năm 1875 tại Nancy Pháp-quốc, khi thành-lập tổ-chức "International Congress of Americanists", một nghị-hội quốc-tế nghiên-cứu về văn-hóa cổ-thời Mỹ-châu đến nay; những học-giả đủ mọi chủng-tộc, quốc-gia đã công-bố nhiều tài-liệu minh-chứng sự liên-hệ giữa Tân và Cựu-thế-giới, trong đó có các chứng-tích liên-hệ xa gần giữa Việt và Mỹ-châu. Các bản nghiên-cứu của học-giả Pháp Francis A. Allen về giả-thuyết "nguồn gốc văn-minh Mỹ-châu và sự tương-đồng với Đông-Nam-Á" đã được vinh-dự công-bố trong hai buổi họp đầu tiên, sau đó bản báo-cáo được đăng-tải trong công-báo chính-thức của tổ-chức này. Đó là các bài:

- La très-ancienne Amérique, où origine de la civilisation primitive du Nouveau Monde -- seconde partie -- de la parenté des races civilisés de l'Amérique avec celles du sud-est de l'Asie (Proceedings of the 1st International Congress of Americanists, Nancy, France, 1875, 2: 198-243).

- De la parenté des races civilisés de l'Amérique avec celle du sud-est de l'Asie (Proceedings of the 2nd International Congress of Americanists, Luxembourg, 1877, 1: 79-99).

Đã từng có cả học-giả Tây-phương gửi tài liệu "liên-hệ Mỹ-Việt" đến ngay đất Việt-Nam để phổ-biến. Đó là lần Tiến-sĩ khảo-cổ lừng-danh George F. Carter cho đăng phần khảo-cứu của ông trên tờ báo Việt-Mỹ, do hội Việt-Mỹ tại Sài-Gòn xuất-bản tháng 12 năm 1959 về ảnh-hưởng các nền văn-hóa ở ngoài vào Mỹ-châu, trong đó Ông đề-cập đến những sự đóng góp của nền văn-hóa Đông-Dương chúng ta. Bài mang tiêu-đề "The Mystery of American Civilization. Did the Western Hemisphere Develop Spontaneously or Were There Outside Influences? A Fascinating Argument Rages on".

Bưu-báo của Société des Études Indochinoises de Saigon cũng đăng một loạt bài về chứng-tích tương-đồng của người Việt cũng như các sắc dân bán-đảo Hoa-„n khác, đối với cổ Mỹ-châu. Nhiều người Việt đã đọc nhưng không có người góp ý và các bài báo này đều không có tiếng vang.

Số đồng-bào chúng ta lúc này đến Mỹ đã gần một triệu. Cũng nhiều người trong chúng ta từng có dịp nói hay nghe chuyện "khám-phá hay di-dân đến Mỹ-châu trong cổ-thời" nhưng hiếm người bỏ công ra tìm kiếm xem câu trả lời : có thể tiền-nhân của ta đã từng đến đây chăng?

Cũng cần nói đến Alphonso Caso và George Kubler, những "cây cổ-thụ" trong rừng nghiên-cứu-gia. Nếu bàn về văn-hóa cổ Mỹ-châu không ai rành rẽ hơn các ông, nếu nói đến những sự kiện tương-đồng hay liên-hệ Cựu và Tân-thế-giới chẳng mấy người biết bằng hai ông này... Vậy mà các ông vẫn dè dặt, Caso nói có lúc không tin lý-thuyết văn-minh phân-tán (Diffusionism) và Kubler lại còn nói như cảnh cáo :" không vì thấy hai người giống nhau mà cho là anh em". Các Ông dè dặt là đúng, vì đó là theo ý riêng các ông tin-tưởng như vậy. Dù ý các ông này có ra sao chăng nữa, vẫn có nhiều ngươì đã, đang và sẽ nghiên-cứu theo chiều suôi, trong khi những người khác đào sâu theo chiều ngược hẳn lại với ý-kiến của các ông.

Có những giả-thuyết này thuận, sẽ có những giả-thuyết khác nghịch. Tuy vậy, Thuận và Nghịch đều góp công cho kho-tàng kiến-thức và mang lại tiến-bộ.

Một đàng bàn-luận cho thế này là đúng, đàng khác có thể lý-giải theo cách ngược lại. Ta cũng nên nghe lờI lẽ cả đôi bên.

Trong kho sách Việt, ít có những cuốn bàn về liên-hệ văn-minh; riêng liên-hệ văn-minh thời cổ Mỹ-Việt chưa từng bao giờ có. Chúng tôi thiết nghĩ rằng cần mạnh dạn đưa ra những ý-kiến khích-động sự nghiên-cứu lãnh-vực này.

Cách nay khoảng hơn ba chục năm, hồi mới dấn thân vào nghiệp hải-hành, chúng tôi tình-cờ bắt gặp nhiều sách vở nói về liên-hệ giữa Cựu và Tân-lục-địa. Một khi đã đọc thì bị lôi cuốn vào. Nhận hiểu rồi, cõi lòng như tự thôi-thúc, thấy cần nói ra. Không biết đúng sai, chúng tôi chỉ xin cố gắng thành-thực ghi lại những gì đã đọc được.

Nếu loài người gia-tăng được vốn hiểu biết, sự kỳ-thị sẽ bớt đi và cộng đồng nhân-loại dễ dàng hiểu biết nhau hơn và nhờ vậy cùng tiến-bộ.

Kiến-thức về những giả-thuyết liên-hệ Việt-Mỹ được chúng tôi thu gọn lại tựa như một thực-đơn dài. Cũng như trên bàn tiệc lớn được dọn ra với nhiều món trên bàn, khách được chọn món mình thích tùy khẩu-vị riêng. Cũng có món chính người chiêu đãi nghĩ là ngon nhưng thực-khách không ưa. Dù sao thì nhà hàng cũng phải phải giữ tất cả đồ ăn được nóng sốt.

Nhiều khi chúng ta tự hỏi có lẽ nào các tác-giả viết nửa đùa, nửa thật chăng? Thế-giới Đông-Tây trình-bày nhiều chuyện xem ra như giả-tưởng. Có vài điều chưa chắc là thật, và rõ ràng hơn có thể sai. Tuy vậy, bỏ ngoài những tiên-kiến, mở rộng tầm nhìn, theo dõi cách-thức suy-luận một cách khoa-học, ta thấy hầu hết những gì họ đưa ra có nhiều khiá-cạnh hữu-lý.

Thấy hai người giống nhau, mà vì thấy họ giống nhau quá trên nhiều phương-diện, nên nếu có ai đặt ra giả-thuyết họ có liên-hệ bà con hay hơn chút nữa tưởng như anh em cũng chỉ là chuyện bình-thường. Chỉ nhờ hai tờ khai-sinh là ta biết chắc họ cùng bố mẹ sinh ra. Nay không có những giấy đó... nên ta đành xem xét những yếu tố liên-hệ khác. Chúng ta cần thu-thập nhiều chi-tiết tài-liệu liên-hệ hình-dáng, tính-tình, thói quen ... Sau đó, nếu ta phân-tích, tổng-hợp cho đúng đắn thì cơ-hội tìm ra kết-luận chính-xác sẽ càng nhiều vậy.

Người viết không có ý-tưởng chủ-quan nhất-định, cho rằng nền văn-minh Mỹ-châu là do những nền văn-minh bên ngoài khai-sáng. Cho đến nay, dù tư-tưởng có dụt dè hay mạnh bạo, chúng ta có thể chấp-nhận quan-niệm: Văn-minh cổ của Tân-thế-giới do thổ-dân gây dựng và tự phát-triển. Chúng tôi chỉ muốn đưa ra điều nhận xét rằng hiển-nhiên vùng đất này không hoàn toàn cô-lập với Cựu-thế-giới. Nhiều di-dân vẫn tiếp-tục đến đây sau thời-kỳ băng đá, trong đó có thể có sự hiện-diện của người Việt chúng ta, họ đã cùng thổ-dân góp công khai-phá Tây-bán-cầu.

Cuốn sách này hướng sự nghiên-cứu về việc đi biển thời cổ của dân Việt, lọc lựa những dữ-kiên khả-hữu và bác bỏ những ảo-tưởng về khả-năng, phương-tiện của người xưa, nỗi khó khăn khi hải-hành, sự cuồng-nộ của biển cả v.v... Trên quan-điểm hàng-hải, chúng tôi sử-dụng những chứng-liệu sẵn có của các học giả, phần lớn thuộc khối Âu-Mỹ mà chúng tôi coi là có tính-cách khoa-học nhất.

Những lý-luận về công-trình khai-phá Mỹ-châu lại liên-hệ nhiều ít đến thuyền-nhân tị-nạn, thành-phần mà chúng tôi nghĩ rằng không thể nào có ít trong số lượng những người di-dân đến đây trước thời Kha-luân-Bố. Thế-kỷ 20 chứng-kiến nhiều đợt sóng tản-cư từ đất liền ra biển qua cả Mỹ-châu sau các cuộc tranh-chấp giữa những người anh em cùng nòi giống. Ba bốn thiên-kỷ trước đây khi con người còn man-dã, các lần ra đi ồ ạt hiển-nhiên còn hỗn-loạn, khủng-khiếp hơn nhiều vì lý-do của những trận tàn-sát đẫm máu khi một sắc dân hiếu-chiến từ vùng Trung-Á đi xuống thượng-nguồn Hồng-hà tràn qua duyên-hải tận sức diệt-chủng thổ-dân là giống Việt đã ở đó từ thuở ban-sơ để chiếm-đoạt đất đai, cướp bóc tài-sản. Người ta hoảng-hốt, bồng bế nhau chạy trốn ra biển. Và gió, và nước đã cuốn họ đi ...

Như thế, sách này muốn phát-biểu một giả-thuyết là người Việt di-cư, dưới nhiều dạng-thức khác nhau về tên chi-tộc,chủng-loại; lẫn cả tên quốc-gia ... cũng đã từng đến đây từ thời Đồ-Đá. Họ có thể không muốn đi nhưng đã bị trời và bị cả người đẩy đi; dù không muốn tới trừ khi bị thiệt-mạng trên biển, họ cũng đã phải tới các đảo Thái-bình-Dương hay tới Mỹ-châu vậy.

Trong khi cho rằng thuyền-nhân tị-nạn người Việt không những đã vượt biển tới Mỹ từ lâu, tức đi trước Kha-luân-Bố nhiều ngàn năm mà còn góp công khai-phá vùng Tây-bán-cầu rộng lớn này. Vậy giả-thuyết có đi quá xa chăng?

Ngày ấy, số lượng người di-cư Việt hẳn đông-đảo. Họ có tổ-chức, đã định-cư lại lập-nghiệp lâu dài, trình-độ văn-hoá kỹ-thuật nhất-định cao hơn dân bản-xứ. Chắc chắn dấu vết khai-phá, xây-dựng của họ phải còn ghi lại nhiều nơi trên đất nước này cũng như qua người dân Da Đỏ. Ngày nay, các nhà khoa-học tìm ra những ảnh-hưởng của người Việt cổ-thời trong tất cả các sinh-hoạt của người thổ-dân Mỹ-châu như nông-nghiệp, hàng-hải, ngư-nghiệp, kiến-trúc, luyện kim, y-khoa, y-phục, nghệ-thuật, triết-lý, các niềm tin-tưởng bình-dân ... Một khi các kết-quả nghiên-cứu như vậy được coi là xác-thực thì cái kết-luận "Người Việt khai-phá Mỹ-châu" không phải là điều viển-vông.

Ta hãy xem người Eskimo với những con thuyền độc-mộc nhỏ bé chỉ chở được vài ba người đã tới Mỹ-châu từ 10,000 năm qua. Mới một ngàn năm trước, người Vikings chỉ có loại thuyền trần trụi, không mui che phủ, dùng bơi chèo làm lái vậy mà cũng đã tới vùng Đông-Bắc Mỹ. Người Việt với trình-độ kỹ-thuật hàng-hải nhiều ngàn năm tân-tiến hơn, không lý nào không tới được. Khác với mọi giống dân khác mà các giả-thuyết nào đó có thể đưa ra, người cổ Việt lại bị động-lực khủng-khiếp thúc đẩy, đó là chiến-tranh, giết chóc, tàn-phá, truy-diệt. Trong thế-kỷ này, chúng ta đã bao lần chạy giặc, bỏ quê-hương ra đI một phương trời không từng quen biết.

Thiên-thời, địa-lợi, nhân-hòa nằm trong trường-hợp của cổ-nhân. Thời-thế thúc-bách ta đi. Địa-thế vốn dĩ nằm cạnh hải-lưu, đất cũ không ở được, đất mới lại mầu mỡ, phù-hợp thủy-thổ. Bến phía này đẩy đưa, bờ bên kia cuốn hút như trên một giây truyền chuyển-vận; cộng vào đó yếu-tố nhân-hoà với tình đoàn-kết của những người đồng chí-hướng mà dân Việt cổ xưa đã đi và như chúng ta ngày nay đã tới đất này. Có thể nói một cách "duy-tâm" là thực-sự ý người và mệnh trời ngẫu-nhiên hội-tụ nơi vùng Đông-Á, mang dân Cổ Việt trôi đạt đến lục-địa xa lạ này tự ngàn năm qua, ngày hôm nay những thuyền-nhân tị-nạn như chúng ta lại đang tái-diễn cảnh xưa.

Khoa-học đã công-nhận là người Vikings từ Bắc-Âu đến Tân-thế-giới, định-cư lại, khai-khẩn vùng Newfounland hàng trăm năm, nhưng ảnh-hưởng của họ không còn sót bao nhiêu chứng-tích ghi lại cho người dân bản-xứ. Chuyện thực-tế hiện ra hôm nay, gần triệu người Việt đến đây, thời-gian dài 20 năm trôi qua, ta thấy thành-tích ghi lại trên đất Mỹ sẽ còn lại gì nếu giả-dụ như thế-giới này vì thiên-tai khủng-khiếp, trở lại cô-lập và sau vài ngàn năm, những nhà khảo-cổ tương-lai thuộc thiên-kỷ thứ 5, thứ 6 ... sẽ tìm được bao nhiêu phần dấu-vết mang đặc-tính Việt-Nam sót lại từ thế-kỷ thứ 20 ?

Trong thế-hệ hiện-tại, biết bao nhiêu đồng-bào chúng ta - ba, bốn lần tị-nạn, thông thường với đôi ba lần vượt thoát bằng đường thủy. Lần cuối cùng hy-vọng là chặng chót trong cuộc đời di-tản, kẻ thuyền-nhân đến được Mỹ-châu. Ngày xưa cổ-nhân cũng vậy, cảnh cũ tái-diễn hay lịch-sử một lần nữa lại đã xảy ra.

Học-giả Hoàng-văn-Chí có thể là người Việt-Nam đầu tiên nghĩ đến những biến-cố tương-tự khi cụ bỏ quê miền Bắc, di-cư vào Nam năm 1954. Hiển-nhiên sau đó, như một lời tiên-đoán, học-giả đến Hoa-kỳ và lập-nghiệp ở đây cho đến ngày cuối của cuộc đời. Tâm-sự một người vì hoàn-cảnh đất nước -- trốn chạy xứ Bắc dùng Tàu vô Nam, rồi trôi dạt sang bờ Mỹ-châu -- được trình bày trong "From Migration 1954 to Evacuation 1975", xuất-bản tại ... Mỹ...1980 (?).

Kinh-nghiệm của cụ Hoàng cũng là kinh-nghiệm hàng triệu người Việt tị-nạn và rất có thể đã là kinh-nghiệm của thuyền-nhân Hòa-Bình / Đông-Sơn tới "Tân-thế-giới" ngày xưa. Triết-lý của học-giả này hiển-nhiên mang lại nhiều an-ủi cho những người như chúng ta. Hãy tưởng-tượng rằng nhiều triệu bức tượng Phật, hiện-thân của những người ra đi, nhờ làm bằng gỗ mà nổi trôi được theo dòng nước thời gian và không-gian. Khởi đi từ Dương-tử, Hồng-hà, Cưủ-long; những bức tượng quý này vẫn tiếp-tục tấp vào bờ bến mới này, không ngừng nghỉ từ ba, bốn, năm ngàn năm qua.

Chúng ta không cô-độc và đã gặp lại cổ-nhân, cùng đồng-ý trên một quan-niệm: lặng thà chịu đau khổ lìa xa quê-hương ra đi để lánh xa phường cuồng bạo, làm lại cuộc đời mới; còn hơn ở lại quê cũ thân yêu nhưng phải chịu cảnh tan-tành giống như những bức tượng đất vì nước lụt mà rã tan... Những tượng Phật hiện-tại là chúng ta, đã gặp lại những tượng Phật qúa-khứ là tiền-nhân ... và sau đây, nhiều tượng Phật vị-lai sẽ tiếp-tục theo dòng nước cũ trôi dạt đến những bờ đẹp, bến trong như vậy.

Một thân cây gỗ trôi nổi trên biển Đông-Á, nếu không chìm, cũng có cơ-hội tấp vào bờ Mỹ-Châu. Cho dù mọi lý-lẽ tương-đồng Á-Mỹ không đủ minh-chứng rằng con người thời cổ vượt Thái-bình-Dương nhưng dòng hải-lưu vẫn hiện-hữu vĩnh-viễn. Thực-thể này không thể chối cãi được. Xác-suất người cổ Việt đến Mỹ không thể là một con số không và giả-thuyết về "một con đường biển Việt-Mỹ có hay không có" nên được giới khoa-học lưu-tâm nghiên-cứu.

Như giáo-sư Phạm-hoàng-Hộ từng nói, chúng tôi cũng đã thâu-đạt được những niềm vui trong khi đi tìm hiểu những chuyện "xa xôi" này: ở thư-viện ra, mỗi ngày mỗi thích thú vì thấy thêm những hiểu-biết mới, kiếm thêm những ý-kiến lạ mà lần đầu tiên trong cuộc đời chúng tôi được đọc tới.

Chúng tôi thiết nghĩ không nên dè dặt quá khi viết. Giả-thuyết đưa ra hôm nay, có thể được kiểm-chứng xác-định ngày mai, lại cũng có thể đủ dẫn-chứng để phủ-nhận ngày mốt... Nếu giả-thuyết đúng đắn thì hiển-nhiên là có lợi-ích mà nếu sai lầm thì cũng chẳng vô-ích vì giả-thuyết chỉ là chướng-ngại cần vượt. Mà khi đã vượt qua, người ta lại tiếp-tục tiến. Sự hiểu biết còn xa hơn chân trời, vô cùng tận.

Vì mang tính-cách liệt-kê sự-kiện hơn là đi sâu xa vào chi-tiết cùng minh-chứng những sự-kiện riêng rẽ nên sách này đã được viết một cách cô-đọng, đôi khi quá gọn cho đến độ khó hiểu. Bổ-khuyết vào đó, hình vẽ đem dùng để minh-chứng thay cho lời viết. Vả chăng, chỉ trình-bày như vậy mà khuôn khổ cuốn sách đã hơi lớn. Nằm trong mục-đích đi tiên-phong để kêu gọi những sự nghiên-cứu hoàn-bị hơn, thiết-tưởng công-việc một cá-nhân riêng rẽ như chuyện chúng tôi đang làm cũng là tạm đủ. Công-trình đích-thực đáng vinh-danh về nghiên-cứu "Việt khai-phá" xin dành cho những vị chuyên-môn, cao-kiến hay các tổ-chức chuyên-môn trình-bày có hệ-thống và mạch-lạc hơn. Người viết xin thành-thực cáo lỗi cùng quý-vị độc-giả đã dành thì-giờ theo dõi những lời viết khô khan này.

Trong khi sơ-cứu, nhằm lược-kê cho được nhiều sự-kiện, người viết dành toàn thể sách này cho sự trình-bày các giả-thuyết, tuy có thể ghi nơi xuất-xứ nhưng không kèm phần phụ-chú. Những tài-liệu tham-khảo xa gần liên-hệ đến đề-tài được thu-nhặt lại và trình-bày trong các đĩa điện-toán. Có chừng 3,500 đề-mục có thể tham-khảo kèm theo một số chi-tiết về nội-dung các tài-liệu mà chúng tôi mới chỉ mang ra dẫn-chứng một phần rất ít. Các đĩa này, nếu in thành sách sẽ chiếm hàng ngàn trang giấy. Ngoài phần tài-liệu tiếng Việt, một số tài-liệu Pháp-ngữ và tất cả các tài-liệu mới (xuất-bản từ 1989 trở lại đây) do chúng tôi sưu-tầm, xếp đặt; phần lớn tài-liệu còn lại được rút ra từ pho sách tiêu-đề Pre-Columbian Contact with the Americas Across the Oceans (Research Press in Provo, Utah 1989). Quý-vị nào cần dùng tra-cứu thêm, có thể tìm mua hay kiếm đọc trong thư-viện cuốn sách "Pre-Columbia Contact ..." kể trên hay liên-lạc với "Lướt Sóng", chúng tôi xin gửi biếu nhu-liệu đó. Đĩa điện-toán có thể dùng để đọc trên máy, có thể in ra hay cũng có thể cải-biến để tiện trong việc tra-cứu riêng của quý-vị.

Nhiều người thời cổ ra đi chèo chống thuyền bè hầu hết là những thủy-thủ cùng gia-đình và thân-hữu của họ. Thông-thường thì phần kết-thúc số-phận dành cho những người đi biển tương-tự như họ không có gì đáng nói, hay đôi khi đượm chút xót xa. Theo một văn-sĩ Pháp "Trên mộ người thủy-thủ không có đóa hồng nở".

Thương thay, không ngôi mộ, chẳng đóa hoa nào mà cũng không còn lại vết tích nào hết. Chẳng lẽ thời-gian có quyền-lực xóa nhoà tất cả ? Dù thế nào, cũng cứ thử đào bới lại xem sao và chúng tôi đã hăng-hái khởi-sự. Ước mong tiếp theo sự "đào bới sách vở" này là những đào bới thực-sự trên đất Mỹ-châu mang lại chứng-tích tương-tự như "Newfoundland với người Vikings".

Sách này viết nhằm ghi lại kỷ-niệm 30/4/75, ngày xa biển của hàng chục ngàn lính thủy cùng đoàn-viên hàng-hải, ngư-nghiệp Việt-Nam vì quốc-biến bỏ nghiệp hải-hồ, nhiều người ra đi theo "nghiệp-dĩ" của những bức tượng gỗ trôi nổi muôn phương. Người viết hy-vọng mang chút tâm-tình của một thuyền-nhân cuối thế-kỷ 20 dâng tặng những người đi trước. Bông hồng này không biết đủ tươi đẹp, xứng-đáng tặng những thuyền-nhân năm ba ngàn năm xưa cũ hay không, nhưng lòng người viết thật chân-thành !

Vũ Hữu San

 
Free Web Hosting