VŨ-HỮU-SAN &Thế-Giới của Nước
 

Home
TàuCộng KhóThắng BiểnĐông
Tham-Luận Biển Đông
Hải-phận Cho Quốc-Gia Lào
ThủĐoạn TiêuDiệt VănHóa
BảnĐồ ThuyếtTrình Edm&Calgary
Dự-Án Song-Tử
Tàu TrungCộng Cắt Cáp Tàu ThămDò VN
Biển Đông 74,000 năm trước
Hải-đồ DângGiặc
Bản-Đồ Bắc TrườngSa
BảnĐồ MalaysiaViệtNam
Nước Việt Hình Chữ S
RVN-CDWR-MainBody.pdf
Hải Phận Triệu Km2
Hải Phận Triệu Km2 (Tiếp)
Hải Phận Valencia
TàiLiệu PhápLý
BảnÐồBiênGiớiViệt-Hoa
Bản-đồ Phân-Chia Vịnh Bắc-Việt
VịnhBắcViệt
LáThư Gởi Đầy Tớ
Law of the Sea
Forum Openings
RVN WhitePaper75
ChinaPropaganda-LuuVanLoi
TiếngNóiVịnhBắcViệt
VấnÐềBiênGiới-BsNguyenÐanQuế
HảiGiới ViệtHoa
Vùng Biển Sâu Cho Tương-Lai
LêChíQuangPhảnÐối
CácĐội HoàngSa
NamQuan
BiểnĐông ThiênKỷMới
Biển Đông Ô Nhiễm
VịnhBắcViệt-HàngHải
VịnhBắcViệt-HuyềnThoại
NguyễnNhã-NghiênCứu HoàngSa
Chủ Quyền HoàngTrường
HảiThươngBiểnÐôngCổThời
BsTrầnÐạiSỹTổngKếtHảiChiến
HảiChiếnHoàngSaNóiChuyện
Hải Chiến Hoàng Sa
HQ16ÐàoDân
HảiChiếnHoàngSaTrầnThếÐức
VĩnhLiêmHoàngSaHảiChiến
Chuyện Một Con Tàu
NgườiBạnHảiQuân
BạnTôiSầuÐông
HồngNhanMộtThời
CâyÐinh
NhữngÔngThánh
ÐờiSống CăngThẳng
HỗnChiến
NgỗngTuyết
NgườiĐànBà
CònNụCườiNào
SóiGià
SachMoiNgoTheVinh
TranhCổTấnTinhChâu
HảiQuân Còn Mất
TuầnThám NguyễnVănƠn
FutureDestroyer
Mischief Situation
DER-HQ4
To Chuc HQVNCH
Forgotten ASPB
Études Vietnamiennes
Environments'Protection
VN Water Culture
Legends-Water Realm
Useful Books&Maps
VN Sovereignty
Vietnam Energy
Raft Across Pacific
Triết Lý Nước
HảiQuânViệtNam TừBaoGiờ
Hàng Hải Gốc Rễ Việt Nam
Ðịa Lý Biển Ðông
Thuật Ngữ Hàng Hải
NgườiViệt KhámPhá MỹChâu
Ngày HảiQuân1973
Lịch Sử Thuyền Bè
Bài Vè Thủy Trình
Petrus Ký&VănHoá Thuyền
Photo Album
Người Thủy Thủ Già
SoạnThảo HảiSử
MộtNgàyVớiÐÐCang
Lược Sử Nước
PhanQuỳnh
NguyễnVănLục
HT Nguyễn Văn Lộc
VũNgọcRuẩn BốTôi
VũVănToàn
ThơVăn HoàngĐìnhBáu
KỷNiệm ÐờiQuânNgũ
ChiếcBình TháiLọ
ChânDung SVSQHQXI
BảoBình&HìnhẢnh
Quê Nhà 50 Năm Trở Lại
ChuVănAn2B3-1956
Giải Ảo! HãyTỉnh Giấc Mơ Ma
AnhHùng NguyễnThànhSắc
ThuỷThủĐoàn HQ-4
ChiếnThuật ĐầuChữ T
HìnhẢnh HQ4 HảiChiến HoàngSa
TrangHình HảiChiến HoàngSa
Trận HoàngSa Hồ Hải
Hải-Chiến theo Trung-Cộng
Hải-Chiến theo BùiThanh
Diễn-Tiến Trận Hải-Chiến
TâySa HảiChiến
QuanBinhTC HoàngSa1974
HQ16-HQ5 Bắn Nhau
HQ5-Rã Ngũ
Đại-Tá Ngạc Ở Đâu
ChuyệnMột ConTàu
Bông Hồng Cho Nhựt-Tảo
Danh-Sách Tử-Sĩ Hoàng-Sa
DanhSách CốThủ HoàngSa
TrươngVănLiêm-HQ5
TruyệnNựcCười MấyAnh SửaQuân-Sử
Lệnh TamBấtĐả-HứaThếHữu
AnhHùng BH NguyễnVănVượng
TưởngNiệm AnhHùng NguyễnVănĐồng
Phạm Ngọc Đa AnhHùng Tử-Sĩ
TaoBanNuocKhong
VĩnhBiệt NguyênNhi
CáchNhìn LịchSử XâmLược
NgườiLínhGiàHQ4 NgôThếLong
NguyễnThượngLong-HảiChiến HoàngSa
NguyễnThượngLong-TìmMãi YêuThương
VănTế 74 TửSĩ HảiChiến HoàngSa
Nhớ lại HCHS & SuyNgẫm
HànhQuân TrầnHưngĐạo47
Bộ Hình ChiếnTrường HQ-4
Tài-Liệu CTCT/VNCH
Các ChiếnHạm VN&TC ThamChiến
TàiLiệuHQ4-TổngCụcCTCT
Lố bịch kiểu Tàu phù
Hải-Chiến theo LữCôngBảy
Phòng-Tai của HQ-4
Tiểu-Sử Anh-Hùng Tử-Sĩ
TrầnVănĐảm-AnhHùng&Nhà VôĐịch
AnhHùng BùiQuốcDanh
VũĐìnhQuang-AnhHùngHảiPháo
Anh-Hùng Vương-Thương
VưongThếTuấn: HQ4 Xin Rút Lui
Người AnhHùng HoàngSa
Thư HT PhạmTrọngQuỳnh
Thư Bạn ĐồngMôn ChuVănAn
Tìm Hiểu Gerald Kosh
Văn Tế HoàngSa
Những BàiCa HảiChiến HS
Thư Người Giám-Lộ
BứcThư 15 Năm
24 Years After Naval Battle
Tiểu Sử Vũ Hữu San
Tựa
ToànTập
Tổng-kết Hải-Chiến
Hồi Ký Của NgườiVề Từ HoaLục
Thư Riêng Về Đơn-Vị
Giới Thiệu
Gặp lại Niên-Trưởng NBT
TrùmMền HôXungPhong  

 

Lược-sử Tổ-Chức Hải-Quân Việt-Nam Cộng-HoàAnimatedOrca.gif (9525 bytes)

Vũ Hữu San

Đang sửa chữa

Bối-cảnh Tổng-quát

Gần một thế-kỷ sau khi Hải-Quân Việt-Nam thời nhà Nguyễn bị tan-rã trước quân xâm-lăng người Pháp €, một Hải-Quân của Quốc-gia Việt-Nam lại ra đời.

Trong bối-cảnh đổi thay sau Thế-chiến II, các sử-gia nhận ra hai biến-chuyển lớn lao đã tác-động lên số-phận của nhân-loại :

(1) nỗi bất-hạnh của 1/3 nhân-loại vì sự bành-trướng của "Bức Màn Sắt" Cộng-Sản Stalinist.€ và

(2) cơ-hội lớn cho các nước Á-Phi giành lại quyền tự-do dân-chủ.€

Người Việt không những đã phải chịu nỗi bất-hạnh vì ách Cộng sản mà còn mất đi luôn cái cơ-hội được làm con dân một nước dân-chủ. Trong khi cả trái đất dã im tiếng súng thì tại Việt-Nam, chiến-tranh vẫn tiếp-diễn và còn bành-trướng khủng-khiếp khắp cả Bắc Trung Nam, kéo dài hàng thế-hệ.

Vào khoảng 1952, quân-đội Pháp hiện-diện ở Việt-Nam.€ Tuy vậy ảnh-hưởng của thực-dân Anh, Pháp đã suy-yếu hẳn trên khắp các thuộc-địa. Những luồng gió mới "quốc-gia độc-lập, thể-chế dân-chủ, sinh-hoạt tự-do" thổi mạnh trên toàn-thể thế-giới.

Sau khi cướp chính-quyền 1945, giới lãnh-đạo Cộng-Sản Việt-Nam chính-thức đặt quyền-lợi của Đảng lên trên quyền-lợi quốc-gia dân-tộc. Chúng ra mặt phục-vụ cho tập-đoàn Cộng-Sản Mạc-Tư-Khoa - Bắc-Kinh. Cộng-Sản-Việt-Nam bắt đầu xung-phong thi-hành nghiã-vụ "Quốc-tế Vô-sản" €. — trong nước, chúng tiêu-diệt mọi phần-tử quốc-gia, đưa chiêu-bài giai-cấp đãu-tranh, tàn-sát phú-nông địa-chủ, loại bỏ người trí-thức, và nhất là dập khuôn đi theo Trung-Cộng, kẻ thù truyền-kiếp của dân-tộc.

Các Lực-lượng Võ-trang kháng Pháp

Khi bộ-đội Việt-Minh thành-hình, các đảng-phái quốc-gia cũng đã thành-lập được những lực-lượng vũ-trang. Ban đầu các lực-lượng này đã kết-hợp với chính-phủ Việt-Minh để thành-lập một chính-phủ liên-hiệp, nhưng Việt-Minh bởi bản-chất chỉ là một đảng cộng-sản trá hình, nên đã không có lòng thành-thực để tạo thế đại-đoàn-kết dân-tộc trong việc chống giặc. Việt-Minh chỉ tạo-dựng một sự kết-hợp giả-tạo theo từng giai-đoạn. Không những vậy, chúng còn tìm cách tiêu-diệt các đảng-phái đối-lập để nắm quyền lãnh-đạo độc-tôn, đảng-trị... €

Quân-đội Việt-Minh tuy mang danh-nghiã Quân-đội Nhân-dân nhưng chỉ là công-cụ sai-phái của đảng Cộng-Sản. Hiến-Pháp của Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hoà và sau này của Cộng-Hoà Xã-hội Chủ-Nghiã Việt-Nam viết ra đã quy-định rõ ràng: Quân-đội nhận lệnh trực-tiếp từ Đảng. €

Nhiều thanh-niên Việt-Nam yêu tự-do, ôm mộng hải-hồ, có tinh-thần quốc-gia dân-tộc, không chấp-nhận Cộng-Sản độc-tài đảng-trị; đã gia-nhập Hải-Quân Việt-Nam.

Lúc đó, tình-trạng chính-trị tại các nước Anh, Pháp rất bất-ổn. Tại Pháp-Quốc, nhiều chính-phủ theo nhau đổ liên-tiếp. Khi người Pháp nhận-thức được sức mạnh của tinh-thần quốc-gia dân-tộc, họ đã phải trả một giá đắt là rút lui ra khỏi những nước Đông-Dương cũng như tại các thuộc-địa khác ở Bắc-Phi. Cho dến 1958,€ Tổng-Thống Pháp De Gaulle phải chính-thức nhìn-nhận quyền tư-trị của các dân-tộc xưa kia thuộc Pháp. Hải-Quân Việt-Nam, một số từng hành thủy, nay có nhiều dịp xuất-ngoại, tiếp-xúc với với thế-giới bên ngoài nên tầm nhìn có phần rộng rãi và ý-thức về tinh-thần dân-tộc € tương-đối cao hơn phần lớn đồng-bào trong nước.

Với truyền-thống hàng-hải chảy mạnh trong huyết-quản kể từ những ngày Lạc-Việt viễn-dương đi khắp nẻo biển trời, những chàng trai ấy đã hợp-sức nhau nối lại dòng Hải-sử đứt đoạn của tiền-nhân, xây-dựng nên một Hải-Quân hùng-mạnh (quân-số đứng vào hàng thứ 9 trên thế-giới) Và đặc-biệt vào năm 1974, tuy biết rằng yếu thế, không đủ lực-lượng, Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà cũng cương-quyết đứng lên chống Trung-Cộng€ xâm-lấn hải-biên.

30 tháng 4 năm 1975, mảnh đất Tự-do cuối cùng ở Miền Nam bị Cộng-Sản chiếm nốt. Thành bại lẽ thường, người lính mất biển mất nước mất tàu, đành di-tản ly-hương để giữ lấy cuộc sống tự-do, khỏi làm kiếp tù-nhân cho Cộng-Sản bạo-tàn.

Hiện-diện trên một khúc quanh của lịch-sử, Hải-Quân Việt-Nam cho dù đã mất, nhưng đương-nhiên đã đóng trọn vẹn một vai trò. Đó là vì trách vụ, mà người lính biển không thể nhìn thấy cái sợi dây truyền-thống hàng-hải của Ông Cha bị đứt đọan mà không tình-nguyện đem thân làm cái gạch nối cho thế-hệ mai sau.

Nhìn về những thành-quả 23 năm Hải-Quân-Việt-Nam Cộng-Hoà để tìm hiểu, chúng tôi xin tạm chia khoảng thời-gian đó thành 3 giai-đoạn như sau:

giai-đoạn hình-thành (1952-1958) và những khó khăn dựng lại cờ Tổ-Quốc

giai-đoạn phát-triển (1959-1967) cho dù thiếu-thốn phương-tiên.

giai-đoạn bành-trướng (1968-1975) bộc-phát theo nhu-cầu chiến-trường và đột-ngột bị khai-tử.

Giai-Đoạn 1 - Hình-thành

Sự Thành-lập Hải-Quân-Việt-Nam

Nhu-cầu cuộc chiến Quốc-Cộng đưa đến sự thành-lập Hải-Quân Việt-Nam. Sau nhiều đình-hoãn, Hải-Quân-Việt-Nam được khai-sinh ngày 6-3-1952 bởi dụ số 2. €

Cũng như Không-Quân chỉ-huy bởi Ban Không-Quân, Hải-Quân-được chỉ-huy đầu tiên bởi Ban Hải-Quân (Section Marine), sau đổi thành Phòng Hải-Quân (Département Marine) thuộc Bộ Tổng Tham-Mưu Quân-Đội Quốc-Gia Việt-Nam.

Hải-Quân-Việt-Nam không những đã sinh sau, mà còn lớn chậm hơn so với Lục-Quân và cả Không-Quân nữa.€ Có nhiều lý lẽ mà nguyên-nhân chính là vì người Pháp không thực-tâm muốn cho Quốc-gia-Việt-Nam có một Hải-Quân-riêng rẽ:

- Nghị-định thành-lập Hải-Quân-Việt-Nam đã bị hoãn lại nhiều lần trước khi được chính-thức ban-hành.

- Khi đã bắt buộc phải cho Hải-Quân-Việt-Nam ra đời, người Pháp còn cản-trở sự lớn mạnh của tổ-chức này. Đáng lẽ hai loại Dương-Vận-Hạm và Khu-Trục Hộ-Tống-Hạm€ theo chương-trình đã được chuyển-giao ngay từ 1955, nhưng người Pháp cố ý lờ đi. Trong bảng đề-nghị của Đô-Đốc Ortoli tháng 4 năm 1951,€ còn có cả việc thành-lập một phân-đoàn Thủy-phi-cơ cho Hải-Quân-Việt-Nam vào năm 1955. Những sự việc này không bao giờ xảy ra cho đến khi quân-đội Pháp rút lui hết.

- Tàu bè và nhiều trang-cụ bị nhân-viên Pháp phá-hoại trước khi trao cho Việt-Nam.

- Trong nghi-lễ chính-thức, tuy Chiến-hạm được chuyển-giao, nhưng Hạm-trưởng vẫn là Sĩ-Quan người Pháp và Quốc-kỳ cũng vẫn là Quốc-kỳ Pháp. Tranh-chấp có liên-hệ tới danh-dự quốc-gia như vậy xảy ra khá lâu và chỉ chấm-dứt hẳn vào năm 1956.

Khó-khăn về nhân-sự lúc ban đầu.

Ngoài dã-tâm của người Pháp. những khó-khăn về nhân-sự Việt-Nam cũng đáng kể là nguyên-do đã gây trở ngại cho Hải-Quân lúc sơ-khai.

Nếu không kể Hải-Quân thời Hùng-Vương€/ Đông-Sơn và Hải-Quân nhà Thục thời Cổ-Loa-Thành,€ xuất-hiện hàng thiên-niên-kỷ trước Công-nguyên, thì riêng Hải-Quân nước ta thời-kỳ tự-chủ kể từ khi Ngô-Vương-Quyền dựng nước, cũng đã đã tồn-tại suýt-soát một ngàn năm. Tuy vậy vì họa thực-dân Pháp kéo dài gần trăm năm, lực-lượng này bị tan rã và gián-đoạn. Vào đầu thập-niên 1950 khi gặp thời-cơ tốt, Hải-quân được tái-sinh. Tuy vậy không thể trong khoảnh-khắc, Quốc-gia ta có đầy đủ ngay cán-bộ và đoàn-viên để điều-hành tàu thuyền chiến-đấu. €

- 1950 - Một số nhỏ thanh niên Việt Nam được tuyển-mộ và gởi sang Pháp, học ngắn hạn tại trường Sĩ-Quan Hải-Quân Brest. Năm đó, thời-tiết của miền Bắc nước Pháp trở nên thật giá lạnh, khoá-sinh Việt không đủ sức để chịu-đụng khổ nhọc khi huấn-luyện ngoài khơi. Sau cùng tất cả dành bỏ dở khoá học và không có Sĩ-Quan nào tốt-nghiệp. €

- 1951 - Dự án về một Trung-tâm Huấn-luyện Hải-Quân Việt-Nam được khởi- xướng. Cũng trong năm này, có chương-trình dự-trù thành-lập hai đơn vị chiến đấu, nhưng kết-quả không có đơn-vị Hải Quân nào thực-sự thành-hình.

- Cùng năm 1951, tiếp theo đề-nghị Ortoli đã nói ở trên, Bộ-Trưởng Hải-quân Pháp lại còn rộng rãi hơn nữa trong chương-trình trang-bị chiến-hạm cho Việt-Nam. Bộ này dự-trù:

-chuyển-giao 1 Hộ-tống-hạm loại Chamois class, 647 tấn năm 1952.

-kiến-trúc thêm hai Khu-trục Hộ-tống-hạm mới, loại Le Corse class, 1290 tấn và 4 Trục-lôi-hạm loại Sirius class 365 tấn cho Việt-Nam tiếp theo sau đó.

Đô-đốc Ortoli nhân đà của Bộ-trưởng Hải-Quân, xin thêm cho Việt-Nam ngân-khoản xây cất cơ-sở huấn-luyện Đoàn-viên và huấn-luyện Sĩ-quan. Ông đề-cập luôn cả việc kiến-trúc chiến-hạm tại chỗ. €

Khi Thống-tướng De Lattre nhận quyền chỉ-huy, Ông tập-trung quyền-hành lại,€ không tán-thành một Hải-Quân Việt-Nam riêng rẽ. Sau này đến lượt chính Ortoli cũng ngần ngại thi-hành đề-nghị trước của mình. Hải-quân Pháp bắt đầu gặp trở-ngại việc tuyển-mộ người cho Hải-quân của họ, nếu như Hải-Quân Việt-Nam thành-lập và bành-trướng.€

Vì những biến-chuyển như thế, từ khi Dụ số 1 ra đời qua suốt hai năm 1950 và 1951, chương-trình không tiến-triển. Đến tháng 11-1951, công cuộc xây-cất Trung-tâm Huấn-luyện Hải-Quân Nha-Trang mới lại bắt đầu.

Nhân-viên và Trang-bị lúc sơ-khởi.

Năm 1952, Trung-tâm Huấn-luyện Nha-Trang dự-tuyển 350 thanh-niên Việt-Nam cho các khoá tập-sự Hạ-sĩ-quan và Đoàn-viên, 50 cho các khoá Sinh-viên Sĩ-quan. Đây thực-sự là những thành-phần đầu-tiên của Hải-Quân Việt-Nam.

Các khoá chuyên-nghiệp Cơ-khí, Giám-lộ, Vô-tuyến... kéo dài 6 tháng trên bờ, sau đó xuống tà dể thực-tập. Một số Sinh-viên được dự-trù gởi sang thụ-huấn tại "l'Ecole Navale de Brest".€

Ngày 1 tháng 10 năm 1952, khóa 1 Sĩ-Quan Hải-Quân mãn-khóa. Khóa này được huấn-luyện trên chiến-hạm Pháp, gồm có 6 Sĩ-quan ngành chỉ-huy và 3 Sĩ-quan ngành cơ-khí.

Các khóa huấn-luyện đầu tiên tại Nha-Trang dự-trù mở từ tháng 9-1952.

Ngày 1 tháng 11 năm 1952, Khóa 2 Sĩ-Quan Hải-Quân khai-giảng tại Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang gồm 12 Sinh-viên Sĩ-quan ngành chỉ-huy và 4 Sĩ-quan ngành Cơ-khí. Khóa này mãn-khóa vào tháng 5 năm 1953.

Ngày 12 tháng 7 năm 1952, Trung-Tâm Huấn- Luyện Hải-Quân Nha-Trang bắt đầu Khóa 1 Hạ-sĩ-quan với 25 khóa- sinh và Khóa 1 Thủy-thủ chuyên-nghiệp gồm 150 khóa-sinh.€

Cho tới năm 1953, Việt-Nam vẫn chưa có tàu. Các tân Sĩ-Quan và Thủy-thủ Việt-Nam tập-sự trên các chiến-thuyền của Pháp. Một số Sĩ-Quan được thi tuyển giữa năm 1952, du-học tại Pháp.

Cuối năm 1953, Hải-Quân-Việt-Nam có hai đoàn Tiểu-đĩnh.

Hai đoàn Tiểu-đĩnh này là hai Hải-đoàn Xung-phong đầu tiên, đó là: Hải-đoàn Xung-phong, Cần Thơ và Hải-Đoàn Xung-phong Vĩnh-Long, được tạm đặt tên như vậy vì các đơn-vị này đóng tại những nơi trên. Các Hải-đoàn này bắt đầu hoạt-động cuối năm 1953.

Vào đầu năm 1954, thêm một Hải-đoàn Xung-phong thứ ba được thành-lập, dự-chiến tại miền Trung-châu Bắc-Việt. €

Tình-trạng Hải-Quân Việt-Nam trong hai năm 1953-1954

Sau những khó khăn như đã kể trên, cuối cùng Hải-Quân Việt-Nam cũng được kể là bắt đầu hoạt-động vào 10 tháng 4 năm 1953. Chỉ có 5 giang-đĩnh trang-bị đại-liên 50 và đại-bác 20 ly, trên lý-thuyết qua tay Việt-Nam tại Cần-Thơ. Thực-tế vẫn còn người Pháp trên tàu, Sĩ-Quan và Hạ-Sĩ-Quan Pháp còn chỉ-huy, nhưng chiến-đĩnh được phép mang cờ Việt-Nam. Hải-đoàn được trang bị một soái-đĩnh (LCM Commandement), hai Trung-vận-đĩnh (LCM - Landing Craft Mechanized) và hai Tiểu-vận-đĩnh (LCVP - Landing Craft Vehicle and Personnel). Qua mùa hè, một đoàn như vậy thành-hình tại Vĩnh-Long.

Tuy tinh-thần phấn-khởi nhưng Hải-Quân Việt-Nam còn phải vượt nhiều chặng đường nữa trước khi trưởng-thành. Hải-Quân bị ép trong tổ-chức hỗn-hợp giữa Pháp và Việt, lại bị kẹp giữa một loại quân-lực mà uy-thế lấn-áp bởi Lục-quân. Bộ Tham-mưu Liên-quân này lại toàn-quyền chi-phí mọi ngân-khoản, điều-khiển mọi hoạt-động. Về quân-số, Hải-Quân lúc đó rất nhỏ nhoi, chỉ chiếm vào khoảng 1/2 của một phần trăm quân-lực. Thêm nữa, thượng-cấp Việt và thượng-cấp Pháp lại muốn hướng Hải-Quân Việt-Nam đi theo các kế-hoạch khác nhau. Tình-trạng Hải-Quân lúc đó không những đã yếu ớt mà còn bị xé lẻ ra nữa!€

Kéo cờ Tổ-Quốc

Sau khi đơn-vị Hải-Quân thứ nhì tại Vĩnh-Long ra hoạt-động vào tháng 6/1953, sự tranh-luận về Quốc-kỳ trên các chiến-đỉnh bộc-phát giữa hai chính-phủ Việt, Pháp.

Như đã nói, trên các chiến-đĩnh tại Cần-Thơ và Vĩnh-Long tuy mang Quốc-kỳ Việt Nam nhưng vẫn còn người Pháp. Trong khi đó tại Trung-tâm Huấn-luyện Hải-Quân Nha Trang, một Giang-pháo-hạm (LSIL - Landing Ship, Infantry, Large) trên giấy tờ do Pháp chuyển-giao vào cuối tháng 4, lại vẫn tiếp-tục mang cờ Pháp trên kỳ-đài.

Hải-Quân Việt-Nam nhất-quyết đòi phải được kéo quốc-kỳ vàng ba sọc đỏ trên kỳ-đài tất cả các chiến-hạm, chiến-đĩnh sau khi chuyển-giao. Người Pháp còn hiện-diện và đôi khi nắm luôn cả quyền chỉ-huy đơn-vị Hải-Quân Việt-Nam. Người Pháp đã đưa ra nhiều đề-nghị như treo một cờ Pháp, treo hai cờ Pháp-Việt song-hành, hay treo một cờ Liên-Hiệp-Pháp v.v...€

Cho đến ngày 11 tháng 2, vấn đề Quốc-kỳ được giải quyết một cách tạm-thời.€ Pháp chuyển giao tiếp cho Việt Nam ba Trục lôi hạm (YMS - Yard Minesweeper): HQ 211 Hàm Tử.- HQ 112 Chương Dương, HQ 113 Bạch Đằng. €

Theo Charles W. Koburger, lời hứa gia-tăng khả-năng chiến-đấu cho Hải-Quân Việt-Nam không được người Pháp thi-hành. Cho đến khi chấm-dứt chiến-tranh vào tháng 7 năm 1954, Việt-Nam chỉ điều-hành có một Giang-pháo-hạm LSIL, một quân-vận-hạm LCU, và chừng 30 tiểu-đĩnh thủy-bộ. Quan-trọng hơn, Hải-Quân vẫn còn trong tay người Pháp. €

Các đoàn Tuần-giang và sự Hình-thành Thủy-Quân Lục-Chiến.€

Những đoạn trên đây tường-trình về những lực-lượng Hải-Quân chính-thức. Tuy nhiên, cần phải-kể đến một tổ-chức Giang-thuyền đã thành-lập từ đầu năm 1951. Tổ-chức này không thuộc Hải-Quân mà thuộc Vệ-binh Quốc-gia, hoạt-động bao trùm trên toàn-thể các vùng sông ngòi Việt-Nam. Tổ-chức Giang-thuyền lúc đó gồm có hai Liên-đoàn Tuần-giang biệt-lập Nam và Bắc-Việt, và một đoàn Tuần-giang Trung-Việt.€

Liên-đoàn Tuần-giang Nam-Việt thành-lập ngày 1-3-1951, đầu tiên gồm có ba đoàn Tuần-giang, đến cuối năm tổ-chức thêm đoàn Tuần-giang thứ tư. Mỗi đoàn Tuần-giang gồm có ba Trung-đội, mỗi Trung-đội có hai tàu Vơ-đét, riêng đoàn Tuần-giang thứ tư có tới bốn Trung-đội. Nhưng vào giữa năm 1952, qua các sự thiệt hại của những cuộc đụng độ tại rạch Ông Nghĩa và ở sông Thị Vải, đoàn thứ tư này trở lại tổ-chức thông thường như các đoàn khác.

Liên-đoàn Tuần-giang Bắc-Việt cũng được thành-lập kể từ 1-3-1951 bằng quân-số của Bảo-chính-đoàn, lúc đầu có ba đoàn Tuần-giang, nhưng sau các đoàn này bị thiệt-hại và thiếu phương-tiện giang-thuyền nên phải-rút xuống còn hai đoàn. Đầu năm 1954, các đoàn còn lại tập-trung cả ở Nam Định để tăng-cường cho mặt trận này.

Đoàn Tuần-giang Trung-Việt mãi đến 1-9-1951 mới thành-lập, và tuy chỉ là một đoàn nhưng đoàn này đã được tăng thêm Quân-số, cấp thêm phương-tiện so với các đoàn khác.

Các đoàn Tuần-giang tới 30-6-1954 giải-tán và cải-biến thành sáu Đại-đội Tuần-giang (cies fluviales). Sau ngày đình-chiến, các Đại-đội Com-măng-đô Bắc-Việt và lực- lượng Tuần-giang (force fluviale) chuyển vào Nam vĩ-tuyến 17, được lệnh phối-hợp cùng các Đại-đội Com măng đô Nam-Việt để thành-lập lực-lượng Hải-Quân Bộ-binh (Infanterie Marine).

Lực-lượng Hải-Quân Bộ-binh thành-lập do Nghị-định số 99/ND ngày 13-10-1954, và sau đó kể từ ngày 1-1-1955 các Đại-đội Tuần-giang số 1, 2, 3, 4, và 7 được chính- thức sát-nhập vào lực-lượng này, để khởi đầu cho việc thành-lập một đoàn quân lấy tên là "đoàn Thủy-Quân Lục-Chiến", trực-thuộc Quân-chủng Hải-Quân.€

Tổ-chức Điều-hành Hỗn-hợp

Đầu năm 1955, Hải-Quân-Việt-Nam vẫn do Sĩ-Quan Pháp điều-khiển, nhưng các chiến-hạm bắt đầu được chuyển-giao. Tới 20-8 phụ-tá Hải-Quân-thuộc Bộ Tổng- Tham-Mưu mới nắm quyền điều-khiển ngành Hải-Quân. Lần lần từ đó, quyền chỉ-huy trên các chiến-hạm dành cho-Việt-Nam được chuyển-giao cho Sĩ-Quan Việt-Nam điều-khiển, nhưng sự chuyển quyền này so với Không-Quân chậm hơn. Cho đến khi khai-diễn chiến-dịch Rừng Sát (9-1955), Hải-Quân chưa hoàn-toàn thoát ra khỏi sự lệ-thuộc của Pháp .

Do sự chuyển-giao của Pháp tới cuối năm 1955, Hải-Quân-Việt-Nam gồm có:

- Hải-đoàn Xung-phong số 21 (Mỹ Tho)

- Hải-đoàn Xung-phong số 23 (Vĩnh Long)

- Hải-đoàn Xung-phong số 24 (Saigon)

- Hải-đoàn Xung-phong số 25 (Cần Thơ)

- 3 căn cứ Hải-Quân: Saigon, Cát Lái và Đà Nẵng

- 4 đồn Thủy-quân: Mỹ Tho, Cần Thơ, Vĩnh Long, Long Xuyên.

- Trung-tâm Huấn-luyện Nha-Trang

- Hải-Quân Công-xưởng Ba Son

- Kho đạn Thành Tuy-Hạ.

Trước đó, có Hải-đoàn Xung-phong số 22 thành-lập và di-chuyển từ miền Bắc vào, nhưng Hải-đoàn này bị tan nát không còn bao nhiêu nên đã sát-nhập vào Hải-đoàn 21.

Về tổ-chức, các Hải-đoàn không được giống nhau, đại-để mỗi Hải-đoàn có từ 5 đến 7 Giang-vận--đĩnh, 1 Giang-vận-hạm hay Giang-pháo-hạm v.v... Các Hải-đoàn khi mới thành-lập gọi theo nơi trú-đóng, sau đổi thành số 1, 2, 3 ... và cuối cùng đổi thành các danh-hiệu như trên.

Rút kinh-nghiệm trong trận Rừng Sát, các Đại-đội Giang-thuyền lần lần giải-tán để biến thành Tiểu-đoàn thứ hai Thủy-Quân Lục-chiến khoảng đầu tháng 2-1956. Vào lúc này, lực-lượng Thủy-Quân Lục-chiến gồm có hai Tiểu-đoàn, một bộ Chỉ-huy, năm Đại-đội Khinh-binh Trợ-chiến, một Biệt-động-đội (corps franc) và một Phân Thủy-đội Thao-dượt (flottille d'entrainement).€

Bảng Cấp-số lý-thuyết Hải-Quân 1955 và Trang-bị thực-sự

Sau hôi-nghị Genève 1954, đất nước bị chia cắt, vùng đất Tự-Do chỉ còn lại từ sông Bến-Hải trở về Nam đến mũi Cà Mâu. Trong khi quân-số toàn-thể Quân-Đội bị cắt giảm, Hải-Quân không chịu ảnh-hưởng. Vào tháng 7-1955, bảng Cấp-số lý-thuyết của Hải-Quân được chấp-thuận với Quân-số 4,250 người. Khi đó, Hải-Quân đã có một Quân-số hiện-diện 3,858 người (khoảng 91% cấp-số), phân chia ra như sau:

- Hải-Quân-chính-thức 2,567 gồm 190 Sĩ-Quan, 2,377 Hạ-Sĩ-Quan và Thủy-thủ.

- Thủy-Quân-Lục-chiến 1,291 gồm 43 Sĩ-Quan, 257 hạ Sĩ-Quan và 991 Binh-Sĩ.€

 

Lưc-lượng Hải-Quân-Việt-Nam khi Pháp rút lui

Trước khi rút lui, Pháp đã để lại cho Hải-Quân-Việt-Nam một số Giang-thuyền và Hải-thuyền, cộng thêm với những Giang-thuyền của các đoàn Tuần-giang sát-nhập lại, Hải-Quân Việt-Nam đạt tới những con số như sau:

- 2 Hải-vận-hạm (LSM = Landing ship médium)

- 3 Hộ-tống-hạm (PCE = Patrol craft escort) = (Landing ship infantry large)

- 1 Tàu thủy-đạo (bâtiment hydrographe)

- 3 Trục-lôi-hạm (dragueur)

- 2 Trợ chiến-hạm (LSSL = Landing ship support large)

- 5 Giang-pháo-hạm (LSIL= Landing ship infantery large)€

- 4 Giang vận-hạm (LCU = Landing craft utility)

- 2 Tuần-duyên-hạm (garde côte)

- 70 Quân-vận-đĩnh (LCM = Landing craft mechanized) trong số này có 2 Tiền-phong-đĩnh (LCM monitor), 4 Chỉ-huy-đĩnh (LCM de commandement), 53 Quân-vận-đĩnh bọc thép (LCM blindé) và 11 Quân-vận-đĩnh loại nhẹ (LCM léger).

- 95 Vơ-đét trong đó có 17 loại ứng-chiến (Vedette d'interception), 1 Vơ-đét canh-phòng (Vedette de surveillance), 6 loại Y, 36 loại STCAN, 12 loại FOM dài 8m và 23 loại FOM dài 11m.

- 100 LCVP (loại tàu nhỏ tựa loại Vơ-đét chở dược 6 người) trong đó có 81 loại bình thường và 19 loại nhẹ.

- 15 Sà-lan trong đó một Sà-lan máy, 1 Sà-lan chở nước và 13 Sà-lan thường.

- 3 Thuyền kèm (remorqueur)

Phần lớn chiến-hạm đã cũ và có nhiều cái không dùng được.€

Hành-Quân-Rừng-Sát và Chức-vụ Tư-Lệnh Hải-Quân

Cuộc Hành-quân-Rừng-Sát loại-trừ tàn-quân Bình Xuyên đáng lẽ được tiến-hành từ tháng 7-1955, nhưng mãi tới trung-tuần tháng 9 mới khai-diễn, bởi vì lúc ấy Quân-đội chưa hoàn-toàn sử-dụng được Hải-Quân để bao vây khu Rừng Sát. Lúc đó, Quân-đội-Việt-Nam chỉ mới có Hải-đoàn Xung-phong số 21 thuộc quyền điều-khiển của người Việt, do Hải-Quân Thiếu-Tá Lê-Quang-Mỹ làm Hải-đoàn- trưởng.€ Các Hải-đoàn khác, tuy đã do người Việt chỉ-huy, nhưng vẫn trực-thuộc bộ Chỉ-huy Giang-lực (COFFLUSIC) của Pháp; nếu Việt-Nam muốn sử-dụng các Hải-đoàn này, phải xin người Pháp. Cuối cùng BTTM đã phải-can thiệp với Pháp, để xin sử-dụng và đã được Pháp chấp-thuận với điều-kiện tránh tiếng cho Pháp bằng cách đặt tất cả các Hải-đoàn tham-chiến dưới quyền chỉ-huy tạm-thời của Thiếu-tá Mỹ. Sau cuộc Hành-quân này, Thiếu-tá Mỹ trở thành Tư-lệnh Hải-Quân đầu tiên của Việt-Nam.

Trong những năm đầu mới thành-lập, Sĩ-quan Hải-Quân cao-cấp nhất là vị Phụ-tá Hải-Quân cạnh Tổng-Tham-Mưu-Trưởng. Các Sĩ-Quan Hải-Quân Việt-Nam chỉ mới tốt-nghiệp, thâm-niên cấp-bậc còn quá thấp, không đủ để nắm giữ chức-vụ này.€

Vào ngày 30 tháng 6, 1955, Thủ-Tướng Ngô Đình Diệm bổ-nhiệm Thiếu-Tướng Trần-Văn-Đôn chỉ-huy Hải-Quân.€

Sau khi thành-lập chế-độ Việt-Nam Cộng-Hoà, tổ-chức quân-đội được cải-tiến. Hải-Quân và Không-Quân được nâng lên hàng quân-chủng. Ngày 20 tháng 8, 1955 bằng một nghị-định chính-thức, Thủ-Tướng Ngô-Đình-Diệm bổ-nhiệm Phụ-tá Hải-Quân, Hải-Quân Thiếu-Tá Lê-Quang-Mỹ vào chức-vụ Tư-Lệnh Hải-Quân kiêm Chỉ-huy-trưởng đoàn Thủy-Quân Lục-Chiến.

 

Trường-hợp Thủy-Quân Lục-Chiến và Tổ-Chức Hải-quân

Thủy-Quân Lục-Chiến được chính-thức thành-lập ngày 1 tháng 10 năm 1954 như một Binh-Chủng thuộc Hải-Quân. Tuy-nhiên trước đó, vào tháng 8 năm 1954, Tiểu- Đoàn 1 Quái Điểu, con Cọp Biển đầu tiên đã thành-hình tại Nha-Trang.

Qua năm 1955, Tiểu-Đoàn 2 Trâu Điên ra đời tại Rạch Dưà, sau di-chuyển về Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà, một Bộ Chỉ-Huy Liên-Đoàn được thành-lập để chỉ-huy hai Tiểu-Đoàn trên.

Song song với đà phát-triển của Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà từ năm 1958 đến 1960, Tiểu-Đoàn Sói Biển, Tiểu-Đoàn 4 Kình Ngư được thành-lập; Thủy-Quân Lục- Chiến cải-tiến thành Liên-Đoàn vào năm 1961.

Để yểm-trợ đặc-biệt cho những cuộc hành-quân thủy-bộ, Đại-Đội Yểm-Trợ Thủy-Bộ, Đại-Đội Vận-Tải, Đại-Đội Truyền-Tin, Đại-Đội Quân-Y, v.v... kế-tiếp nhau ra đời. Năm 1962, Tiểu-Đoàn 1 Pháo-Binh thành-hình gồm 2 Pháo-Đội 75 ly và 1 Pháo-Đội 105 ly.

Sang năm 1963, Lực-lượng Thủy-Quân Lục-Chiến trở thành Lữ-Đoàn, và được tách rời khỏi sự yểm-trợ tiếp-vận của Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân. Thủy-Quân Lục-Chiến trực-thuộc thẳng Bộ Tổng-Tham-Mưu/Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà về mọi mặt từ đó. Tư-Lệnh đầu-tiên của Lữ-Đoàn Thủy-Quân Lục-Chiến là Trung-Tá Lê-Nguyên-Khang.€

Vì nhu-cầu chiến-trường, Thủy-Quân Lục-Chiến, cũng như Nhảy Dù trở thành lực-lượng Tổng-Trừ-bị. Đôi khi Thủy-Quân Lục-Chiến có những dịp hoạt-động song-hành với Hải-Quân nhưng không bao giờ còn trở lại với tổ-chức của Hải-Quân nữa. Thủy-Quân Lục-Chiến tiếp-tục lớn mạnh, trở thành Sư-Đoàn năm 1968 và là một trong các đại đơn-vị thiện-chiến nhất của Việt-Nam Cộng-Hoà.

Hải-Quân Thuần-túy Việt-Nam

Ngay khi nhậm-chức, Tư-Lệnh Hải-Quân Lê-Quang-Mỹ bổ nhiệm các Sĩ-quan Hải-Quân Việt-Nam vào các chức-vụ chỉ-huy then chốt, thay thế Sĩ-quan Pháp.

Kể từ 1955, mỗi năm Trung-tâm Huấn-luyện Hải-Quân Nha-Trang đào-tạo khoảng 1,200 nhân-sự các cấp.

- Tháng 11 ngày 7, Pháp chuyển-giao Trung-tâm Huấn-luyện Hải-Quân Nha-Trang lại cho Hải-Quân Việt-Nam.

- Tháng 12 ngày 7, để bành-trướng các hoạt-động ở sông rạch, mỗi Hải Đoàn được trang-bị 6 LCM, 4 LCVP và 6 hô bo (hors bord) có vận-tốc cao.

- Hải-Quân tiếp-nhận hai Trợ-chiến-hạm (LSSL - Landing Ship Support Large).

Về quân-số, vào tháng 7 năm 1955, Hải-Quân Việt-Nam có 3858 người, kể cả 1291 Thủy-Quân Lục-Chiến.€

Cũng trong năm này, Hải-Quân thành-lập ba Lực-lượng lớn và tất cả Bộ Chỉ-huy đều đặt tại Sàigòn.

(1) Hải-Trấn. Gồm có các đon-vị bờ:

- Bốn Duyên-khu; bộ chỉ-huy của mỗi Duyên-khu đặt tại Phú Quốc, Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Nẵng.

Trung-tâm Huấn-luyện Nha Trang.

HQCX và các Thủy-xưởng Cần Thơ. Đà Nẵng.

Trung-tâm Tiếp-liệu

(2) Hải-Lực. Gồm có các chiếm-hạm:

- Năm PC (Patrol Craft or Submarine Chaser) Hộ-tống-hạm: Chi Lăng HQ 01, Vạn Kiếp HQ 02, Đống Đa HQ 03, Tuy Động HQ 04 và Tây Kết HQ 05.

- Ba YMS Trục-lôi-hạm: Hàm Tử HQ 111, Chương Dương HQ 112, Bạch Đằng HQ 113.

- Hai LSSL Trợ-chiến-hạm: HQ 225 Nỏ Thần và HQ 226 Linh Kiếm.

- Bốn LSM (Landing Ship Medium) hải vận hạm: Hát Giang HQ 400, Hàn Giang HQ 401, Lam Giang HQ 402, Ninh Giang HQ 403.

- Và 10 WBP (Coast Guart Patrol Cutters).

(3) Giang-Lực. Gồm 5 Hải đoàn. Mỗi Hải-đoàn được trang-bị 5 Quân-vận-đỉnh (LCM - Landing Craft, Mechanized), 4 Trung-vận-đỉnh (LCVP - Landing Craft, Vehicle and Personnel), 5 Hô bo có vận-tốc nhanh, 4 Giang-pháo-hạm (LSIL - Landing Ship, Infantry, Large), 5 Hải-vận-đỉnh (LCU - Landing Craft Utility) và 4 YTL (Harbor Craft). Hău-cứ các Hải-đoàn được đặt tại Cần Thơ, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Long Xuyên. Cát Lái.

(4) Thủy-Quân Lục-Chiến. Kể từ ngày 21 tháng 12 , Tư- Lệnh Hải-Quân Việt-Nam Lê-Quang-Mỹ công-bố sự hình-thành của Thủy-Quân Lục-Chiến Việt Nam như là một đại đơn-vị Hải-Quân.€

Những ngày cuối của Hải-Quân Pháp

Lực-lượng Hải-Quân Pháp tại Viễn-Đông (Forces Navales, Extrême-Orient: viết tắt FNEO) chính-thức giải-tán vào ngày 26 tháng 4, 1956. Một số Sĩ-Quan và Đoàn-viên người Pháp làm việc chung với đơn-vị Việt-Nam cũng vẫn còn.

-1956

Lực-lượng Hải-thuyền Việt-Nam được đề-xướng nhưng chưa được phê-chuẩn.

Hải-Lực nhận thêm 3 Giang-pháo-hạm (LSIL) để có đủ 5 chiếc: Long Đạo HQ 327, Thần Tiễn HQ 328, Thiên Kích HQ 329, Lôi Công HQ 330, Tầm Sét HQ 331.

- 1957

Tháng 5, các Sĩ-quan Hải-Quân Pháp cuối cùng rời Trung-tâm Huấn-luyện Hải-Quân Nha Trang, giao hoàn-toàn trọng-trách huấn-luyện lại cho các Sĩ-quan Hải-Quân Việt-Nam.

Hải-Quân Việt-Nam nhận thêm nhiều Modified Landing Craft (loại tiểu-đĩnh có khả-năng chạy trên sông và trên ruộng lúp xúp nước), 2 Quân vận đĩnh (LCM), 2 Hộ tống hạm (PC - Patrol Craft) và 3 Trục-lôi-hạm (MSC - Minesweeper, Coastal).

Hầu hết các giang-đĩnh và chiến-hạm này đều do Hoa-Kỳ viện-trợ cho Pháp trong thời-kỳ chiến-tranh Đông-Dương và nay Pháp giao lại cho Việt-Nam. Khi chuyển-giao các chiến-hạm và tiểu-đĩnh đó lại cho Hải-Quân Việt-Nam, nhân-viên Hải-Quân Pháp đã phá-hoại một số trang-cụ bằng cách bỏ cát trong dầu chạy máy hoặc nhận bùn vào các ống dẫn dầu khiến một số chiến-cụ chỉ sử-dụng được một thời-gian ngắn rồi phế-thải!

Năm 1957 là thời-gian Hải-Quân tăng-trưởng: toàn-thể hải-quân có 4,800 người. Đặc-biệt Giang-Lực tăng 50 phần trăm.€

Giai-Đoạn 2 - Phát-triển (1958-1968)

Giai-Đoạn Phát-triển được kể từ khi người Pháp rút hết.

Diễn-tiến 1958-1963

Năm 1958 - khóa Sĩ-quan Hải-Quân đầu tiên được tuyển-mộ và huấn-luyện bởi chính Sĩ-quan Hải-Quân Việt-Nam: Khóa VIII, Hổ Cáp.

Năm 1959 - Lực-lượng Hải-Thuyền được thành-lập.

Giang-lực có tổng-cộng 96 Giang-đĩnh, tổ chức thành 5 Hải-đoàn.€

Hải-Lực nhận thêm ba Trục-lôi-hạm (MSC): HQ 114 Hàm Tử II, HQ 115 Chương Dương II, HQ 116 Bạch Đằng II. Thời-gian này, Hải-Quân Việt-Nam có tất cả 119 chiến-hạm và chiến-đĩnh các loại.

Nhiều Sĩ-quan, Hạ-sĩ-quan được gởi sang Hoa-Kỳ tu-nghiệp. Các Sĩ-quan cao-cấp tu-nghiệp tại Naval War College ở Newport, Rhode Island. Vị Sĩ-quan đầu tiên theo học tại Naval War College là Hải-Quân Trung-Tá Trần Văn Chơn. Một số Sĩ-quan trung-cấp tu-nghiệp tại Naval Postgraduate School ở Monterey, California.

Năm 1960 - Thêm bốn mươi Sĩ-quan và sáu mươi Hạ Sĩ-quan được gởi sang Hoa-Kỳ tu-nghiệp.

Hải-Quân Việt-Nam cũng gởi một toán tình-nguyện quân sang Đài-Loan thụ-huấn về U.D.T. (Underwater Demolition Teams) để trở thành những Biệt-hải đầu tiên của Hải-Quân.

- Tháng 4 ngày 2, 45 tân Sĩ-quan Hải-Quân khóa VIII Hổ Cáp ra trường.

Cũng trong năm này, Lực-lượng Hải-Thuyền thực-sự ra đời.

- Tháng 7, khóa đầu tiên với 400 đoàn-viên Hải- Thuyền được tuyển-mộ và huấn-luyện tại Đà Nẵng, dưới sự chỉ-huy của Hải-Quân Trung-Uý Nguyễn Văn Thông.

- Tháng 12, bốn Duyên-Đoàn đầu tiên được thành- lập và đóng tại Cửa Việt, Huế, Đà Nẵng và Hội An.

Thời-gian này, Lực-lượng Giang-Cảnh cũng được thành lập.€

Hải-Quân Trung-Tá Chung Tấn Cang là vị Sĩ-quan thứ hai được tu-nghiệp tại Naval War College. Từ năm này trở về sau, mỗi năm, một Sĩ-quan cao-cấp Hải-Quân theo học tại Đại-học Quân-sự này.

Hải-Quân nhận 1 PC (Patrol Craft), Hộ-tống-hạm Vân Đồn HQ 06.

- 1961 - Liên-đội Người Nhái được thành-lập.

Chương trình MAP (Military Assistance Program) chấp-thuận 406 Sĩ-quan Hải-Quân Việt-Nam du-học Hoa Kỳ về tất cả các ngành chuyên-môn về Hải-Quân. Ngoài ra, nhiều Sĩ-quan được đưa ra thực-tập trên các chiến-hạm thuộc Đệ Thất Hạm-Đội Hoa-Kỳ.

Lúc này, Hải-Quân Việt-Nam có gần sáu ngàn quân, kể các Sĩ-quan, Hạ-Sĩ-quan và Đoàn-viên.

Lực-lượng Hải-Thuyền có 80 ghe đủ các loại, tuần-tiễu từ Vùng I Duyên-hải, bên này vĩ-tuyến 17.

Hải-Lực nhận:

- 1 PCE (Patrol Craft Escort) Hộ-tống-hạm Đống Đa II, HQ 07.

- 3 MSC (Minesweeper, Coastal) Trục-lôi-hạm Hàm Tử II HQ 114, Chương Dương II HQ 115, Bạch Đằng II HQ 116.

- 1 LSM (Landing Ship, Medium) Hải-vận-hạm Hương-Giang HQ 404. Tổng-số chiến-hạm của Hải-Lực là 21 chiếc.

- 1962 - Tháng 2, Bộ chỉ huy lực lượng Giang Phòng được thành lập và đặt trực thuộc Bộ Tư Lệnh Địa Phương quân.

Lực lượng Hải Thuyền bành trướng với 800 đoàn viên, 28 duyên đoàn, 61 ghe chủ lực, hơn 200 ghe di cư, 320 ghe buồm và 23 ghe chủ lực đang đóng. Gh3 chủ lục chạy bằng dầu cặn, máy 225 mã lực.

- Tháng 6,Lực-lượng Giang-Phòng nhận 145 LCVP để lập thành 24 đại đội Tuần-Giang.

- Tháng 8, Trung-tâm Huấn-luyện Hải-Quân Nha Trang tuyển chọn gấp đôi số sinh-viên (từ 50 sinh viên mỗi khóa tăng lên 100 sinh viên) và thời-gian thụ-huấn được rút ngân còn 18 tháng, thay vì hai năm như các khóa trước.

- Tháng 10, sáu mươi hai Người Nhái tốt nghiệp, do sự huấn luyện của SEAL Hoa Kỳ.

Cũng thời gian này, Hải đoàn 22 Xung Phong được thành lập với 19 chiến đỉnh và hơn 200 đoàn viên.

Hải Lực tiếp nhận:

- 2 PCE (Patrol Craft Escort) hộ tống hạm Chi Lăng II HQ 08, Kỳ Hòa 09.

- 1 LSM (Landing Ship Medium) hải vận hạm Tiền Giang HQ 405.

- 2 LST (Landing Ship, Tank) Dương vận hạm Cam Rang, HQ 500; Dương vận hạm Đà Nẵng, HQ 501.

- 1963 - Năm thủy xưởng được thành lập tại các Duyên khu. Trung tâm huấn luyện Hải Thuyền tại Phú Quốc được dời về Cam Ranh.

Hải Lực nhận:

- Vài Tuần-duyên-hạm (PGM - Patrol Motor Gunboat) trong số 12 PGM được chương-trình MAP chấp-thuận, mang số từ HQ 600 đến HQ 611.

- 1 LSM Hải vận hạm Hậu Giang, HQ 406.

- 1 LST Dương vận hạm Thị Nại, HQ 502.

- 1 YOG (Gasoline Barge, Self-propelled) tàu dầu HQ 471.

- 2 Hộ-tống-hạm (Nguyên thủy là MSF- Minesweeper, Fleet: MSF 300 Serene và MSF 301 Shelter. Hải Quân Hoa Kỳ biến cải thành hộ tống hạm, PC -Patrol Craft).

- 12 MLM (Minesweeping Launch) mang số từ HQ 150 đến HQ 161.

Giang Lực nhận 24 monitors, một số LCVP, nâng tổng số giang đỉnh lên 208 chiếc.

Thủy-Quân Lục-Chiến trở thành Lực-lượng Tổng-Trừ-Bị

Trong năm 1963, Hải-Quân Việt-Nam mất quyền Chỉ-huy Thủy-Quân Lục-Chiến. Khi đó, Lực-lượng náy đã trở thành Lữ-Đoàn và được đặt trực-thuộc thẳng Bộ Tổng-Tham-Mưu/Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà. Quan-niệm sử-dụng TQLC của Pháp, của Mỹ và của Việt-Nam khác nhau. Lực-lượng này từ các đội giang-thuyền nhỏ bé, sau cùng rời bỏ hẳn chiến-đĩnh để đảm-nhiệm vai trò Tổng-trừ-bị cho Quân-lực với cấp-số Sư-Đoàn.

Nhận-xét về liên-hệ Thủy-Quân Lục-Chiến và Hải-Quân, các sử-gia có thể cho rằng quân-chủng Hải-Quân suy-yếu khi mất quyền chỉ-huy Thủy-Quân Lục-Chiến. Tuy thế, khi xem xét lại tình-thế Việt-Nam Cộng-Hoà năm 1963 , người ta thấy nhờ vậy mà tổ-chức Hải-Quân Việt-Nam trở nên đồng-nhất và truyền-thống quân-chủng được nâng-cao.

Sự đồng-nhát Học-vấn trong Hải-quân Việt-Nam

Trong giai-đoạn thành-hình khó khăn, Hải-quân Việt-Nam được huấn-luyện chu-đáo hơn bất cứ một quân binh-chủng nào.

Ngoại-trừ các đoàn tuần-giang loại phụ-lưc, các đội Commandos như Ouragan, Tempête, Jaubert, Monford... mang tính-cách phức-tạp sau này trở thành Thủy-Quân Lục-Chiến, Hải-Quân Việt-nam ngay từ lúc khởi đầu là một tổ-chức thuần-nhất về bản-chất. Các quân-nhân Hải-Quân không có sự quá cách biệt về trình-độ học-vấn và kỹ-thuật.

Sau khi tham-khảo công-báo Việt-Nam, một giáo-sư sử-học đã viết như sau;

Vào thời-gian 1952, ứng-tuyển-viên vào trường Võ-bị Liên-quân Đà Lạt chỉ cần nạp chứng-chỉ học-trình lớp Đệ Nhị... Riêng ngành Hải-Quân, căn-cứ theo sự tham-khảo của chúng tôi từ Công-Báo, khi vào trường Sĩ-Quan tối-thiểu phải có Tú-tài 1 trở lên hoạc là sinh-viên tốt-nghiệp trường Cao-đẳng Hàng-hải thuộc hệ-thống Đại-học Sài-Gòn. Thành-phần Hạ-Sĩ-quan và kể cả Thủy-binh cũng đòi hỏi có một trình-độ học-vấn bậc Trung-học... Bằng cấp lúc ấy rất hiếm và rất quý, có bằng Tú-tài lúc ấy là một điều quan-trọng, rất dễ dàng tiến thân.€

Diễn-tiến 1964-1967

- 1964 - Lực-lượng Hải-tuần được thành-lập, trực-thuộc Sở Phòng-Vệ Duyên-Hải.

Một Hải Quân Trung uý và hầu hết nhân viên thuộc Biệt hải được biệt phái Sở Phòng Vệ Duyên Hải.

- Tháng 1, Hải Quân có 6.467 Sĩ-quan và Đoàn-viên.

- Tháng 2 ngày 22, hai PT (Motor Torpedo Boat) đầu tiên đến Đà Nẵng, đặt dưới sự sử-dụng của Lực-lượng Hải-tuần, thuộc Sở Phòng-Vệ Duyên-Hải.

- Tháng 6, danh xưng Bộ Chỉ-huy Lực-lượng Giang- phòng được đổi thành Bộ Chỉ-Huy Liên-Đoàn Tuần-Giang và được đặt trực thuộc Bộ Tư-lệnh Hải Quân.

- Tháng 11, Hải Quân tăng lên 8,162 Sĩ-quan và Đoàn-Viên.

Trung tâm huấn luyện kỹ thuật Hải Quân (Engineering School) từ Sàigòn được dời ra Cam Ranh. Từ đó, Thủy-Quân Lục-Chiến tuần-tự chuyển-nhượng căn-cứ Cam Ranh lại cho Hải Quân.

- 2 PGM cuối cùng trong số 12 PGM được tiếp- nhận, Tuần-duyên-hạm Diên Hải HQ 610 và tuần duyên hạm Trường Sa HQ 611. Tổng số chiến hạm là 44 chiếc.

- 2 PCE Hộ-tống-hạm Nhựt Tảo HQ 10 và Chí Linh HQ 11.

Ghe buồm của lực-lượng Hải-Thuyền được từ từ thay thế bằng ghe xin măng Yabuta (Ferro ciment, đóng tại Hải Quân Công Xưởng.

Thời điểm này Giang Lực lớn mạnh với 7 Hải Đoàn. Mỗi Hải đoàn có 19 giang đỉnh.

Cũng trong năm này, các căn cứ lớn được thành lập tại các hải cảng quan trọng như Cam Ranh, Đà Nẵng, Phú Quốc v.v...

1965: - Tháng 7, Lực-Lượng Hải-Thuyền được sát- nhập vào Hải-Quân với 4 ngàn nhân-viên, 389 ghe chủ-lực, 95 ghe buồm, chia làm 28 Duyên-đoàn rải rác tại 22 căn-cứ Hải-Quân. Mỗi Duyên-đoàn trang-bị 3 ghe chủ-lực, 3 ghe di-cư và 16 ghe chèo. Về sau tất cả được từ từ thay thế bằng Yabuta).

Lúc này Hải Lực có hai ngàn quân, kể cả Sĩ-quan và Đoàn viên. Các LSIL và LSSL lưu-động tuần-tiễu trên sông Mekong. Một trong các Giang-pháo hạm và Trợ-chiến-hạm này được biệt-phái cho Đặc-khu Rừng Sát. Ba LST và vài LSM được sử-dụng để chuyên chở quân-dụng. Một LSM (HQ 400) được chỉnh-trang thành Bệnh-viện-hạm với đầy đủ y-dụng. Hải-Lực tiếp-nhận thêm bốn Trợ chiến hạm (LSSL): HQ 228, HQ 229, HQ 230, HQ 231.

Lúc bấy giờ quân-số Hải-Quân tổng cộng là 13 ngàn, kể cả Sĩ-quan, Hạ-sĩ-quan và Đoàn-viên. Bảy Sĩ-quan được gởi sang Hoa-Kỳ tu-nghiệp tại Naval Postgraduate School.

Cũng trong năm này, danh từ Hải-đoàn Xung-Phong được thay bằng Giang-đoàn Xung-Phong (River Assault Group). Sáu trong bảy Giang-Đoàn này được trang-bị: 1 Commandement, 1 Monitor, 5 LCM, 6 LCVP và 6 FOM (Truy-kích-đĩnh). Riêng Giang-đoàn 27 có 1 Commandement. 1 Monitor, 6 LCM-8 và 10 tiểu-đĩnh (RPC - River Patrol Craft).

Mỗi Giang-đoàn có 150 người, gồm Sĩ-quan, Hạ-sĩ-quan vắ Đoàn-viên.

1966 - Hải-Lực tiếp-nhận một số chiến-hạm: Măt PCER Ngợc Hồi HQ 12, bốn PGM, từ HQ 612 đến HQ 615.

1967 - Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà - với nhân-số gần chín ngàn Sĩ-quan, 27 ngàn Hạ-sĩ-quan và Đoàn-viên - là một lực-lượng Hải-quân lớn và hàng thứ 14 trên toàn thế-giới.

Hải-Lực nhận 4 PGM, từ HQ 616 đến HQ 619.

 

Giai-đoạn 3 - Bành-trướng (1968-1975)

Vào đầu năm 1968, Việt-Cộng mở cuộc Tổng Công Kích - Tổng Khởi Nghiã trên khắp lãnh-thổ của Việt-Nam Cộng-Hoà trong Tết Mậu Thân 1968, Hải-Quân bảo-toàn lực-lượng, không bị thiệt-hại gì đáng kể,€ lại yểm-trợ đắc-lực quân bạn tái-chiếm nhiều vị-trí...

1968 - Kể từ tháng 2 năm 1968, Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Nha-Trang trở thành Trung-Tâm Huấn-Luyện Sĩ-Quan Hải-Quân Nha-Trang. Trung-Tâm Huấn-Luyện Cam Ranh đào-tạo Thủy-thủ và Hạ-sĩ-quan. Trung Tâm Huấn-Luyện Bổ-Túc Sài-Gòn trau dồi thêm về kỹ-thuật và kiến-thức chuyên-môn.

Tháng 6, Giang-Lực nhận nhiều PBR (River patrol boat theo tinh-thần viện-trợ cuả chương trình MAP (Military Assistance Program).

Tháng 11, chương trình "Việt-Nam hoá chiến-tranh" (Accelerated Turnover to the Vietnamese - ACTOV) chuyển nhượng 500 chiến-hạm và chiến-đĩnh đủ loại. Nhiều Tiền-doanh Yểm-trợ cũng được bàn-giao cho Hải-Quân Việt-Nam theo tinh-thần chương-trình Accelerated Turnover of Logistics to the Vietnam.

1969 - Ba Lực-lượng tác-chiến sông ngòi được thành-lập: Lực-Lượng Tuần-Thám, Lực-Lượng Thủy-Bộ, Lực-Lượng Trung-ương.

Liên-đội Người Nhái trở thành Liên-đoàn Người-Nhái.

Hải-Lực được chuyển-nhượng LST Vũng Tàu HQ 503 và Duyên-Phòng nhận 8 WPB mang số từ 700 đến 707.

1970 - Các chiến-hạm, chiến-đĩnh sau đây được trao cho Hải-Quân Việt-Nam:

- 1 Hộ-Tống-hạm (MSF) Hà Hồi, HQ 13.

- 2 Hoả-Vận-hạm (YOG) HQ 472 và HQ 473.

- 3 Dương-Vận-hạm (LST) Qui Nhơn, HQ 504, Nha Trang HQ 505, Mỹ Tho HQ 800.

- 18 WPB, mang số từ 708 đến 725.

- PCER Vạn Kiếp HQ 14.

Ngoài ra, theo chương-trình ACTOV (Accelerated Turnover of Accets), Hải-Quân Hoa-Kỳ chuyển-nhượng 242 chiến-đĩnh.

1971 - Hải-Quân Hoa-Kỳ chuyển-giao cho Hải Quân Việt-Nam:

- Hai Khu-truc-hạm Tiền-thám (DER - Radar Picket Escort) Trần Hưng Đạo HQ 1, Trần Khánh Dư, HQ 4.

- Bốn Tuần dương hạm (WHEC) Trần Quang Khải HQ 02, Trần Nhật Duật HQ 3, Trần Bình Trọng HQ 5, Trần Quốc Toản HQ 6.

- Hai Dương-vận-hạm loại Cơ-Xưởng (LST) Cần Thơ HQ 801, Vĩnh Long HQ 802.

* 1972 - Hải Quân Việt Nam nhận tiếp:

- Ba Tuần-dương hạm (WHEC) Phạm Ngũ Lão HQ 15, Lý Thường Kiệt, HQ 16, và Ngô Quyền, HQ 17.

- Một Hoả-vận-hạm, HQ 475.

- Và hầu hết các Căn cứ Hải Quân do Hải-Quân Hoa Kỳ ™ỉ lỨi.

Bốn Sĩ-quan tu-nghiệp tại "Naval Postgraduate School".

* 1973 - Sáu Sĩ-quan sang Hoa Kỳ tu-nghiệp tại "Naval Postgruate School".

* 1974 - Năm Sĩ-quan tu-nghiệp tại "Naval Postgraduate School".

* 1975 - Mười chín Sĩ-quan tu-nghiệp tại "Naval Postgraduate School". Một Sĩ-quan cao-cấp tu-nghiệp tại "Naval War College". Các Sĩ-quan này bị kẹt lại Hoa-Kỳ khi Nam Việt-Nam thất-thủ.

Thời-gian này Lực-lượng Hải-Quân Việt-Nam gồm:

- Năm vùng Duyên-hải.

- Hai vùng Sông-ngòi.

- Hạm-đội với 83 chiến-hạm các loại, 650 Sĩ-quan, 7 ngàn Hạ-sĩ-quan và Đoàn-viên. Mỗi chiến-hạm có ít nhất mộ Sĩ-quan Cơ-khí.

- Bốn Lực-lượng đặc-nhiệm thuộc Hành-quân Lưu-động Sông:

Lực-Lượng Thủy Bộ (Đặc-nhiệm 211)

Lực-Lượng Tuần-Thám (Đặc-nhiệm 212)

Lực-Lượng Trung-ương (Đặc-nhiệm 214) và

Lực-Lượng Đặc-nhiệm 99 (được thành-lập cấp-tốc vào tháng 4/ 1975).

- Lực-lượng Duyên-phòng (Đặc-nhiệm 213) thuộc Hành-quân Lưu-động Biển.

- Liên-đoàn Tuần-giang.

- 28 Duyên-đoàn.

- 20 Giang-đoàn Xung-Phong.

- Ba Trung-Tâm Huấn-Luyện.

- Hải-Quân Công-Xưởng tại Sài-Gòn và các thủy- xưởng khác.

- Nhiều Căn-cứ Tiền-doanh yểm-trợ rải rác khắp năm vùng Duyên-hải và hai vùng Sông ngòi.

- Bệnh-xá Bạch Đằng trang-bị đày đủ y-cụ, đối-diện Hải Quân Công Xưởng.

Quân-số Hải-Quân lên đến mức tối-đa bốn mươi ba ngàn người.

Vũ-Hữu-San

 

Trung tâm Huấn luyến Hải quân Nha Trang€

Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang tọa lạc trên đường Duy Tân nói dài, qua khỏi phi trường quân sự Nha Trang và trước khi tới Chutt.

Công tác xây cất Trung Tâm Huấn Luyện được khởi sự vào tháng 11-1951 và hoàn tất vào tháng 7-1952. tháng 7 năm 1955, Hải Quân Pháp chuyển giao cho Hải Quân Việt Nam.

Từ ngày Hải Quân Việt nam chính thức điều hành cho đến tháng 4-1975, Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang đã được các sĩ quan sau đây chỉ huy:

Hải Quân Thiếu Tá Chung Tấn Cang từ 7-11-55 đến 29-3-58

Hải Quân Thiếu Tá Đặng Cao Thăng từ 29-3-58 đến 10-2-60

Hải Quân Thiếu Tá Vương Hữu Thiều từ 10-2-60 đến 19-1-63

Hải Quân Thiếu Tá Dư Trí Hùng từ 19-1-63 đến 23-12-63

Hải Quân Trung Tá Nguyễn Đức Vân từ 23-12-63 đến 26-2-66

Hải Quân Thiếu Tá Bùi Hữu Thư từ 26-2-66 đến 13-7-66

Hải Quân Đại Tá Đinh Mạnh Hùng từ 13-7-66 đến 1-3-69

Hải Quân Đại Tá Khương Hữu Bá từ 1-3-69 đến 6-8-71

Hải Quân Đại Tá Nguyễn Trọng Hiệp từ 6-8-71 đến 16-1-73

Phó Đề Đốc Nguyễn Thanh Châu từ 16-1-73 đến 4-75

Từ khóa đầu tiên do sĩ quan Hải Quân Việt Nam tuyển mộ và huấn luyện, khóa IIX Sĩ quan Hải Quân Nha Trang, tiêu chuẩn tuyển chọn sinh viên sĩ quan Hải Quân là bằng tú tài toàn phần, ban toán. Sinh viên được huấn luyện quân sự theo tiêu chuẩn các trung tâm huấn luyện Hải Quân quốc tế. Về văn hóa, sinh viên được giảng dạy theo chương trình đại học. Chương trình thụ huấn là hai năm và sinh viên ra trường với cấp bậc Thiếu Úy Hải Quân.

Năm 1962, vì số sĩ quan không đủ cung ứng, thời gian huấn luyện được rút ngắn bốn tháng.

Đến năm 1969, vì tình trạng đôn quân, khóa 18 Sinh viên Sĩ Quan Hải Quân là khóa cuối cùng của chương trình huấn luyện mười tám tháng.

Kể từ khóa 19, sinh viên được tuyển mộ nhiều hơn, khoảng hai trăm sinh viên cho mỗi khóa. Về văn hóa, sinh viên vẫn được dạy theo chương trình đại học như các khóa đàn anh. Về quân sự, sinh viên được rèn luyện theo hệ thống tự chỉ huy. Sau khi thụ huấn một năm, sinh viên được đi thực tập một thời gian ngắn rồi tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu Úy Hải Quân.

Khóa XXVI sinh viên sĩ quan Hải Quân là khóa cuối cùng của Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang.

Trong suốt thời gian từ khi thành lập cho đến tháng 4-1975, Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang đào tạo được 2,538 sĩ quan, cả ngành chỉ huy lẫn kỹ thuật; 15,050 chuyên nghiệp.

 

Hải quân Công xưởng Sài Gòn

Hải Quân Công Xưởng được xây cất trên một khu đất rộng lớn bên bờ sông Sài Gòn từ thế kỷ XIX. Là một thủy xưởng lớn nhất Á Châu, Hải Quân Công Xưởng gồm 87 tòa nhà; mỗi tòa nhà được sử dụng như một cơ xưởng. Các cơ xưởng ấy là: xưởng đóng tàu, xưởng xửa tàu, xưởng mộc, xưởng điện, xưởng tiện, máy dầu cặn, xưởng điện tử, ty dụng cụ, các nhà kho, văn phòng v.v... Ngoài ra còn có hai ụ chìm; một ụ rộng 520 feet và ụ kia rộng 119 feet; một ụ nổi có khả năng sửa tàu nặng một ngàn tấn; bốn đường rầy, bảy cần trục lưu thông, một lò nấu chảy. Tất cả các cơ sở đó đều tọa lạc trên 53 mẫu đất. (Theo MSGS, CP 030625Z Dec. 1961: CPFLT 04508Z).

Các vùng sông ngòi

Hành quân Lưu động Sông

Tổ chức: - Hành quân lưu động sông trực thuộc Bộ Tư Lệnh Hải Quân. Một phụ tá Tư Lệnh Hải Quân Hành Quân Lưu Động Sông chịu trách nhiệm điều hành tất cả hành quân trong sông.

Thành phần: - Về hành quân, Hành Quân Lưu Động Sông gồm:

- Vùng III và vùng IV Sông ngòi.

- Lực Lượng ThủyBộ (Lực lượng đặc nhiệm 211).

- Lực Lượng Tuần Thám (Lực lượng đặc nhiệm 212).

- Lực Lượng Trung Ương (Lực lượng đặc nhiệm 214).

- Các Giang Đoàn Xung Phong.

Phụ tá Tư Lệnh Hải Quân Hành Quân Lưu Động Sông cuối cùng: Phó Đề Đốc Đinh Mạnh Hùng.

Vùng IV Sông Ngòi

Tổ chức: - Bộ chỉ huy vùng IV Sông Ngòi gồm: Tư Lệnh, Tư Lệnh Phó và Tham Mưu Trưởng.

Tư Lệnh Hải Quân vùng IV Sông Ngòi kiêm Tư Lệnh Hạm Đội đặc nhiệm 21.

Về hành quân, Hạm đội đặc nhiệm 21 chỉ huy và điều động các Lực Lượng đặc nhiệm tăng phái và Lực Lượng Hải Quân cơ hữu thuộc vùng IV Sông Ngòi.

Bộ Tư Lệnh đặt tại Cần Thơ.

Thành phần: Các đơn vị cơ hữu của Hải Quân vùng IV Sông Ngòi gồm các Giang Đoàn Xung Phong sau đây:

- Giang đoàn 21 và 33 tại Mỹ Tho.

- Giang đoàn 23 và 31 tại Vĩnh Long.

- Giang đoàn 26 tại Long Xuyên.

- Giang đoàn 25 và 29 tại Cần Thơ và nhiều căn cứ và tiền doanh yểm trợ.

Ngoài các đơn vị cơ hữu đó, vùng IV Sông Ngòi còn có ba Lực Lượng đặc nhiệm (Task forces) tăng phái: 211, 212, 214.

Phạm vi hoạt động: Địa bàn hoạt động của Hải Quân vùng IV Sông Ngòi gồm tất cả sông rạch các tỉnh: Định Tường, Kiến Tường, Kiến Phong, An Giang, Châu Đốc, Gò Công, Phong Dinh v.v... và được chia làm ba vùng, mỗi Lực lượng đặc nhiệm trách nhiệm một vùng để yểm trợ cho một Sư đoàn bộ binh.

Tư Lệnh cuối cùng: Phó Đê Đốc Đặng Cao Thăng.

Vùng III Sông Ngòi

Tổ chức: Sự tổ chức của Vùng III Sông Ngòi gồm Tư Lệnh, Tư Lệnh Phó và Tham Mưu Trưởng.

Bộ Tư Lệnh đặt tại Long Bình.

Thành phần: Các đơn vị cơ hữu của Vùng III Sông Ngòi gồm:

- Giang đoàn 22 và 28 Xung Phong đóng tại Nhà Bè.

- Giang đoàn 24 và 30 Xung Phong đóng tại Long Bình và nhiều tiền doanh yểm trợ.

Ngoài ra, Vùng III Sông Ngòi cũng có sự tăng phái của các Lực Lượng đặc nhiệm 211, 212, 214.

Phạm vi hoạt động: Vùng hoạt động của Vùng III Sông Ngòi gồm sông rạch các tỉnh: Biên Hòa, Gia Định, Long An, Hậu Nghĩa, Bình Dương, Tây Ninh.

Tư Lệnh cuối cùng: Hải Quân Đại Tá Trịnh Quang Xuân.

Giang đoàn Xung phong

Tổ chức: Giang Đoàn Xung Phong dịch từ River Assault Group. Mỗi giang đoàn xung phong được chỉ huy bởi một thiếu tá hoặc đại úy Hải Quân. (Về sau, vì thiếu sĩ quan, một số sĩ quan tốt nghiệp trường Bộ Binh Thủ Đức biệt phái cũng được huấn luyện để giữ các chức vụ này).

Trang bị: Mỗi giang đoàn xung phong được trang bị như sau:

- 6 LCVP. Mỗi LCVP được trang bị 1 đại bác 20 ly, 2 trung liên 7 ly 62.

- 6 Fom. Mỗi Fom được trang bị 1 đại liên 12 ly 7, 3 trung liên 7 ly 62.

- 4 LCM. Mỗi LCM được trang bị 2 đại bác 20 ly, 2 đại liên 12 ly 7.

- Một Monitor Combat, trang bị: 1 đại bác 40 ly, 1 súng cối 81 ly, 2 trung liên 7 ly 62, một đại liên 12 ly 7.

- Một Commandement trang bị: 2 đại liên 12 ly 7 (hoặc 1 đại liên 40 ly), 2 trung liên 7 ly 62 (hoặc 20 ly) và một súng cối 81 ly.

Ngoài ra, trên mỗi giang đỉnh đều có các loại súng cá nhân như M79, M16 và 57 trực xạ.

Nhiệm vụ: Chuyển vận, yểm trợ và phối hợp hành quân với quân bạn.

Vùng hoạt động: Tất cả sông rạch thuộc miền Nam Việt Nam.

Đội hình di-chuyển

- 2 LCVP (trung vận đỉnh)

- 2 Fom (truy kích đỉnh)

- 1 Combat (chiến đấu đỉnh)

- 2 LCVP

- 1 LCM

- 2 Fom

- 1 LCM

- 2 LCVP

- 1 LCM

- 1 Commandement (soái đỉnh)

- 2 Fom.

* Đội hình có thể thay đổi tùy theo nhu cầu chiến trường.

Lực lượng Thủy Bộ

(Lực Lượng Đặc Nhiệm 211)

Tổ chức: Bộ Tham Mưu Lực Lượng Thủy Bộ gồm có Tư Lệnh, Tư Lệnh Phó và Tham Mưu Trưởng.

Lực Lượng Thủy Bộ được chia ra 3 Liên đoàn; mỗi liên đoàn có 2 giang đoàn và được chỉ huy bởi một Thiếu Tá Hải Quân; mỗi giang đoàn được chỉ huy bởi một thiếu ta hoặc một đại úy. Các liên đoàn điều hành như sau:

Liên Đoàn I Thủy Bộ (tức Liên đoàn đặc nhiệm 211.1) gồm hai Giang đoàn 70 và 71 Thủy Bộ.

Hậu cứ: Long Phú.

Nhiệm vụ: Liên Đoàn I phối hợp hành quân với các chi khu thuộc tiểu khu Sóc Trăng và hộ tống các đoàn thương thuyền chở nhu yếu phẩm từ Bạc Liêu, Sóc Trăng về Sài Gòn.

Liên Đoàn II Thủy Bộ (tức Liên đoàn đặc nhiệm 211.2) gồm hai Giang đoàn 72 và 73 Thủy Bộ.

Hậu cứ: Cà Mau.

Nhiệm vụ: Liên Đoàn II Thủy bộ yểm trợ Trung đoàn 32 Bộ Binh đồng thời phối hợp hành quân và tiếp tế cho các đơn vị thuộc vùng Cà Mau.

Liên Đoàn III Thủy Bộ (tức liên đoàn đặc nhiệm 211.3) gồm hai Giang đoàn 74 và 75 Thủy Bộ.

Hậu cứ: Rạch Sỏi thuộc tỉnh Kiên Giang.

Vùng hoạt động: Liên Đoàn III Thủy bộ tuần tiễu, kiểm soát các thủy lộ của hai tỉnh Kiên Giang và Chương Thiện.

Trang bị: Mỗi giang đoàn thủy bộ gồm có: 4 Alpha, 5 Tanggo. 1 Monitor Combat, 1 Monitor Commandement.

Đội hình di chuyển:*

- 2 trục mìn.

- 2 Alpha.

- Mnitor Combat.

- 5 Tango, chở quân.

- Monitor Commandement.

- 2 Alpha.**

* Đội hình có thể thay đổi tùy theo nhu cầu chiến trường.

** Trước năm 1973, trong các cuộc hành quân của các đơn vị thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh tại U Minh, thường có nhiều cuộc chuyển quân nên các Giang đoàn Thủy bộ được trang bị thêm các giang đỉnh rà và trục mìn. Hai giang đỉnh này thường được đi đầu.

Vì chiến trường đòi hỏi, Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Thủy Bộ đã biến cải mỗi Alpha trang bị thêm một súng 81 ly trực xạ.

Lực Lượng Thủy Bộ còn có một căn cứ yểm trợ đặt tại Bình Thủy, Cần Thơ để cung cấp nhiên liệu cũng như sửa chữa và tu bổ chiến đỉnh.

Tư Lệnh cuối cùng: Hải Quân Đại Tá Nguyễn Bá Trang.

Lực-lượng Tuần-Thám

(Lực Lượng Đặc Nhiệm 212)

Tổ chức: Bộ Tham Mưu Lực Lượng Tuần Thám gồm: Tư Lệnh, Tư Lệnh Phó và Tham Mưu Trưởng.

Bộ Tư Lệnh hành quân đóng tại Châu Phú.

Lực Lượng Tuần Thám gồm 15 Giang đoàn, kể từ Giang đoàn 51 Tuần thám cho đến Giang đoàn 65 Tuần thám; và được chia ra thành 6 Liên giang đoàn. Mỗi Liên giang đoàn có từ 2 đến 3 Giang đoàn, do một Thiếu tá hoặc Trung tá Hải Quân chỉ huy. Mỗi Giang đoàn có 20 Giang đỉnh, mang đặc tính giống nhau và do một Đại Úy hoặc Thiếu Tá chỉ huy.

Giang đỉnh của Lực Lượng Tuần Thám gọi là PBR (Patrol Boat River), chiều dài 31 feet, chiều ngang 10 feet rưỡi, vỏ bằng fiber nhựa, nhẹ, vận tốc cao (32 km/giờ), chạy bằng hơi đẩy (Turbo), không có chân vịt nên rất thích hợp trên các sông cạn.

PBR được trang bị radar, máy truyền tin cực mạnh, ống nhòm hồng ngoại tuyến, súng cối 81 ly và 12 ly 7 đôi; đôi khi PBR cũng được trang bị súng 50 lý đôi, 7 ly 62 và 20 ly.

Phạm vi hoạt động: Trách nhiệm trực tiếp vùng biên giới: Tân Châu, Hồng Ngự, Hà Tiên, Châu Đốc, Cao Lãnh v.v... Ngoài ra, lực lượng này cũng tăng phái cho các vùng hành quân và trực thuộc dưới sự chỉ huy hành quân của vùng đó.

Tư Lệnh đầu tiên và cũng là tư lệnh cuối cùng: Phó Đề Đốc Nghiêm Văn Phú.

 

Lực lượng Trung-ương

(Lực Lượng Đặc Nhiệm 214)

Tổ chức: Bộ Chỉ Huy Lực Lượng Trung Ương đặt tại Đồng Tâm (Mỹ Tho, thuộc tỉnh Định Tường) và được điều động bởi: Tư Lệnh, Tư Lệnh Phó và Tham Mưu Trưởng.

Về hành chánh, Lực Lượng Trung Ương gồm có:

- Liên đoàn Người Nhái.

- Hai Giang đoàn trục lôi

- Bốn Giang đoàn Ngăn chận và nhiều căn cứ hải quân.

Giang đoàn Ngăn chận được trang bị cùng loại chiến đỉnh với Giang đoàn Thủy bộ và có thêm máy phun lửa.

Về hành quân Lực Lượng Trung Ương được tăng phái 2 Giang đoàn Tuần thám, 2 Giang đoàn Xung phong.

Lực lượng Trung ương có 300 sĩ quan và khoảng ba ngàn binh sĩ; và được chia làm 3 Liên đoàn. Mỗi Liên đoàn gồm 2 Giang đoàn và đặt dưới sự chỉ huy của một thiếu tá hoặc Trung tá Hải Quân. Mỗi Giang đoàn Ngăn chận được chỉ huy bởi một Thiếu tá hoặc Đại úy.

Hậu cứ của các Liên đoàn:

- Liên đoàn 214.1 đóng tại Tuyên Nhơn.

- Liên đoàn 214.2 đóng tại Kinh Chợ Gạo.

- Liên đoàn 214.3 đóng tại Cao Lãnh.

Vùng hoạt động: Miền Tiền Giang, từ bên này sông Cửu Long cho đến sông Vàm Cỏ, gồm các tỉnh Định Tường, Vĩnh Long, Kiến Tường v.v...

Tư Lệnh cuối cùng: Hải Quân Đại Tá Nguyễn Văn Thông.

 

Liên-đoàn Người Nhái

Thành lập: Liên đội Người Nhái được thành lập năm 1961, gồm toàn quân nhân tình nguyện.

Ngay sau khi được thành lập, 12 nhân viên tốt nghiệp khóa Biệt Hải UDT (Underwater Demolition Teams) tại Đài Loan huấn luyện lại cho Người Nhái Hải Quân.

Tổ chức: Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn Người Nhái trước đặt tại Ty Quân Cảng, trong Hải Quân Công Xưởng, sau dời về Căn cứ Hải Quân Cát Lái.

- Tháng 10-1962, khóa Biệt hải đầu tiên tại Việt Nam được huấn luyện tại Đà Nẵng, bởi Người Nhái Mỹ (SEAL West coast) và một số Biệt hải Việt Nam tốt nghiệp tại Đài Loan. Khóa này có một sĩ quan duy nhất - Hải Quân Trung Úy Trịnh Hòa Hiệp, xuất thân khóa 7 Hải Quân Nha Trang - và một số hạ sĩ quan Hải Quân, còn hầu hết là nhân viên HƯi thuyền, gốc miền Trung.

- Khóa II Biệt hải cũng được tổ chức tương tự như khóa 1. Hải Quân Thiếu Úy Phan Tấn Hưng, xuất thân khóa 9 Hải Quân Nha Trang, là sĩ quan Hải Quân thứ hai theo thụ huấn.

Các khóa kế tiếp được huấn luyện tại các địa điểm khác nhau: Nha Trang, Cam Ranh, Vũng Tàu ...

Huấn luyện: Biệt hải được huấn luyện như một điệp viên chiến tranh thuần túy để thích nghi với mọi môi trường như lặn, đổ bộ và nhảy trực thăng từ một cao độ khá nguy hiểm mà không cần dù. Danh từ SEAL viết tắt từ: Sea, Air, Land. Biệt hải biết sử dụng tất cả loại vũ khí, của ta lẫn của địch, và có khả năng xâm nhập, trốn thoát và sống còn (survival).

Thời gian huấn luyện là mười sáu tuần lễ, kể luôn cả "tuần lễ địa ngục". Muốn vượt qua "Tuần lễ địa ngục", học viên phải qua các thử thách sau đây: Chèo ghe 115 dậm, chạy bộ 75 dậm, mang tàu đi 21 dậm và bơi 10 dậm.

Khóa Biệt hải đầu tiên tại Việt nam ra trường vào Tháng Giêng năm 1965. Khóa này xin chuyển sang Sờ Phòng Vệ Duyên Hải, chuyên thi hành công tác xâm nhập miền Bắc, từ bắc vĩ tuyến 17.

Trước năm 1968, Liên đội Người Nhái chỉ phụ trách các công tác thám sát hành quân, đổ bộ, lặn, vớt tàu.

Từ năm 1968 trở về sau, khả năng Người Nhái hải Quân Việt Nam được tận dụng đúng mức khi Liên đoàn Người Nhái bắt đầu biệt phái nhân viên cho các toán Người Nhái Mỹ (SEAL team) khắp bốn vùng chiến thuật và cho cả chiến dịch Phụng Hoàng.

Năm 1971, một số sĩ quan trẻ, xuất thân từ trường Bộ Binh Thủ Đức tình nguyện gia nhập và được huấn luyện theo các khóa Hải Kích Người Nhái Việt Nam.

Từ 1968 đến 1972, quân số Người Nhái từ 80 tăng lên 600. Liên đội Người Nhái trở thành Liên đoàn Người Nhái, gồm có: Hải Kích (SEAL), Biệt hải (UDT - Underwater Demolition Teams), Tháo gỡ đạn dược (EOD - Explosive Ordinance Disposal), Trục vớt (vớt tàu), Phòng thủ hải cảng, Giang đoàn yểm trợ Hải Kích (chuyên chở hành quân) và Toán yểm trợ tiếp vận.

Nhiệm vụ: Nhiệm vụ Người Nhái rất nguy hiểm như: xâm nhập vùng đất địch, chống đặc công thủy Việt Cộng, với tàu, cứu tù binh, v.v...

Phạm vi hoạt động: Người Nhái có thể hoạt động trong sông lẫn ngoài biển.

Sau khi "Việt nam hóa chiến tranh", Đại đội Hải Kích được biệt phái cho các giang đoàn, duyên đoàn hay các căn cứu Hải Quân khắp lãnh thổ. Nhiệm vụ của Hải Kích (SEAL) cũng tương tự như Biệt Kích, nghĩa là đột nhập vào các mục tiêu ven biển hoặc sông rạch. Một toán Hải Kích được biệt phái thường trực cho Căn cứ Hải Quân Năm Căn. Đại đội vớt tàu với các tàu trục vớt trang bị dụng cụ lặn và trục vớt, lưu động các nơi, nhất là vùng IV sông ngòi. Đại đội tháo gỡ đạn dược (EOD) cũng biệt phái nhân viên đi các bộ chỉ huy vùng.

Bất cứ lúc nào Liên đoàn Người Nhái cũng có từ 15 đến 20 toán thuộc các ngành, được biệt phái các nơi.

Chỉ Huy Trưởng cuối cùng: Hải Quân Trung Tá Trịnh Hòa Hiệp.

 

Lực lượng Đặc nhiệm 99

Thành lập: Đây là lực lượng sau cùng do vị Tư Lệnh cuối cùng của Hải Quân thành lập và trực tiếp điều động.

Ngay sau khi trở lại nhậm chức Tư Lệnh Hải Quân lần thứ hai, Phó Đô Đốc Chung Tấn Cang ra lệnh thành lập Lực Lượng Đặc Nhiệm 99 trong vòng 24 tiếng đồng hồ.

Sau khi được thành lập, Lực Lượng 99 được đưa về Căn Cứ Hải Quân Nhà Bè.

Tổ chức: Vì tính cách cấp thời, Bộ Tham Mưu Lực Lượng chỉ gồm có: Chỉ huy trưởng, một trung úy, một tài xế và một thượng sĩ vô tuyến!

Trang bị: Lực Lượng đặc nhiệm 99 gồm trên 50 chiến đỉnh, là sự kế hợp của các giang đoàn: 42 Ngăn chận, 59 Tuần thám, một phần của giang đoàn 22 Xung phong, một toàn trục vớt, một toán tiền phong đỉnh, một trung đội Hải kích và 3 súng phun lửa.

Phạm vị hoạt động: Lực lượng đặc nhiệm 99 được coi là lực lượng tổng trừ bị của Hải Quân, với mục đích giải tỏa áp lực nặng của địch ở bất cứ nơi nào, thuộc phạm vị hoạt động của Hải Quân.

Chỉ huy trưởng đầu tiên và cũng là cuối cùng: Hải Quân Đại Tá Lê Hữu Dông.

 

Liên đoàn Tuần Giang

Thành lập: Để đáp ứng nhu cầu chiến trường, Lực lượng giang phòng được thành lập và trực thuộc Bộ Tư Lệnh Địa Phương Quân.

Về sau, danh xưng Lực Lượng giang phòng được đổi là Liên đoàn Tuần giang, trực thuộc Bộ Tư Lệnh Hải Quân.

Tổ chức: Bộ chỉ huy Liên đoàn Tuần giang đặt tại Sài Gòn.

Khóa Tuần giang đầu tiên do Hải Quân huấn luyện. Sau đó, Trung Tâm Huấn Luyện Tuần Giang được thành lập tại Cát Lái.

Ba đại đội sửa chữa đặt tại Sài Gòn, Cần Thơ, Mỹ Tho.

Quảng trị:

a). Hành chánh: Bộ chỉ huy Liên đoàn Tuần giang trực thuộc Bộ Tư Lệnh Hải Quân về quản trị nhân viên, thuyên chuyển, bổ nhậm, tiếp liệu, sửa chữa, v.v...

b). Hành quân: Đại đội Tuần giang đặt dưới sự điều động và sử dụng của Tiểu khu.

Thành phần: Liên đoàn Tuần Giang gồm 24 đại đội, kể từ Đại đội 11 Tuần giang đến Đại đội 35 Tuần Giang.

Mỗi đại đội Tuần giang được chỉ huy bởi một thiếu tá hoặc đại úy.

Trang bị: Đại đội Tuần giang được trang bị 1 LCM 8 với 8 hoặc 9 LCVP. Mỗi giang đỉnh trang bị đại liên 50, đại liên 30 và M72.

Nhiệm vụ: Mỗi Tiểu khu được tăng phái một hay hai Đại đội Tuần giang để thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

- Chuyên chở Bộ Binh và phối hợp các đơn vị bạn tham dự các cuộc hành quân do Tiểu khu tổ chức.

- Kiểm soát ghe thuyền để khám phá và ngăn chận sự xâm nhập của địch.

- Tuần tiểu và giữ an ninh các cầu cống trên các thủy trình do Tiểu khu chỉ định.

- Bảo vệ an ninh các xã ấp, yểm trợ hỏa lực và tiếp viện đồn bót ven sông.

- Hộ tống xà lan đạn, dầu, thực phẩm, v.v...

Chỉ huy trưởng cuối cùng: Đại tá Kỹ thuật Nguyễn Văn Kinh.

Hành quân Lưu động Biển

(Lực lượng duyên phòng, còn gọi là Lực lượng đặc nhiệm 213)

Tổ chức: Hành quân lưu động biển trực thuộc Bộ Tư Lệnh Hải Quân. Phụ tá Tư Lệnh Hải Quân lưu động biển chịu trách nhiệm tất cả hành quân trên biển.

Thành phần: Mỗi vùng duyên hải có một lực lượng đặc nhiệm, gồm các chiến hạm biệt phái, lực lượng cơ hữu (Duyên đoàn) và Hải đội Duyên phòng.

Trang bị: Mỗi Hải đội Duyên phòng được trang bị khoảng 30 Duyên tốc đỉnh (PCF - Fast Patrol Craft) và Tuần duyên đỉnh (Coast Guards). Mỗi Khinh tốc đỉnh được trang bị một moọc-chê 81 ly đặt phía sau, bên trên là đại liên 12 ly 7.

Về hành quân, các lực lượng đặc nhiệm của 5 vùng Duyên hải trực thuộc Lực Lượng đặc nhiệm 213.

Phụ tá Tư Lệnh Hải Quân Hành Quân Lưu Động Biển cuối cùng: Phó Đề Đốc Nguyễn Hữu Chí.

Hạm-Đội

Tổ chức: Bộ Tư Lệnh Hạm đội đặt tại Hải Quân Công Xưởng, được điều động bởi: Tư Lệnh, Tư Lệnh Phó và Tham Mưu Trưởng.

Hạm đội gồm 13 Hải đội: Hải đội 1 Tuần Duyên, Hải đội II Chuyển Vận, Hải đội III Tuần Dương.

Thành phần và nhiệm vụ mỗi Hải đội:

- Hải đội I Tuần Duyên gồm các loại: Tuần duyên hạm (PGM - Motor Gunboat), Giang pháo hạm (LSIL - Landing Ship, Infantry, Large), Trợ chiến hạm (LSSL - Landing Support Ship, Large) ... Nhiệm vụ tuần tiễu, kiểm soát địch vùng cận duyên.

- Hải đội II Chuyển Vận gồm các loại: Dương vận hạm (LST - Landing Ship, Tank), Hải vận hạm (LSM - Landing Ship, Medium), Quân vận đỉnh (LCU - Landing Craft, Utility), tàu dầu (YOG - Gasoline Barge, Self-propelled) ... Nhiệm vụ hành quân đổ bộ, yểm trợ tiếp vận, y tế, sửa chữa.

- Hải đội III Tuần dương gồm các loại: Hộ tống hạm (PCE - Patrol Craft Escort), Tuần dương hạm (WHEC), Khu trục hạm (DER - Radar Picket Escort) ... Nhiệm vụ tuần tiễu, ngăn chận, nghênh chiến khi tàu địch xâm nhập hải phận Việt Nam.

Phạm vi hoạt động: Khắp bốn vùng chiến thuật, từ vĩ tuyến 17 đến Cà Màu, cả biển lẫn sông.

Những ngày cuối cùng của cuộc chiến, Hải Quân Đại Tá Phạm Mạnh Khuê được bổ nhiệm thay thế Hải Quân Đại Tá Nguyễn Xuân Sơn ở chức vụ Tư Lệnh Hạm Đội. Nhưng trên thực tế, về hành quân, vị Tư Lệnh tiền nhiệm, Hải Quân Đại Tá Nguyễn Xuân Sơn vẫn điều động và chỉ huy.

Lực lượng Hải thuyền

Thành lập: Khởi thủy, Lực Lượng Hải thuyền là một lực lượng bán quân sự, do sĩ quan Hải Quân tuyển mộ, huấn luyện và chỉ huy. Thời gian huấn luyện là ba tháng.

Khi mới thành lập, mỗi đơn vị của Lực Lượng Hải thuyền được gọi là Đội Hải Thuyền và đoàn viên đều xâm trên ngực hai chữ "Sát Cộng".

Tổ chức: Trung tâm Huấn Luyện Hải Thuyền trước đặt tại Phú Quốc, đến tháng 2-1963 dời về Cam Ranh.

Thành phần: Mỗi Đội Hải Thuyền gồm: 3 ghe Chủ lực, 3 ghe Di cư, 20 ghe Buồm và được chỉ huy bởi một thiếu úy hoặc Trung úy.

Trang bị: Mỗi loại ghe được trang bị như sau:

- Ghe Chủ lực: một đại liên 50 trước mũi, một đại liên 30 sau lái và nhiều súng cá nhân.

- Ghe di cư: hai đại liên 30 và vũ khí cá nhân.

- Ghe buồm: súng cá nhân.

Y phục của đoàn viên: bà ba đen.

Nhiệm vụ và phạm vi hoạt động: Nhiệm vụ của Lực lượng Hải thuyền là tuần tiễu, kiểm soát và ngăn chận sự xâm nhập và trà trộn của Việt Cộng vào các làng ven biển thuộc các vùng Duyên hải.

Sau khi được sát nhập vào Hải Quân, danh xưng Đội Hải Thuyền được đổi là Duyên đoàn và đoàn viên mặc quân phục Hải Quân. Cấp số của mỗi duyên đoàn là Thiếu Tá.

 

Vùng I Duyên-hải

Tổ chức: Bộ Tham Mưu của vùng I Duyên Hai gồm có: Tư Lệnh, Tư Lệnh Phó và Tham Mưu Trưởng.

Tư Lệnh Hải Quân vùng I Duyên Hải kiêm Chỉ Huy Trưởng Khu quân sự Tiên Sa, gồm tất cả các đơn vị Hải, Lục, Không Quân đồn trú tại bán đảo Sơn Chà.

Bộ Tư Lệnh vùng I Duyên Hải đặt tại Tiên Sa, Đà Nẵng.

Thành phần cơ hữu: Lực lượng Hải Quân vùng I Duyên Hải gồm các đơn vị sau đây:

- Các Giang đoàn: 32 Xung phong đóng tại Huế, 92 Trục lôi tại Thuận An, 60 Tuần thám ở Thuận An.

- Các Duyên đoàn: 11 tại Cửa Việt, 12 tại Thuận An, 13 ở Cửa Tư Hiền, 14 ở Hội An, 15 tại Chu Lai, 16 ở Quảng Ngãi.

- Hải đội I Duyên phòng.

- Bốn đài kiểm báo: 101 tại núi La Ngữ, Huế; 102 ở Sơn Trà; 103 tại cù lao Ré: 104 ở Sa Huỳnh.

- Các tiền doanh yểm trợ tiếp vận.

- Ngoài ra, vùng I Duyên hải còn có các chiến hạm biệt phái.

Phạm vị hoạt động - Vùng Duyên hải và sông rạch các tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên, Đà Nẵng, Quảng Ngãi.

Tư lệnh cuối cùng: Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại.

Vùng II Duyên hải

Bộ Tư Lệnh Hải Quân vùng II Duyên hải đặt tại Cam Ranh, gồm các đơn vị sau đây:

- Các Duyên đoàn: 21 tại Qui Nhơn, 22 ở Poulo Gambir, 23 ở Sông Cầu, 24 tại Tuy Hòa, 25 ở Hòn Khói, 26 tại Bình Ba, 27 ở Phan Rang, 28 tại Phan Thiết.

- Hải đội II Duyên phòng đóng tại Qui Nhơn.

- Các căn cứ yểm trợ.

- Các đài kiểm báo.

- Một số chiến hạm biệt phái.

Tầm hoạt động - Vùng II Duyên hải trách nhiệm các vùng duyên hải thuộc các tỉnh: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Cam Ranh, Phan Rang, Phan Thiết.

Tư Lệnh cuối cùng: Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh.

Vùng III Duyên-hải

Tổ chức: Bộ Tham Mưu vùng III Duyên hải gồm: Tư Lệnh, Tư Lệnh Phó và Tham Mưu Trưởng.

Bộ Tư Lệnh Hải Quân vùng III Duyên hải đóng tại Cát Lỡ và gồm các đơn vị sau đây:

- Hải đội 3 Duyên phòng đóng tại Cát Lỡ.

- Các Duyên đoàn: 33 tại Rạch Dừa, 34 ở Bến Tre, 35 tại Trà Vinh.

- Căn cứ yểm trợ Cát Lỡ.

- Bệnh xá Vũng Tàu.

- Các đài kiểm báo: 301 ở Dakoo, Bình Tuy; 302 tại Núi Lớn; 304 đặt trên một chiến hạm, nằm ngoai khơi Ba Động.

- Vài chiến hạm biệt phái.

Phạm vi hoạt động: Miền duyên hải thuộc Phước Tuy, Gò Công, Kiến Hòa.

Tư Lệnh cuối cùng: Phó Đề Đốc Vũ Đình Đào.

Vùng IV Duyên-hải

Tổ chức: Bô Tham Mưu gồm: Tư Lệnh, Tư Lệnh Phó và Tham Mưu Trưởng.

Bộ Tư Lệnh vùng IV Duyên hải được đặt tại Phú Quốc.

Lực lượng Hải Quân vùng IV Duyên hải gồm có:

- Các Duyên đoàn: 45 ở Bắc Đào, Hà Tiên; 44 tại Kiên An, Hòn Tre, trong vịnh Rạch Giá, trách nhiệm U Minh Thượng, cửa sông Cái Lớn và Cái Bè; 43 ở sông Ông Đốc, Cà Mau; 42 ở Hòn Nam Du.

- Hải đội IV Duyên phòng đóng tại An Thới.

- Vài chiến hạm biệt phái.

- Căn cứ yểm trợ và tiếp vận.

- Các đài kiểm báo.

Phạm vi hoạt động: Từ mũi Cà Mau đến biên giới Miên - Việt trong vịnh Thái Lan.

Tư Lệnh cuối cùng: Hải Quân Đại Tá Nguyễn Văn Thiện.

Vùng V Duyên-hải

Tổ chức: Bộ Tham Mưu vùng V Duyên Hải gồm: Tư Lệnh, Tư Lệnh Phó và Tham Mưu Trưởng.

Bộ Tư Lệnh đặt tại Năm Căn thuộc tỉnh An Xuyên.

Thành phần: Lực lượng cơ hữu Hải Quân vùng V Duyên hải gồm:

- Hải đội V Duyên Phòng.

- Giang Đoàn 43 Ngăn chận.

- Giang đoàn 53 Tuần thám.

- Căn cứ Hải Quân.

- Tiền doanh yểm trợ:

- Duyên đoàn 36 đóng tại cửa Định An.

- Duyên đoàn 41 đóng tại Poulo Obi.

- Đài kiểm báo 401 đặt trên núi Poulo Obi.

- Các chiến hạm biệt phái.

Vùng hoạt động: Vùng V Duyên hải trách nhiệm miền duyên hải các tỉnh Ba Xuyên, Bạc Liêu, An Xuyên (Cà Mau), một phần duyên hải của tỉnh Kiên Giang (Rạch Giá) và các đảo Poulo Obi, Fas Obi, v.v...

Ngoài ra, hai giang đoàn 43 Ngăn chận và 53 Tuần thám chịu trách nhiệm sông Năm Căn (giới hạn từ cửa Bồ Đề đến cửa Bảy Hạp), sông Đồng Cùng và Chi khu Năm Căn.

Tư Lệnh cuối cùng: Hải Quân Đại Tá Nguyễn Văn May.

Lực lượng Hải-tuần

Tổ chức: Lực lượng Hải Tuần thuộc Sở Phòng Vệ Duyên Hải, đóng tại Tiên Sa, Đà Nẵng. Bộ Chỉ Huy gồm có Chỉ Huy Trưởng và Chỉ Huy Phó.

Tất cả nhân viên thuộc Lực Lựng Hải Tuần, kể cả sĩ quan và lính, đều là những quân nhân tình nguyện và được biệt phái hẳn cho Lực Lượng Đặc Biệt (Special Operation Group). Lực lượng đặc biệt này gồm nhiều binh chủng khác nhau như Thủy Quân Lục Chiến, Không Quân, Nhảy Dù, Biệt Kích v.v... và Hải Quân là một thành phần trong cơ cấu này.

Trang bị: Các khinh tốc đỉnh (PT - Motor torpedo Boat) dài độ 80 feet, vỏ vằng nhựa, máy chạy bằng dầu cặn, được đóng tại Na Uy (Norway), vận tốc trên 50 hải lý một giơ. Các PT thuộc Sở Phòng Vệ Duyên Hải có biệt danh là "Nasty" và "Swift".

Mỗi PT thường được trang bị: Một súng cối 130 hoặc 81 ly, quay và nhắm được, đặt sau đài chỉ huy; hai đại liên 50 đôi đặt hai bên và một trọng pháo phòng không 40 ly, hai nòng, bán tự động. PT được chế tạo đề phòng thủy lội, nhưng công tác của Lực Lượng Hải Tuần không cần đến, nên không trang bị.

Mỗi PT có một Hạm trưởng (cấp bậc Đại Úy Hải Quân), một Hạm phó, một cơ khí viên và một số nhân viên. Mỗi lần hành quân thường đi chung 2, 3 PT để yểm trợ lẫn nhau.

Nhiệm vụ: Nhiệm vụ của Lực Lượng Hải tuần là dùng loại PT có vận tốc nhanh, đưa Biệt Hải hoặc những người có nhiệm vụ liên hệ, vượt vĩ tuyến 17, xâm nhập Bắc Việt.

Công tác thường được thực hiện ban đêm và chỉ với mục đích thu thập tình báo hơn là giết chóc.

Phạm vi hoạt động: Dọc duyên hải từ vĩ tuyến 17 đến Hải Phòng.

Sau khi thi hành công tác từ Bắc về, tinh thần và thể chất quân ta mệt mỏi, rã rời, PT Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa thường bị PT Việt Cộng chận đánh, khoảng Hòn Cọp. PT Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa cũng thường bị MiG Bắc Việt (bay từng cặp) phát giác bằng radar và dùng hỏa tiễn tầm nhiệt tấn công.

Việt Cộng thường dùng loại tàu Kronstaff, vận tốc độ 35 hải lý một giờ và loại P4, vận tốc 65 hải lý một giờ và trang bị 6 giàn đại liên 50 đôi để tấn công PT Nam Việt Nam. Hải Quân Việt Cộng được trang bị 12 P4.

Lực lượng Hải tuần đưa Biệt kích xâm nhập Bắc Việt lần đầu tiên vào tháng 2 năm 1964.

Lúc mới thành lập, Lực Lượng Hải Tuần có khoảng 20 PT. Đến cuối năm 1970, theo tinh thần cuộc hòa đàm Paris, mọi gây hấn nhau giữa Bắc và Nam Việt Nam phải chấm dứt (nhưng Việt Cộng vẫn cứ vi phạm) thì Lực Lượng Hải Tuần ngưng hoạt động và giải tán sau đó.

Biệt Hải

(thuộc sở phòng vệ duyên hải)

Tổ chức: Biệt hải được chia ra làm ba nhóm: "Vega", "Lucky", "Romulus" và tất cả sống trong các trại dọc theo bãi biển từ Mỹ Khê đến chùa Non Nước. Trại nọ cách trại kia khoảng một cây số. Trước mặt trại là biển và sau lưng là rừng dương liễu.

Mỗi trại đều có dân sự chiến đấu lo việc canh gác, chợ đò, nấu nướng. Biệt hải chỉ việc ăn, tập, thi hành công tác cho đến khi giải nhiệm hoặc tự ý xin rút lui.

Tuyển mộ: Biệt hải phải là những người dồi dào sức khỏe, can đảm, tự tin, kín đáo và nhất là có óc sáng suốt để xoay sở khi lâm nạn.

Nhiệm vụ:

- Nhóm "Vega" được huấn luyện đổ bộ đột kích, phá cầu bằng chất nổ và bắt người Bắc về lấy tin tình báo. Nhóm này sử dụng Bazooca và 75 ly không giật.

- Nhóm "Romulus" chuyện lặn bình hơi và đổ bộ bằng cách nhảy dù xuống biển, mang theo bình hơi và xuồng cao su.

- Nhóm "Lucky" thi hành công tác phá hoại kinh tế, tuyên truyền, gây xáo trộn tinh thần trong hàng ngũ địch. Nhóm này thường bắt ngư phủ trong hợp tác xã Việt Cộng, đem về làng kiểu mẫu Thế giới Tự do (thành phần tại cù lao Chàm) nuôi nấng, cho ăn uống sung sướng, học về đời sống tự do; sau đó họ được thả về Bắc lại để tuyên truyền. Nhiều người trong số này xin ở lại miền Nam nhưng không được chấp thuận. Tiếc rằng họ không giúp được gì cho miền Nam sau khi về Bắc!

Trước khi Biệt hải thực hiện một công tác nào thì nhân viên phải được huấn luyện và thực tập dựa theo địa hình, địa vật của những địa điểm mà công tác sẽ được thi hành, do không ảnh U2 cung cấp.

Khi lực lượng Hải tuần chưa thành lập, Việt Cộng bố trí các vị trí đóng quân dọc theo duyên hải kểi từ phía Bắc vĩ tuyến 17. Về sau, các đại đơn vị đó bị Biệt hải tấn công, bắn phá liên miên, Việt Cộng dời quân vào sâu trong nội địa.

Tầm hoạt động xa nhất của Biệt hải là Hải Phòng.

Vũ Hữu San

 

Phụ-Chú:

€ Năm 1847, Chủ-lực của Hải-quân nhà Nguyễn gồm 5 chiến-hạm kiến-trúc theo kiểu Tây-phương bị tiêu-diệt bởi phân-đoàn gồm 2 chiến-hạm Pháp do Đại-Tá Lapierre và Trung-Tá Rigault de Genouilly chỉ-huy. Trong một giờ cả chu-sư của ta bị phá tan (Việt-Sử Toàn-thư, Phạm-Văn-Sơn, SàiGòn 1960, trang 613). Hải-Quân ta suy-yếu hẳn và coi như không còn hoạt-động nữa sau khi Pháp chiếm được thành-phố Hà-Nội lần thứ hai vào năm 1882. (Việt-Sử Toàn-thư, Phạm-Văn-Sơn, SàiGòn 1960, trang 657).

€ Civilization, Past and Present, Third Edition, T. Walter Wallbank, Alastair M. Taylor, Nels M. Bailkey; Illinois, 1967, p. 762.

€ Ibid, pp. 766-775.

€ Ngay từ 1950, Thống-chế Juin, người có uy-tín nhất trong quân-đội Pháp, cho biết thì sớm muộn gì Pháp cũng phải buông Đông-Dương vì quá xa và quá tốn kém (Quân-Lực Viêt-Nam Cộng-Hoà trong Giai-đoạn hình-thành 1946-1955, Quân-Sử 4, Bộ TTM/QLVNCH/ Phòng 5 xuất-bản năm 1972,trang 44).

€ Tới khi sắp chết, Hồ-Chí-Minh còn trăn trối lại như sau: "Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý, có tình ...và góp phần xứng-đáng vào sự nghiệp cách-mạng thế-giới". (Di-chúc Hồ Chí Minh, Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 1969.)

€ Quân-Lực Viêt-Nam Cộng-Hoà trong Giai-đoạn hình-thành 1946-1955, Quân-Sử 4, Bộ TTM/QLVNCH/ Phòng 5 xuất-bản năm 1972.

€ Tướng CS Trần-Hạnh xác-nhận tại Hà Nội: Đảng CS chỉ-huy quân-đội, September 24 (Reuters) Nguyên-văn bản-tin: Vietnam Deputy Defence Minister Lieutenant-General Tran Hanh said on Thursday that the ruling communist party would always maintain absolute leadership over the country's armed forces. "The constitution clearly prescribes the leadership role of the Communist Party of Vietnam," he said.

€ Man's Story, World History in Its Geographic Setting, T. Walter Wallbank; Scott, Foresman &Co, USA, 1961, p. 717.

€ Nhận xét khách-quan này tìm thấy trong hầu hết các cuốn hải-sử ngoại-quốc hay các tiểu-thuyết phiêu-lưu, xuất-dương mạo-hiểm. Chân-lý tương-tư như: "đi môt ngày đàng, học một sàng khôn" hay "đi cho biết đó biết đây, ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn."

€ Hải-Quân Trung-Cộng có trên 300,000 quân là một trong ba lực-lượng hùng-mạnh nhất trên thế-giới.

€ Dụ số 2 này do Quốc-Trưởng Bảo-Đại ký, phần "Thành-lập Hải-Quân Việt-Nam đã được thực-sự thi-hành. Dụ số 1 do Quốc-Trưởng Bảo-Đại ký ngày 1 tháng 7 năm 1949 cũng đã đề-cập đến việc thành-lập Hải-quân. Phụ-chú trong sách "United States Navy and Vietnam Conflict", Vol. 1, Naval History Division, (Washington DC., 1976, trang 198): Dụ số 1 tiếp-tục có hiệu-lực cho tới khi hiến-pháp của Việt-Nam Cộng-Hoà ra đời 1956 (dẫn-chứng từ B. Fall, Two Viet-Nam, p. 215).

€ Quân-Lực Viêt-Nam Cộng-Hoà trong Giai-đoạn hình-thành 1946-1955, Quân-Sử 4, Bộ TTM/QLVNCH/ Phòng 5 xuất-bản năm 1972.

€ Jane Fighting Ship, những năm 1954-1957, các chương về Hải-quân Pháp và Hải-Quân Việt-Nam.

€ Tiến-trình do Đô-Đốc Ortoli đè-nghị vào tháng 4 năm 1951 gồm có: thành-lập hai Hải-đoàn Xung-phong năm 1951, một Trung-tâm tuyển-mộ và huấn-luyện năm 1952, nhiều đội tuần-giang năm 1953, bốn Trục-lôi-dĩnh năm 1954, và một phân-đoàn Thủy-phi-cơ năm 1955.

€ 2897-258 Trước Tây-Lịch (TTL.)

€ 257-207TTL.

€ Có nhiều nguyên-do người Việt-Nam chúng ta hiểu được, nhưng cả người Pháp lẫn Mỹ đều ghi những nhận-xét nông cạn về hiện-trạng này. Các tài-liệu hải-sử ghi rằng; họ không hiểu sao người Việt là dân duyên hải, sống bằng ngư-nghiệp, sinh-hoạt trên ghe thuyền mà việc tuyển-mộ và huấn-luyện lại gặp khó khăn. Tác-chiến là trách-nhiệm chính, Hải-quân Pháp không muốn tốn kém nhân-lực vì phải cung-cấp huấn-luyện-viên. (Sách United States Navy and Vietnam Conflict, Vol. 1, Naval History Division, Washington DC., 1976, trang 195-196.)

€ Tài-liệu Hoa-Kỳ: Naval Division,TRIM, Study, "Naval Forces of Vietnam" 10 Dec. 1955, p. 1 ghi: Hải-quân Pháp chỉ tuyển có 3 Sinh-viên Sĩ-Quan, chưa qua đươc một năm, tất cả bỏ cuộc.

€ "Naval Forces of Vietnam" 10 Dec. 1955, pp. 1-2.

€ Lúc đó, Hải-Quân Pháp tại Viễn-Đông đã mất dần uy-thế trước Lục-Quân. Nhưng tất cả những đòi hỏi (cho lực-lượng Hải-Quân) đều được thoả-mãn tối-đa. Tướng Navarre (tháng 5-1953 đến tháng 6-1954) đã hài lòng về sự hoạt-động của Hải-Quân vào lúc bấy giờ. (Quân-Lực Viêt-Nam Cộng-Hoà trong Giai-đoạn hình-thành 1946-1955, Quân-Sử 4, Bộ TTM/QLVNCH/ Phòng 5 xuất-bản năm 1972,trang 79)

€ Charles W. Koburger, Jr., "The French Navy in Indochina, Riverine and Coastal Forces, 1945-54", Praeger, New York, 1991, p. 101.

€ Documents Viet Nam, Bulletin publié par le Service de Presse et d'Information du Haut-Commissariat du Viet Nam en France, No. 70, Paris, 1er Mars 1954, trang 12.

€ Xin xem thêm tài-liệu của Phó Đề-Đốc Đinh-Manh-Hùng, cùng đăng trong số này.

€ Quân-Lực Viêt-Nam Cộng-Hoà trong Giai-đoạn hình-thành 1946-1955, Quân-Sử 4, Bộ TTM/QLVNCH/ Phòng 5 xuất-bản năm 1972, trang 353.

€ Charles W. Koburger, Jr., "The French Navy in Indochina, Riverine and Coastal Forces, 1945-54", Praeger, New York, 1991, p. 103.

€ "United States Navy and Vietnam Conflict", Vol. 1, Naval History Division, Washington DC., 1976, p. 228, ghi như là Việt-Nam thắng: The issue was finally resolved in early 1954 by allowing the Vietnamese to fly their own flags.

€ Thực-sự, việc giải-quyết chưa thỏa đáng. Cho đến Chiến-dịch Rừng-Sát 1955, vấn-đề quốc-kỳ vẫn còn phải bàn.

€ Hình ảnh Thủ-tướng Bửu-Lộc, Tổng-trưởng Quốc-Phòng Phan-Huy-Quát đến dự lễ bàn-giao 3 Trục-lôi-hạm này trên bìa báo Documents Viet Nam, Bulletin publié par le Service de Presse et d'Information du Haut-Commissariat du Viet Nam en France, No. 70, Paris, 1er Mars 1954. Bài tường-thuật trang 13.

€ Charles W. Koburger, Jr., "The French Navy in Indochina, Riverine and Coastal Forces, 1945-54", Praeger, New York, 1991, p. 104.

€ Tài-liệu chi-tiết cần tìm đọc trong sách của Dại-tá TQLC Croizat, Victor. The Brown Water Navy: The River and Coastal War in Indo-China and Vietnam, 1948 - 1972. Poole, UK: Blandford Press, 1984.

€ Xem chi-tiết tại chương 4 - Các đơn-vị bộ-binh, Sách "Quân-Lực Viêt-Nam Cộng-Hoà trong Giai-đoạn hình-thành 1946-1955, Quân-Sử 4", Bộ TTM/QLVNCH/ Phòng 5 xuất-bản năm 1972.

€ Quân-Lực Viêt-Nam Cộng-Hoà trong Giai-đoạn hình-thành 1946-1955, Quân-Sử 4, Bộ TTM/QLVNCH/ Phòng 5 xuất-bản năm 1972, trang 353.

€ Quân-Lực Viêt-Nam Cộng-Hoà trong Giai-đoạn hình-thành 1946-1955, Quân-Sử 4, Bộ TTM/QLVNCH/ Phòng 5 xuất-bản năm 1972, trang 354.

€ Quân-Lực Viêt-Nam Cộng-Hoà trong Giai-đoạn hình-thành 1946-1955, Quân-Sử 4, Bộ TTM/QLVNCH/ Phòng 5 xuất-bản năm 1972, trang 354-355.

€ Có tài-liệu ghi sai là Dương-vận-hạm (LST = Landing ship tank). Loại chiến-hạm này lớn hơn, mãi tới thập-niên 1960, Hải-Quân Việt-Nam mới được trang-bị.

€ Quân-Lực Viêt-Nam Cộng-Hoà trong Giai-đoạn hình-thành 1946-1955, Quân-Sử 4, Bộ TTM/QLVNCH/ Phòng 5 xuất-bản năm 1972, trang 356.

€ Hải-đoàn-trưởng một Hải-Đoàn Xung-Phong đầy-đủ (Dinassaut) là một chức-vụ chỉ-huy quan-trọng trong Hải-Quân Pháp. Theo truyền-thống, Sĩ-quan này mang hiệu-kỳ Tư-Lệnh (Commodore) trên "soái-hạm" LSSL, LSIL hay LCT. (Charles W. Koburger, Jr., "The French Navy in Indochina, Riverine and Coastal Forces, 1945-54", Praeger, New York, 1991, p. 62.). Cuốn sách "L'Enseigne dans le Delta" của Bernard Estival (Versailles: Les 7 Vents, 1989: 127-130) cũng viết chuyện này.

€ Trong khi Cấp-số Sĩ-quan Quân-đội năm 1954: 5 Tướng, 40 Đại-tá, 60 Trung-tá, 400 Thiếu-tá; Sĩ-quan thâm-niên của Hải-quân còn ở hàng Úy (?)

€ Việc bổ-nhiệm này là biến-chuyển trong Hải-quân. Tuy nhiên, trong các sách hồi-ký, tướng Trần-Văn-Đôn không nhắc tới.

€ Tài-liệu trong cuốn Chiến-sử Thủy-Quân Lục-Chiến, 1997.

€ Quân-Lực Viêt-Nam Cộng-Hoà trong Giai-đoạn hình-thành 1946-1955, Quân-Sử 4, Bộ TTM/QLVNCH/ Phòng 5 xuất-bản năm 1972, trang 354. Xem thêm chi-tiết trong đoạn "Bảng cấp-số lý-thuyết Hải-Quân 1955 và Trang-bị thực-sự", phiá trên.

€ Một vài chi-tiết liên-hệ Hải-Quân và Thủy-Quân Lục-Chiến được ghi trong cuốn Chiến-Sử Thủy-Quân Lục-Chiến, 1997.

€ Charles W. Koburger, Jr., "The French Navy in Indochina, Riverine and Coastal Forces, 1945-54", Praeger, New York, 1991, p. 104. Có tới 6 Giang-đoàn Xung-phong đồn-trú tại Mỹ-Tho, Cát-Lở, Vĩnh-Long, Cát-Lái, Cần-Thơ và Long-Xuyên.

€ Charles W. Koburger, Jr. cho là có 6 Giang-doàn. Số lượng này sai vì không có Giang-Đoàn tại Cát Lở.

€ Có tài-liệu ghi: Lực-lượng Giang-cảnh thành-lập với 4 LCM, 8 LCVP, 18 tiểu đỉnh (STCAN - French designed River Patrol Craft). Có lẽ không đúng. Xin sửa sai.

€ Tài-liệu của Giáo-sư Cao Thế Dung, Mãy Nét Sơ khảo về Hải-Quân Việt-Nam, báo Bạch-Đằng, Xuân Nhâm-Tuất, 1982, Virginia, USA, trang 12-16.

€ Tổng Công Kích - Tổng Khởi Nghiã của Việt-Cộng Mậu Thân 1968, Bộ TTM/QLVNCH/ Phòng 5/ Khối Quân-Sử xuất-bản 1968.

€ Tất cả những phần Tổ-Chức Đai Đơn-Vị và Đơn-Vị Hải-Quân dưới đây, cũng như một số tài-liệu khác ở trên là công-trình nghiên-cứu của Nhà Văn Điệp Mỹ Linh, tác-phẩm Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà Ra Khơi 1975, Texas, 1990.

 

 

Free Web Hosting