VŨ-HỮU-SAN &Thế-Giới của Nước
 

Home
TàuCộng KhóThắng BiểnĐông
Tham-Luận Biển Đông
Hải-phận Cho Quốc-Gia Lào
ThủĐoạn TiêuDiệt VănHóa
BảnĐồ ThuyếtTrình Edm&Calgary
Dự-Án Song-Tử
Tàu TrungCộng Cắt Cáp Tàu ThămDò VN
Biển Đông 74,000 năm trước
Hải-đồ DângGiặc
Bản-Đồ Bắc TrườngSa
BảnĐồ MalaysiaViệtNam
Nước Việt Hình Chữ S
RVN-CDWR-MainBody.pdf
Hải Phận Triệu Km2
Hải Phận Triệu Km2 (Tiếp)
Hải Phận Valencia
TàiLiệu PhápLý
BảnÐồBiênGiớiViệt-Hoa
Bản-đồ Phân-Chia Vịnh Bắc-Việt
VịnhBắcViệt
LáThư Gởi Đầy Tớ
Law of the Sea
Forum Openings
RVN WhitePaper75
ChinaPropaganda-LuuVanLoi
TiếngNóiVịnhBắcViệt
VấnÐềBiênGiới-BsNguyenÐanQuế
HảiGiới ViệtHoa
Vùng Biển Sâu Cho Tương-Lai
LêChíQuangPhảnÐối
CácĐội HoàngSa
NamQuan
BiểnĐông ThiênKỷMới
Biển Đông Ô Nhiễm
VịnhBắcViệt-HàngHải
VịnhBắcViệt-HuyềnThoại
NguyễnNhã-NghiênCứu HoàngSa
Chủ Quyền HoàngTrường
HảiThươngBiểnÐôngCổThời
BsTrầnÐạiSỹTổngKếtHảiChiến
HảiChiếnHoàngSaNóiChuyện
Hải Chiến Hoàng Sa
HQ16ÐàoDân
HảiChiếnHoàngSaTrầnThếÐức
VĩnhLiêmHoàngSaHảiChiến
Chuyện Một Con Tàu
NgườiBạnHảiQuân
BạnTôiSầuÐông
HồngNhanMộtThời
CâyÐinh
NhữngÔngThánh
ÐờiSống CăngThẳng
HỗnChiến
NgỗngTuyết
NgườiĐànBà
CònNụCườiNào
SóiGià
SachMoiNgoTheVinh
TranhCổTấnTinhChâu
HảiQuân Còn Mất
TuầnThám NguyễnVănƠn
FutureDestroyer
Mischief Situation
DER-HQ4
To Chuc HQVNCH
Forgotten ASPB
Études Vietnamiennes
Environments'Protection
VN Water Culture
Legends-Water Realm
Useful Books&Maps
VN Sovereignty
Vietnam Energy
Raft Across Pacific
Triết Lý Nước
HảiQuânViệtNam TừBaoGiờ
Hàng Hải Gốc Rễ Việt Nam
Ðịa Lý Biển Ðông
Thuật Ngữ Hàng Hải
NgườiViệt KhámPhá MỹChâu
Ngày HảiQuân1973
Lịch Sử Thuyền Bè
Bài Vè Thủy Trình
Petrus Ký&VănHoá Thuyền
Photo Album
Người Thủy Thủ Già
SoạnThảo HảiSử
MộtNgàyVớiÐÐCang
Lược Sử Nước
PhanQuỳnh
NguyễnVănLục
HT Nguyễn Văn Lộc
VũNgọcRuẩn BốTôi
VũVănToàn
ThơVăn HoàngĐìnhBáu
KỷNiệm ÐờiQuânNgũ
ChiếcBình TháiLọ
ChânDung SVSQHQXI
BảoBình&HìnhẢnh
Quê Nhà 50 Năm Trở Lại
ChuVănAn2B3-1956
Giải Ảo! HãyTỉnh Giấc Mơ Ma
AnhHùng NguyễnThànhSắc
ThuỷThủĐoàn HQ-4
ChiếnThuật ĐầuChữ T
HìnhẢnh HQ4 HảiChiến HoàngSa
TrangHình HảiChiến HoàngSa
Trận HoàngSa Hồ Hải
Hải-Chiến theo Trung-Cộng
Hải-Chiến theo BùiThanh
Diễn-Tiến Trận Hải-Chiến
TâySa HảiChiến
QuanBinhTC HoàngSa1974
HQ16-HQ5 Bắn Nhau
HQ5-Rã Ngũ
Đại-Tá Ngạc Ở Đâu
ChuyệnMột ConTàu
Bông Hồng Cho Nhựt-Tảo
Danh-Sách Tử-Sĩ Hoàng-Sa
DanhSách CốThủ HoàngSa
TrươngVănLiêm-HQ5
TruyệnNựcCười MấyAnh SửaQuân-Sử
Lệnh TamBấtĐả-HứaThếHữu
AnhHùng BH NguyễnVănVượng
TưởngNiệm AnhHùng NguyễnVănĐồng
Phạm Ngọc Đa AnhHùng Tử-Sĩ
TaoBanNuocKhong
VĩnhBiệt NguyênNhi
CáchNhìn LịchSử XâmLược
NgườiLínhGiàHQ4 NgôThếLong
NguyễnThượngLong-HảiChiến HoàngSa
NguyễnThượngLong-TìmMãi YêuThương
VănTế 74 TửSĩ HảiChiến HoàngSa
Nhớ lại HCHS & SuyNgẫm
HànhQuân TrầnHưngĐạo47
Bộ Hình ChiếnTrường HQ-4
Tài-Liệu CTCT/VNCH
Các ChiếnHạm VN&TC ThamChiến
TàiLiệuHQ4-TổngCụcCTCT
Lố bịch kiểu Tàu phù
Hải-Chiến theo LữCôngBảy
Phòng-Tai của HQ-4
Tiểu-Sử Anh-Hùng Tử-Sĩ
TrầnVănĐảm-AnhHùng&Nhà VôĐịch
AnhHùng BùiQuốcDanh
VũĐìnhQuang-AnhHùngHảiPháo
Anh-Hùng Vương-Thương
VưongThếTuấn: HQ4 Xin Rút Lui
Người AnhHùng HoàngSa
Thư HT PhạmTrọngQuỳnh
Thư Bạn ĐồngMôn ChuVănAn
Tìm Hiểu Gerald Kosh
Văn Tế HoàngSa
Những BàiCa HảiChiến HS
Thư Người Giám-Lộ
BứcThư 15 Năm
24 Years After Naval Battle
Tiểu Sử Vũ Hữu San
Tựa
ToànTập
Tổng-kết Hải-Chiến
Hồi Ký Của NgườiVề Từ HoaLục
Thư Riêng Về Đơn-Vị
Giới Thiệu
Gặp lại Niên-Trưởng NBT
TrùmMền HôXungPhong  

 

 

Dịch Thơ và Thơ Dịch

Thuần Lương Vũ Văn Toàn

Thuở xưa ở nước ta, khi Hán học còn thịnh, các cụ ta đọc thơ, làm thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm, chứ ít ai dịch thơ.

Kể từ khi Hán học suy tàn và thơ Pháp đã bắt đầu phổ biến ở Việt nam, những người biết khá chữ Hán, hình như muốn chia sẻ những cảm nhận, những thích thú của mình đã đem dịch một số những bài thơ cổ phong nhất là những bài thơ Đường nổi tiếng trong đó có các cụ Trần-Trọng- Kim, Ngô-Tất-Tố, Nguyễn-Khắc-Hiếu...Riêng những nhà tân học thì dịch những bài thơ Pháp được truyền tụng ngay bên chính quốc chẳng hạn như cụ Nguyễn văn Vĩnh, nhà văn Khái Hưng,...

Dịch thơ dĩ nhiên là phải tìm hiểu từng chữ, từng câu- nhất là chữ Hán- và nội dung toàn bài, sau đó mới diễn ra bằng tiếng mẹ đẻ.

Người dịch dĩ nhiên phải '' xính'' làm thơ, có tâm hồn nhạy cảm, hay nói cách khác là có hồn thơ và chính cái hồn thơ nơi người dịch là điều căn bản.

Vẫn cái chuyện '' đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu''. Cũng như người Pháp quen nói: '' Qui se ressemblent, s'assemblent.''

Một người chưa yêu, hoặc chỉ yêu theo cái kiểu '' nhà, bố làm cho; vợ, bố lấy cho'' thì khó mà cảm nhận được bài thơ nói về mối tình lãng mạn của chàng trai chỉ một lần nhác thấy bóng hồng mà đã mê mẩn, nhung nhớ để một năm sau lại đến chốn xưa, giai nhân đâu chẳng thấy mà chỉ thấy bẽ bàng khi hoa đào với gió đông cười nhạo mình. ( Hình như Nguyễn Du đã có lần như vậy nên mới có câu Kiều: '' ' Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông''.

Một người sinh ra trong bọc điều, lớn lên trong nhung lụa, không hề bị cái đói, cái rét hành hạ thì chia xẻ làm sao được nỗi lòng của kẻ '' cốt bần'' và không thể nào dịch cho thấm thiá những câu:

Vô y, sử ngã hàn,

Vô phạn, sử ngã cơ.

( Không áo khiến ta lạnh. Không cơm khiến ta đói).

Có những người cả đời chưa hề chia tay với người yêu thương một lần nào thì có dịch một bài thơ ''tiễn biệt'' nào đó, đọc lên vẫn không có hồn.

Nói tóm lại là dù chỉ dịch thôi, người dịch cũng phải có tâm tư tương tự như tác giả, như kiểu người xưa đã nói: '' ta cũng nòi tình, thương người đồng điệu.'' ( Chu-mạnh-Trinh).

Ngoài ra mỗi ngôn ngữ có sắc thái riêng biệt cho nên người Pháp đã khẳng định: '' Traduire, c'est trahir''. Mà dịch thơ thì cái chuyện phản bội càng lớn hơn..Thôi thì lúc thêm, lúc bớt, tác giả nói kiểu này, dịch giả nói kiểu kia, lại còn thể thơ khác nhau, luật thơ, vần điệu phải tôn trọng chứ.

Những bài thơ chữ Hán, chữ Pháp được truyền tụng thường có nhiều người dịch ra thơ Việt. Dĩ nhiên là có bài hay, có bài thường vậy. Điều cốt yếu là khi ngâm lên người ta nghe đúng là thơ tiếng Việt là được.

Bài tứ tuyệt của Vương-sĩ-Trinh đề cho truyện '' Liêu trai chí dị'' của Bồ Tùng Linh dưới đây:

Cô vọng ngôn chi nghe thính chi.

Đậu bằng quá giá, vũ như ti.

Liệu ưng yếm tác nhân gian ngữ,

Aí thính thu phần quỷ xướng thi

 

Bài dịch I: Nói láo mà chơi, nghe láo chơi.

Dàn dưa lún phún hạt mưa rơi.

Sự đời đã chán không buồn nói,

Lẳng lặng nghe ma kể chuyện người.

Tản Đà.

 

Tản Đà đã tự cho mình là ngông nên hạ bút viết '' nói láo, nghe láo'' chắc là đắc ý lắm. Một tay cự phách trong giai đoạn chuyển tiếp cựu học và tân học thì bài thơ dịch của ông phải kể là hay. Nhưng dĩ nhiên là không tránh khỏi sự thêm bớt bất đắc dĩ. Dịch giả chỉ nói đến dàn dưa ( qua giá) mà không nói đến dàn đậu ( đậu bằng). Câu cuối dịch giả lại nói là '' lẳng lặng nghe ma'' trong khi nguyên tác lại là '' ái thính'' ( khoái nghe).

Mấy câu trên đây chỉ muốn nói: không nên câu nệ, không cần phải gò từng chữ, từng câu, miễn sao nói lên được ý chính là đủ.

 

Bài dịch II: Nói nhăng, nói cuội miễn cho qua.

Dàn đậu, dàn mưa lún phún mưa.

Đã chán việc đời không nhắc đến,

Thu về khoái quỷ xướng thi xưa.

Văn Toàn.

 

Bài dịch III: Nghe nghe, nói nói mà chơi.

Dàn dưa, dàn đậu mưa rơi lạnh lùng.

Sự đời chán ngán vô cùng,

Thu về, ma kể chuyện lòng mà vui.

Văn Toàn.

 

Bảo rằng bài này hơn bài kia e không đúng. Bài nào thì cũng cố gắng trung thành tối đa với nguyên tác, thế thôi. Cái quan trọng là đọc lên không ngô nghê, không lai căng, cái giọng Việt, cái tinh thần Việt ngữ không xa rời là được.

Để kết luận, học hỏi, bắt chước các bậc tiền bối rồi sử dụng ngôn ngữ của mình dịch thơ từ chữ Hán, hoặc tiếng Pháp, tiếng Anh, những sinh ngữ mà mình có chút vốn liếng phải kể là một thú vui tao nhã, trầm lắng. Vào một dịp khác sẽ nói tiếp về những bài thơ dịch đã được lưu truyền.

Thuần Lương Vũ Văn Toàn

Fountain Valley 22-4-2000

 

Free Web Hosting