VŨ-HỮU-SAN &Thế-Giới của Nước
 

Home
TàuCộng KhóThắng BiểnĐông
Tham-Luận Biển Đông
Hải-phận Cho Quốc-Gia Lào
ThủĐoạn TiêuDiệt VănHóa
BảnĐồ ThuyếtTrình Edm&Calgary
Dự-Án Song-Tử
Tàu TrungCộng Cắt Cáp Tàu ThămDò VN
Biển Đông 74,000 năm trước
Hải-đồ DângGiặc
Bản-Đồ Bắc TrườngSa
BảnĐồ MalaysiaViệtNam
Nước Việt Hình Chữ S
RVN-CDWR-MainBody.pdf
Hải Phận Triệu Km2
Hải Phận Triệu Km2 (Tiếp)
Hải Phận Valencia
TàiLiệu PhápLý
BảnÐồBiênGiớiViệt-Hoa
Bản-đồ Phân-Chia Vịnh Bắc-Việt
VịnhBắcViệt
LáThư Gởi Đầy Tớ
Law of the Sea
Forum Openings
RVN WhitePaper75
ChinaPropaganda-LuuVanLoi
TiếngNóiVịnhBắcViệt
VấnÐềBiênGiới-BsNguyenÐanQuế
HảiGiới ViệtHoa
Vùng Biển Sâu Cho Tương-Lai
LêChíQuangPhảnÐối
CácĐội HoàngSa
NamQuan
BiểnĐông ThiênKỷMới
Biển Đông Ô Nhiễm
VịnhBắcViệt-HàngHải
VịnhBắcViệt-HuyềnThoại
NguyễnNhã-NghiênCứu HoàngSa
Chủ Quyền HoàngTrường
HảiThươngBiểnÐôngCổThời
BsTrầnÐạiSỹTổngKếtHảiChiến
HảiChiếnHoàngSaNóiChuyện
Hải Chiến Hoàng Sa
HQ16ÐàoDân
HảiChiếnHoàngSaTrầnThếÐức
VĩnhLiêmHoàngSaHảiChiến
Chuyện Một Con Tàu
NgườiBạnHảiQuân
BạnTôiSầuÐông
HồngNhanMộtThời
CâyÐinh
NhữngÔngThánh
ÐờiSống CăngThẳng
HỗnChiến
NgỗngTuyết
NgườiĐànBà
CònNụCườiNào
SóiGià
SachMoiNgoTheVinh
TranhCổTấnTinhChâu
HảiQuân Còn Mất
TuầnThám NguyễnVănƠn
FutureDestroyer
Mischief Situation
DER-HQ4
To Chuc HQVNCH
Forgotten ASPB
Études Vietnamiennes
Environments'Protection
VN Water Culture
Legends-Water Realm
Useful Books&Maps
VN Sovereignty
Vietnam Energy
Raft Across Pacific
Triết Lý Nước
HảiQuânViệtNam TừBaoGiờ
Hàng Hải Gốc Rễ Việt Nam
Ðịa Lý Biển Ðông
Thuật Ngữ Hàng Hải
NgườiViệt KhámPhá MỹChâu
Ngày HảiQuân1973
Lịch Sử Thuyền Bè
Bài Vè Thủy Trình
Petrus Ký&VănHoá Thuyền
Photo Album
Người Thủy Thủ Già
SoạnThảo HảiSử
MộtNgàyVớiÐÐCang
Lược Sử Nước
PhanQuỳnh
NguyễnVănLục
HT Nguyễn Văn Lộc
VũNgọcRuẩn BốTôi
VũVănToàn
ThơVăn HoàngĐìnhBáu
KỷNiệm ÐờiQuânNgũ
ChiếcBình TháiLọ
ChânDung SVSQHQXI
BảoBình&HìnhẢnh
Quê Nhà 50 Năm Trở Lại
ChuVănAn2B3-1956
Giải Ảo! HãyTỉnh Giấc Mơ Ma
AnhHùng NguyễnThànhSắc
ThuỷThủĐoàn HQ-4
ChiếnThuật ĐầuChữ T
HìnhẢnh HQ4 HảiChiến HoàngSa
TrangHình HảiChiến HoàngSa
Trận HoàngSa Hồ Hải
Hải-Chiến theo Trung-Cộng
Hải-Chiến theo BùiThanh
Diễn-Tiến Trận Hải-Chiến
TâySa HảiChiến
QuanBinhTC HoàngSa1974
HQ16-HQ5 Bắn Nhau
HQ5-Rã Ngũ
Đại-Tá Ngạc Ở Đâu
ChuyệnMột ConTàu
Bông Hồng Cho Nhựt-Tảo
Danh-Sách Tử-Sĩ Hoàng-Sa
DanhSách CốThủ HoàngSa
TrươngVănLiêm-HQ5
TruyệnNựcCười MấyAnh SửaQuân-Sử
Lệnh TamBấtĐả-HứaThếHữu
AnhHùng BH NguyễnVănVượng
TưởngNiệm AnhHùng NguyễnVănĐồng
Phạm Ngọc Đa AnhHùng Tử-Sĩ
TaoBanNuocKhong
VĩnhBiệt NguyênNhi
CáchNhìn LịchSử XâmLược
NgườiLínhGiàHQ4 NgôThếLong
NguyễnThượngLong-HảiChiến HoàngSa
NguyễnThượngLong-TìmMãi YêuThương
VănTế 74 TửSĩ HảiChiến HoàngSa
Nhớ lại HCHS & SuyNgẫm
HànhQuân TrầnHưngĐạo47
Bộ Hình ChiếnTrường HQ-4
Tài-Liệu CTCT/VNCH
Các ChiếnHạm VN&TC ThamChiến
TàiLiệuHQ4-TổngCụcCTCT
Lố bịch kiểu Tàu phù
Hải-Chiến theo LữCôngBảy
Phòng-Tai của HQ-4
Tiểu-Sử Anh-Hùng Tử-Sĩ
TrầnVănĐảm-AnhHùng&Nhà VôĐịch
AnhHùng BùiQuốcDanh
VũĐìnhQuang-AnhHùngHảiPháo
Anh-Hùng Vương-Thương
VưongThếTuấn: HQ4 Xin Rút Lui
Người AnhHùng HoàngSa
Thư HT PhạmTrọngQuỳnh
Thư Bạn ĐồngMôn ChuVănAn
Tìm Hiểu Gerald Kosh
Văn Tế HoàngSa
Những BàiCa HảiChiến HS
Thư Người Giám-Lộ
BứcThư 15 Năm
24 Years After Naval Battle
Tiểu Sử Vũ Hữu San
Tựa
ToànTập
Tổng-kết Hải-Chiến
Hồi Ký Của NgườiVề Từ HoaLục
Thư Riêng Về Đơn-Vị
Giới Thiệu
Gặp lại Niên-Trưởng NBT
TrùmMền HôXungPhong  

 

Đời Sống Căng Thẳng

Sầu Đông

Người Việt chúng ta ở Bắc Mỹ này có lẽ là một trong những sắc dân đã cảm nhận được rõ ràng thế nào là căng thẳng tinh thần. Trừ những em bé sinh ra trên đất nước này, hoặc đến đây khi còn thơ, số đông trong chúng ta có phần chắc là đã kinh qua những tháng năm mịt mù ngay trên chính quê hương của mình, kể từ sau tháng tư năm 1975, khi cộng sản chiếm đóng miền Nam. Chỉ nội chuyện cơm áo cũng đã khiến biết bao bậc phụ huynh khắc khoải từng ngày, chưa nói đến những áp lực trùng điệp khác trên tâm não những người dân thường sống trong vòng kềm toả của một chế độ cực kỳ hà khắc. Rồi còn cơ man nào là những tình huống 'căng' người mà ngay cả những người có hệ thần kinh vững vàng nhất cũng không dễ gì giữ được nét mặt bình thản : ở đâu cũng là những tình thế buộc phải đề phòng, phải lo âu, phải toan tính. Có gia đình nào đã chẳng mất đi của cải, tài sản, ít nhiều; có gia đình nào đã chẳng mất đi ít nhiều danh dự; và cũng có gia đình nào đã chẳng 'mất' đi những người thân yêu, cách này hay cách khác. Nhiều người đã phải chứng kiến anh, em, bè bạn, con, cháu dẫm đạp lên nhau vì chút quyền lợi nhỏ nhoi trong cái xã hội bầy hầy ấy. Và còn biết bao tình thế khốn đốn khác, từ những vụ mua bến, bãi đến sóng gió, bão bùng, hải tặc nơi biển Đông. Tinh thần con người đã bị căng ra! Căng ra đến độ tê liệt!!

Nhiều người, trước khi đặt chân đến Bắc Mỹ này, đã có lúc nghĩ rằng nơi đây là bến bờ tự do, là chốn thiên đường, là nơi mà con người không còn phải lo toan, dành dựt, canh chừng lẫn nhau, là nơi mà sữa và mật chảy ra tràn đầy. — đây ai cũng cười. Sẽ không còn sầu muộn, ưu phiền. Khuôn mặt ai cũng tươi mát, nhẹ nhàng. Đầu óc mọi người thảnh thơi. Tâm hồn sảng khoái. Rõ ràng là cuộc sống không đến nỗi khốn khổ, khốn nạn như khi còn nằm trong vòng tay thương yêu của Bác và Đảng. Và cũng thật rõ ràng là '' ngựa xe như nước, áo quần như nêm'': xa lộ thênh thang, xe chạy đầy đường, nhà cửa đủ thứ tiện nghi, chợ búa ê hề đồ ăn, thức uống, quần áo mặc không kịp thay. Và Tự Do? Ôi! Nhiều vô số kể!!

Vậy mà, những khuôn mặt hồn nhiên, đôn hậu xem chừng hiếm, vắng. Những lời nói từ tốn, dịu dàng ít khi ta gặp thấy được. Ai nấy đi đứng, làm việc, nói năng như bị ma đuổi. Chẳng ngày nào mà báo chí, truyền hình không bàn đi, tán lại về đời sống vội vã ở những xã hội kỹ nghệ này mà năng suất và tiền bạc là những giá trị chuẩn của đời sống. Đời sống ở đây 'stress' quá đỗi!!

Một vị cao niên tâm sự: '' Thoát được cộng sản đến xứ này tôi đã mừng lắm, vậy mà nhiều lúc như người sống dở, chết dở. Tôi đã đi làm hãng xưởng ở đây, tôi biết. Không phải như ở xứ mình đâu. Tám giờ vàng, ngọc là 'vàng', là 'ngọc' thật sự! Thanh niên không rõ sao chớ đã ngoài 55 mà ngày đứng máy tám tiếng, chạy theo dây chuyền sản xuất thì chỉ cần vài năm là người bã ra. Mấy thằng cai, con cai sao chúng nó giống nhau quá. Mặt chúng lạnh như tiền. Mắt chúng như cú vọ. Hở chuyện gì chúng cũng thấy, cũng biết. Chúng ra lệnh nhanh, gọn. Nhưng khi cãi nhau thì chúng mồm năm, miệng mười. Thấy mà dễ sợ. Mình chậm lụt là nó mời mình nghỉ chơi xơi nước. — VN, mình đã bầm dập, mà qua đến nơi này xem chừng mình còn tơi bời hoa lá chẳng kém!''

Một vị khác góp ý: '' Làm hãng xưởng cực là lẽ đương nhiên, nhưng chỗ tôi làm chỉ cần nhìn những cô thư ký làm việc cũng đủ thấy nể rồi. Họ lãnh lương vài ba chục ngàn một năm kể cũng xứng đáng. Đúng là vừa giặt giũ, nấu ăn, mà lại vừa bồng em, quét nhà các cụ ạ. Các cụ đã thấy cái cảnh tụi nó nghoẹo đầu nghe phôn, mắt đọc văn thư, tay gõ máy chưa? Chưa kể là đôi khi nó còn nháy mắt với giám đốc nữa.''

Những trao đổi như trên chỉ là một phần rất nhỏ cho thấy vài nét trong sinh hoạt căng thẳng thường ngày ở Bắc Mỹ này. Có lẽ số đông những vị cao niên trên xứ này là những người hơn ai hết đã từng ít nhiều phải sống những tình thế cực đoan, hoặc ngay trong gia đình, hoặc nơi làm việc, hay những nơi chốn công cộng. Chỉ riêng những dị biệt về văn hoá cũng đủ gây những thương tổn tinh thần, tình cảm nơi một số người. Có cụ đã nói:'' Bọn quỉ này chẳng còn biết đến luân thường, đạo lý chi cả. Mới nứt mắt ra đã trai gái đủ đường. Trên tivi bọn đóng phim đứa nào cũng như sẵn sàng lột hết ra cho mọi người coi. Chúng chẳng kể chi cả. Cần vạch ra là chúng vạch ra liền. Giữa thanh thiên, bạch nhựt, chúng ôm nhau hôn hít mùi mẫn. Thật là lạ. Thật là kỳ cục các cụ ạ. Đã vậy sách báo, truyền thanh, truyền hình, phim ảnh còn dạy, còn nhồi vào đầu lũ trẻ đủ thứ, từ chuyện làm tình đến phi xì ke, rồi đi ăn cướp nữa chớ. Thấy mà sợ hãi quá đỗi! Nhìn lũ cháu trong nhà: chúng chẳng giống con giáp nào cả. Từ cái ăn, cái uống, đến cái mặc, cái chơi, hình như chúng chỉ biết có chúng mà thôi. Chúng không thèm biết đến ai cả. Những mẫu mực của chúng khác với mình quá. Rầu đến thúi ruột các cụ ạ!''

Có những cụ già con cái bảo lãnh qua, tuổi già sức yếu, cộng thêm vào đó là tinh thần đã suy xụp từ những năm tháng dài kẹt ở VN, phải trông cậy vào con, vào cháu, tối ngày lủi thủi như những bóng ma. Cụ nào còn chút sức khoẻ, giúp được cháu con việc này, chuyện nọ, như cơm nước, chăm sóc nhà cửa thì còn đỡ. Nhưng mà chẳng phải vì vậy mà đầu óc nhiều cụ được thảnh thơi hơn! Đó là ở với đám con, cháu có hiếu, có công ăn chuyện làm tương đối thuận lợi chớ gặp đám bất hiếu, hay dâu, rể ngang ngạnh thì cuộc sống là những chuỗi ngày địa ngục, đứt mạch máu não lúc nào không hay. Vào nhà dưỡng lão thì buồn, ngồi một mình dễ nghĩ ngợi vẩn vơ lắm. Rồi lại còn chứng nghĩ trước quên sau nữa! Cái tuổi già lạc lõng nơi xứ người nó ngao ngán làm sao! Những cụ biết tiếng người ta không nhiều; và dẫu có biết cũng chẳng biết nói chi nhiều với cái lũ người lúc nào cũng vội vàng này. Vì vậy mà nhiều cụ xem ra cũng chẳng được dễ chịu hơn. Những cụ không biết tiếng, đi giữa phố phường đông đúc mà như lạc vào chốn không người! Các vị cao niên đã rất nhiều vị lâm vào tình thế dở ông, dở thằng, dở sống, dở chết, xin xã hội thì còn quá trẻ, mà xin đi làm thì đã quá già(!), ở với con cái thì luôn bị dày vò bởi mặc cảm sống bám vào con, vào cháu, chúng nói câu gì cũng thấy chạnh lòng. Mà nào có phải chúng rắp tâm nói những lời tàn nhẫn như vậy đâu. Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu! Bọn ăn cướp CS đã hành một chặp, nay thì chính những đứa con, đứa cháu trong nhà chúng hành thêm một trận nữa. Đúng là thần kinh căng thẳng thứ thiệt! Chưa kể nhiều vị chưa từng gặp những tai hoạ lớn trong đời, khi đến xứ người vẫn còn muốn chạy đua nước rút trên xa lộ tiền! Nhiều 'lão' bà luôn nuôi mộng phải có cái nhà lớn, đẹp cho người ta trông vào; có xe xịn cho người ta lé mắt. Chả gì mình cũng là cháu con của dân tộc anh hùng, gan góc, và nhất là khả năng lao động vô tận. Có bà đã 60 tuổi vẫn rán mỗi ngày mỗi lết bộ ra bến xe bus từ 6 giờ sáng đến nơi làm việc và chỉ về đến nhà khoảng 6 giờ chiều, mùa đông -10, -15 độ cũng mặc và mùa hè nóng đến chảy mỡ cũng kệ, lúc nào cũng so đo, tính toán, lúc nào cũng hối hả đức lang quân chạy vạy kiếm bạc cắc, chỉ với giấc mộng có chỗ an cư lạc nghiệp 'khiêm tốn' để có thể nở mặt, nở mày với thiên hạ. Cơn sốt vàng hình như đã ăn lậm vào não! Những ngày đói khổ nheo nhóc khi còn ở với lũ VC đã qua rồi. Phải làm nhanh, làm gấp lên chứ. Đây là đất vàng, đất bạc mà! — những buổi tiệc, các bà lựa thế ngồi, cách để tay, để ai ai cũng thấy được những viên kim cương, những chiếc nhẫn hột xoàn của mình. Ôi đất vàng, đất bạc! Tiền bạc hình như đã làm tan biến những giấc mơ an bình nhỏ nhoi nhất!

Đó là nhịp sống của một số những vị cao niên. Cũng có những vị an bần lạc đạo, nhưng những vị này hình như chưa đủ túc số đại diện cho số đông các vị bô lão phe ta đang gây khốn đốn cho những người thân vì những mộng ước chưa thành của họ.

Những vị trung niên cũng có một số những người học hành thành đạt, may mắn bắt được job tốt, có vợ, có chồng hiểu biết, thông cảm, và cũng có nghề nghiệp đàng hoàng. Nhưng ngay những người này, cuộc sống không hẳn đã thong thả. Làm gì có chuyện thong thả trên đất nước này nhỉ?! Có job, có vợ, có chồng,có con, có xe, rồi có nhà là cả một cuộc chạy đua. Không chạy kịp là tiêu! Căng thẳng là chuyện thường tình mà. Những nhà tâm sinh lý học khẳng định rằng làm việc là một nhu cầu bức thiết của đời sống con người. Những người ở không nếu chẳng phải là những kẻ bất túc về trí năng thì hẳn cũng phải là những kẻ bất định về tâm thần. Làm việc, kiếm sống: đó là lẽ thường, là nguyên lý tất yếu của đời người. Mà công việc ở đây, mình chạy đua không kịp với người ta là mình sẽ bị bỏ rơi. Và điều này cũng đồng nghiã với hố thẳm. Cái hố thẳm của 'an sinh xã hội'; nó bầy hầy, nó hành hạ người ta theo kiểu của nó; rớt vào đó, khi còn trẻ, khó có lối ra lắm! Đừng tưởng bở là ăn xã hội sẽ được nghỉ khoẻ. Cái xã hội này nó lạ lùng vô cùng! Nó đáng yêu và cũng đáng ghét vô cùng. Nó hiền lành đấy mà nó cũng dữ dội, tàn nhẫn tức thì. Biết sống với nó thì êm, mà chẳng biết thì hãy liệu hồn: nó xơi tái mình lúc nào không hay. Nhưng mà muốn stress chi thì stress, quí vị ơi, quí vị hãy cứ nhìn những cô đầm da trắng, tóc vàng, mắt biếc đến rợn người, quí vị có thấy họ bị stress không nào?! Họ vẫn vui sống đấy chứ, vẫn nô đùa, vẫn ngụp lặn trong trường ân, bể ái. Họ chỉ sống cái phút giây hiện tại mà thôi. — điểm này có lẽ ta nên học họ chút đỉnh: đừng quá bồi hồi với quá khứ, mà cũng đừng quá lo lắng nghĩ đến tương lai. Đừng quá mà thôi nghe các bạn trẻ.

Đã có bạn tỏ bày: '' Chú ơi, cháu đã cố gắng lắm mà có lúc muốn quị xuống đó chú.'' Điều này có thể hiểu được . Nhưng chỉ nội việc các bạn đi làm, giữ được job bền, trong khi nói tiếng của người chẳng phải dễ dàng như dùng tiếng mẹ của mình. Và làm việc cũng ngon lành, có khi còn hơn dân bản xứ; và cuối tháng cũng phải lo đủ thứ bill, nghiã là cũng phải căng xác và tinh thần ra; thế mà vẫn họp mặt bạn bè đông vui, vẫn nói cười sang sảng, thì các bạn ơi chúng ta có quyền tự hào về khả năng thích nghi hết sức đặc biệt của chúng ta đã đành mà còn là của cả dân ta nữa. Nhưng mà này các bạn! Chạy đua mà vẫn phải dè chừng nghe bạn.

Xứ này, những ngày nghỉ quan trọng vô cùng. Qui luật của tự nhiên cho thấy khi làm việc bình thường cơ thể con người có thể chịu đựng được những stress-tích cực ** trong một thời gian dài. Nhưng đến một lúc nào đó trong tuần, trong tháng, hay trong năm chúng ta cũng phải cho cỗ máy người của chúng ta nghỉ ngơi, dưỡng sức, lấy lại năng lượng hao tốn qua những nỗ lực làm việc . Nếu không, sẽ là kiệt quệ, là hết điện các bạn ạ. Cái mà một số những nhà bác học về sinh vật lý học gọi là stress- tích cực cũng có những giới hạn của nó. Chạy quá, dễ bị đứt phim lắm. — xứ này muốn thắng trong cuộc chạy đua đường trường với công ăn, chuyện làm, thì thái độ khôn ngoan trong công việc, trong đối xử với chính bản thân mình đã là quan trọng, mà đối xử với những người chung quanh có khi còn quan trọng hơn nữa. Bác sĩ Hans Selye, một chuyên gia về stress nổi tiếng trên thế giới đã nhắn nhủ mọi người, bằng vào các thực nghiệm sinh học, thì nếu như ta sống chỉ biết có mình ta mà thôi, chỉ lo lấn lướt dùng đủ mọi thủ đoạn để dành cho được phần thắng về mình thì cũng chẳng khác những tế bào ung thư trong một cơ thể sống, ăn lần những tế bào khác. Và cái kết cuộc là một cuộc tự sát sinh học, tức cái chết của cơ thể, kéo theo cái chết của chính những tế bào này. Thành thử, nghĩ tới người khác, làm điều thiện cho người khác, nhất là khi ta may mắn thành đạt trong cuộc sống, là một trong những cách tích cực làm giảm những stress- xấu trong môi trường sống của ta, giúp cho ta được nhẹ nhàng về mặt tinh thần, tình cảm, và củng cố cuộc sống hài hoà với những người khác.

Nhiều bạn trung niên khác thấy trên quê hương vàng son này lúc nào cũng không còn ngày, giờ, lúc nào cũng phải chạy đua với thời gian. Mới sáng đấy mà đã tối rồi. Việc nhà bữa nay chưa hết thì ngày mai lại thấy việc khác dồn tới. Tám giờ vàng ngọc này qua đi thì tám giờ vàng ngọc khác đã ào tới. Cái xã hội kỹ nghệ này kỳ cục thật các bạn ạ. Trời sinh cái bọn quản trị xí nghiệp ác ôn chỉ để ngồi tính sao cho người đi làm không còn giờ ngơi óc, ngơi tay nữa. Chúng '' đểu quá''! Vì thế ta lại phải học cho được cách quản lý thời gian của tụi nó. Hệt như ta phải quan tâm đến quản lý tiền bạc một cách hữu hiệu vậy. Nếu không ta chớ trách nó! Nếu cứ lè phè như thời xửa, thời xưa thì stress nó hành đến mất vợ, mất con, có khi còn vong mạng không chừng. Nhưng trời có mắt: chính bọn chúng, nếu ngưng suy nghĩ cải tiến năng suất thì cũng được ''cám ơn'' hết sức lẹ làng. Có vị nào đã chứng kiến cảnh trong vài năm có đến bốn, năm giám đốc ở một chi nhánh ngân hàng được 'cám ơn' chỉ vì không đạt được chỉ tiêu mà công ty đề ra chưa nhỉ?! Có vị nào đã thấy cảnh những giám đốc của những chi nhánh bảo hiểm tái mặt ra sao mỗi kỳ thi đua hàng tháng hay hàng ba tháng chưa? Mà các bạn biết chứ ông nào cũng nhà, cũng xe dễ nể cả. Nhưng ông nào tan sở cũng cắm đầu chạy như ma đuổi. Xã hội nó vậy. Thôi thì ta cũng sống như vậy cho nó khoẻ, nếu như ta chưa tới tuổi ''ngũ thập nhi tri thiên mệnh'' để có thể chiêm nghiệm về cuộc sống, để có thể bắt đầu tập thiền định, và an phận với những gì mà Đấng Bề Trên đã dành cho chúng ta.

Nói đến những căng thẳng trong đời sống ta cũng nên phân định những căng thẳng tích cực ( stress positive) và những căng thẳng tiêu cực ( stress negative- hay stress xấu) Những căng thẳng tiêu cực ta cần tránh: những tranh chấp, tị hiềm, hờn oán, thù hận,...; nói chung là thất tình, lục dục. Và muốn tránh những stress này chúng ta cũng cần phải rèn luyện một cách có phương pháp. Bác ái Công giáo, Từ bi Phật giáo, và những giáo huấn của những tôn giáo lớn đều có những đóng góp tích cực trong việc giúp đỡ chúng ta tìm đến sự bằng an trong tâm hồn. Nhưng,những qui luật sinh học về sự cộng sinh cũng cho ta thấy bằng chính những thí dụ khoa học cụ thể về sự hỗ tương cần thiết trong đời sống giữa các cá nhân để có thể cùng tồn tại và mưu cầu hạnh phúc chung.

Những stress tích cực ta có thể thấy như nụ cười rạng rỡ của nhạc trưởng khi điều khiển thành công dàn nhạc đại hoà tấu của mình; sự dễ chịu, thơ thới của người làm việc sau một tuần làm việc tích cực được nghỉ ngơi, vui thú với gia đình,... Nhưng trên hết vẫn là giữ đươc thái độ lạc quan trong cuộc sống, là sống điều độ, thăng bằng, không phải tìm đến những chất kích thích cho quên chuyện đời, chẳng phải tìm đến những tình huống gay cấn để được sống cái 'rung động ' khác người, tìm đến những ảo ảnh mà tưởng là cõi thực. Sống trung dung dễ giúp cho chúng ta tìm được sự bình an trong tâm hồn. Rèn luyện để bớt dần tính tham của người, tính ghen ghét người, tính mê đắm người và hài lòng với cái ta hiện có, chấp nhận những gai góc, thử thách mà Số Phận ( hay Thượng Đế) dành cho ta với lòng kiên nhẫn thì chắc chắn chúng ta có nhiều cơ may thấy được chốn này nếu chẳng phải là thiên đường trần gian thì cũng là nơi chốn dung thân an toàn cho những ngày xế bóng.

Sầu Đông

 
Free Web Hosting