VŨ-HỮU-SAN &Thế-Giới của Nước
 

Home
TàuCộng KhóThắng BiểnĐông
Tham-Luận Biển Đông
Hải-phận Cho Quốc-Gia Lào
ThủĐoạn TiêuDiệt VănHóa
BảnĐồ ThuyếtTrình Edm&Calgary
Dự-Án Song-Tử
Tàu TrungCộng Cắt Cáp Tàu ThămDò VN
Biển Đông 74,000 năm trước
Hải-đồ DângGiặc
Bản-Đồ Bắc TrườngSa
BảnĐồ MalaysiaViệtNam
Nước Việt Hình Chữ S
RVN-CDWR-MainBody.pdf
Hải Phận Triệu Km2
Hải Phận Triệu Km2 (Tiếp)
Hải Phận Valencia
TàiLiệu PhápLý
BảnÐồBiênGiớiViệt-Hoa
Bản-đồ Phân-Chia Vịnh Bắc-Việt
VịnhBắcViệt
LáThư Gởi Đầy Tớ
Law of the Sea
Forum Openings
RVN WhitePaper75
ChinaPropaganda-LuuVanLoi
TiếngNóiVịnhBắcViệt
VấnÐềBiênGiới-BsNguyenÐanQuế
HảiGiới ViệtHoa
Vùng Biển Sâu Cho Tương-Lai
LêChíQuangPhảnÐối
CácĐội HoàngSa
NamQuan
BiểnĐông ThiênKỷMới
Biển Đông Ô Nhiễm
VịnhBắcViệt-HàngHải
VịnhBắcViệt-HuyềnThoại
NguyễnNhã-NghiênCứu HoàngSa
Chủ Quyền HoàngTrường
HảiThươngBiểnÐôngCổThời
BsTrầnÐạiSỹTổngKếtHảiChiến
HảiChiếnHoàngSaNóiChuyện
Hải Chiến Hoàng Sa
HQ16ÐàoDân
HảiChiếnHoàngSaTrầnThếÐức
VĩnhLiêmHoàngSaHảiChiến
Chuyện Một Con Tàu
NgườiBạnHảiQuân
BạnTôiSầuÐông
HồngNhanMộtThời
CâyÐinh
NhữngÔngThánh
ÐờiSống CăngThẳng
HỗnChiến
NgỗngTuyết
NgườiĐànBà
CònNụCườiNào
SóiGià
SachMoiNgoTheVinh
TranhCổTấnTinhChâu
HảiQuân Còn Mất
TuầnThám NguyễnVănƠn
FutureDestroyer
Mischief Situation
DER-HQ4
To Chuc HQVNCH
Forgotten ASPB
Études Vietnamiennes
Environments'Protection
VN Water Culture
Legends-Water Realm
Useful Books&Maps
VN Sovereignty
Vietnam Energy
Raft Across Pacific
Triết Lý Nước
HảiQuânViệtNam TừBaoGiờ
Hàng Hải Gốc Rễ Việt Nam
Ðịa Lý Biển Ðông
Thuật Ngữ Hàng Hải
NgườiViệt KhámPhá MỹChâu
Ngày HảiQuân1973
Lịch Sử Thuyền Bè
Bài Vè Thủy Trình
Petrus Ký&VănHoá Thuyền
Photo Album
Người Thủy Thủ Già
SoạnThảo HảiSử
MộtNgàyVớiÐÐCang
Lược Sử Nước
PhanQuỳnh
NguyễnVănLục
HT Nguyễn Văn Lộc
VũNgọcRuẩn BốTôi
VũVănToàn
ThơVăn HoàngĐìnhBáu
KỷNiệm ÐờiQuânNgũ
ChiếcBình TháiLọ
ChânDung SVSQHQXI
BảoBình&HìnhẢnh
Quê Nhà 50 Năm Trở Lại
ChuVănAn2B3-1956
Giải Ảo! HãyTỉnh Giấc Mơ Ma
AnhHùng NguyễnThànhSắc
ThuỷThủĐoàn HQ-4
ChiếnThuật ĐầuChữ T
HìnhẢnh HQ4 HảiChiến HoàngSa
TrangHình HảiChiến HoàngSa
Trận HoàngSa Hồ Hải
Hải-Chiến theo Trung-Cộng
Hải-Chiến theo BùiThanh
Diễn-Tiến Trận Hải-Chiến
TâySa HảiChiến
QuanBinhTC HoàngSa1974
HQ16-HQ5 Bắn Nhau
HQ5-Rã Ngũ
Đại-Tá Ngạc Ở Đâu
ChuyệnMột ConTàu
Bông Hồng Cho Nhựt-Tảo
Danh-Sách Tử-Sĩ Hoàng-Sa
DanhSách CốThủ HoàngSa
TrươngVănLiêm-HQ5
TruyệnNựcCười MấyAnh SửaQuân-Sử
Lệnh TamBấtĐả-HứaThếHữu
AnhHùng BH NguyễnVănVượng
TưởngNiệm AnhHùng NguyễnVănĐồng
Phạm Ngọc Đa AnhHùng Tử-Sĩ
TaoBanNuocKhong
VĩnhBiệt NguyênNhi
CáchNhìn LịchSử XâmLược
NgườiLínhGiàHQ4 NgôThếLong
NguyễnThượngLong-HảiChiến HoàngSa
NguyễnThượngLong-TìmMãi YêuThương
VănTế 74 TửSĩ HảiChiến HoàngSa
Nhớ lại HCHS & SuyNgẫm
HànhQuân TrầnHưngĐạo47
Bộ Hình ChiếnTrường HQ-4
Tài-Liệu CTCT/VNCH
Các ChiếnHạm VN&TC ThamChiến
TàiLiệuHQ4-TổngCụcCTCT
Lố bịch kiểu Tàu phù
Hải-Chiến theo LữCôngBảy
Phòng-Tai của HQ-4
Tiểu-Sử Anh-Hùng Tử-Sĩ
TrầnVănĐảm-AnhHùng&Nhà VôĐịch
AnhHùng BùiQuốcDanh
VũĐìnhQuang-AnhHùngHảiPháo
Anh-Hùng Vương-Thương
VưongThếTuấn: HQ4 Xin Rút Lui
Người AnhHùng HoàngSa
Thư HT PhạmTrọngQuỳnh
Thư Bạn ĐồngMôn ChuVănAn
Tìm Hiểu Gerald Kosh
Văn Tế HoàngSa
Những BàiCa HảiChiến HS
Thư Người Giám-Lộ
BứcThư 15 Năm
24 Years After Naval Battle
Tiểu Sử Vũ Hữu San
Tựa
ToànTập
Tổng-kết Hải-Chiến
Hồi Ký Của NgườiVề Từ HoaLục
Thư Riêng Về Đơn-Vị
Giới Thiệu
Gặp lại Niên-Trưởng NBT
TrùmMền HôXungPhong  

 

Soạn Thảo Hải Sử

Đặng Cao Thăng

Cách đây hơn một năm, do lời mời của anh Trần Chấn Hải, Tổng Hội Trưởng Hải Quân và Hàng Hải, một số sĩ quan và đoàn viên đến họp tại Câu Lạc Bộ Hải Quân Westminter để bàn về việc soạn thảo Hải Sử.

Trong buổi họp, anh Hải đã nhắc lại đề nghị anh Phan Lạc Tiếp, một nhà văn Hải Quân được nhiều người biết và là một người đã viết khá nhiều về Hải Quân hồi còn ở Việt Nam làm Trưởng Ban Soạn Thảo Hải Sử, anh Tiếp đã ngần ngại rất lâu; điều này cũng dễ hiểu, vì soạn thảo Hải Sử là một dự án khá lớn, đòi hỏi rất nhiều thì giờ và cố gắng trong khi anh còn đi làm và đã có một số cam kết với các nhà xuất bản về các tác phẩm tương lai. Với sự khuyến khích của mọi người hiện diện, anh đã đồng ý nhưng đề nghị thành lập một Hội Đồng Hải Sử để giúp đỡ và cố vấn trong công cuộc soạn thảo Hải Sử. Đề nghị này được hội nghị chấp
thuận, và tôi, trong quá khứ là người có thâm niên nhất trong hội nghị, được mời làm chủ tịch Hội Đồng Hải Sử. Sau một thoáng do dự tôi đã nhận lời.

Đã gần 25 năm, từ ngày chúng ta phải rời quê hương và bỏ tàu, chúng ta chưa có một tác phẩm nào kể lại một cách tổng thể về tổ chức, thi hành nhiệm vụ, và sự bành trướng Hải Quân để bảo vệ quê hương, chống các nỗ lực xâm lăng của Cộng Sản Việt Nam. Cũng đã có những hồi ký, bút ký của các cây viết Hải Quân đăng rải rác trên báo, tập san nói về một số kinh nghiệm giới hạn trong một giai đoạn giới hạn của lịch sử Hải Quân Việt Nam. Có lẽ tác phẩm độc nhất có tính cách tổng quát nhưng chỉ giới hạn vào giai đoạn chót của Hải Quân là cuốn "Chuyến Ra Khơi Cuối Cùng của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa" của nhà văn Điệp Mỹ Linh.

Hải Quân của chúng ta trong giai đoạn chót có một quân số 40.000. Một quân số rất đáng kể trong tất cả các Hải Quân lớn trên thế giới. Hải Quân Pháp, một quốc gia có bờ biển rất dài, có những quyền lợi ở trên nhiều lục địa và hải đảo, mà cũng chỉ có 60.000 người.

Chúng ta có những hoat động ngoài biển như tuần dương, tuần duyên, hải tuần và đặc biệt các hoạt động trong sông mà không có Hải Quân nào có. Tôi chắc là chỉ một số ít quân nhân Hải Quân biết được hết mọi khía cạnh của Hải quân. Cuốn Hải Sử trước hết sẽ giúp chúng ta biết thêm những điều về Hải Quân mà chúng ta chưa biết. Con cháu chúng ta cũng sẽ có tài liệu để tìm hiểu cha ông chúng làm gì trong một chiều dài cuộc chiến hơn 20 năm, những thử thách, cố gắng, mệt nhọc, hy sinh của chúng ta; các gương anh dũng tuyệt vời của một số chiến hữu chúng ta. Tài liệu cũng phản lại các luận điệu xuyên tác đầy dẫy trong các thư viện đại học đường về cuộc chiến của chúng ta. Những người ngoại quốc khi đọc và suy nghĩ sẽ có cái nhìn công bằng về cuộc chiến đó.

Sau khi nhận lời làm chủ tịch Hội Đồng Hải sử, tôi đã mời một số sĩ quan và cựu đoàn viên thâm niên cũ của Hải Quân từng giữ những chức vụ chỉ huy và tham mưu quan trọng khi xưa để tham gia Hội Đồng. Các vị như cựu Đô Đốc Vũ Đình Đào, các cựu Đại tá Phan Văn Cổn, Phạm Mạnh Khuê, Võ Sum, Nguyễn Ngọc
Quỳnh, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Ích, anh Đặng Thành Long và anh Nguyễn Văn Hiền, ngoài ra có bác sĩ Trần Ngươn Phiêu, cựu Trưởng Phòng Quân Y của Hải Quân, ở xa không tham dự thường xuyên, nhưng đã có các giúp đỡ tích cực cho Hội Đồng Hải Sử. Cũng sau buổi họp anh Phan Lạc Tiếp đã viết bài "Lối vào Hải Sử" đăng trong báo Lướt Sóng và Web Page của THHQ/HH coi như lời "phát thinh không" để kêu gọi các cựu chiến hữu Hải Quân mọi cấp tích cực tham gia vào công cuộc soạn thảo Hải sử.

Hội Đồng Hải sử cùng với ban soạn thảo Hải Sử, tạm thời quyết định nội dung của Hải Sử như sau:

Phần I: Bối cảnh của sự hình thành Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa, tổ chức, thi hành nhiệm vụ vừa chiến đấu vừa bành trướng cả về phương tiện lẫn nhân viên.

Phần II: Hoàng Sa và Tây Sa (Trường Sa), đặc biệt nhấn mạnh về cuộc chiến đấu chống Trung Quốc để bảo vệ Hoàng Sa. Tôi nghĩ là Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã làm một chuyện phi thường khi với những phương tiện ít ỏi hơn, chúng ta đã cố gắng để ngăn chặn sự xâm lăng của một cường quốc lớn vào loại nhất tại địa phương và trên thế giới. Tuy không thành công, nhưng chúng ta chắc chắn đã khiến cho kẻ xâm lăng phải nể nang. Hanh động của Hải Quân Việt Nam Công Hòa đã khác biệt biết bao với hành động cúi đầu dâng đất cho địch của Cộng Sản Việt Nam.

Phần III. Hoạt động Sông, đây là một hoạt động đặc thù của quân chủng chúng ta, trong đó các chiến sĩ của ta thường xuyên đối diện với quân thù, và cản trở rất nhiều sự xâm lăng phá hoại của Cộng Sản Bắc Việt tại các vùng sông ngòi.

Phần IV. Hoạt động biển, nói về các hoạt động cổ điển của Hải Quân, tuần tiểu ngăn chặn địch, những lần tiêu diệt tàu xâm nhập của địch. Cũng nói đến sự kiểm soát di chuyển của địch trong vùng cận duyên qua các Lực Lượng Hải Thuyền, các đài kiểm báo v.v... Trong phần này cũng có đề cập đến các hoạt động đặc biệt khác: như hoạt động Hải Tuần xâm nhập, phá hoại địch trên phần đất của chúng.

Phần V. Các hoạt động yểm trợ, như Huấn Luyện, Sửa Chữa, Tiếp Liệu, Dân Sự Vụ, và các đóng góp vào các công tác yểm trợ nền kinh tế quốc gia.

Câu hỏi đã được đặt ra là chúng ta dùng chữ Hải Sử có to tát, tham vọng quá đáng không? 

Thật ra ý niệm soạn thảo Hải Sử đã có từ lâu, ít nhất là cũng từ khi lập ra THHQ/HH, cách đây khoảng 10 năm. Cũng như đã trình bày ở trên, đã gần 25 năm , chúng ta vẫn chưa có một cuốn sách nói lên được một cách tổng thể về Quân Chủng của chúng ta. Chưa có một sử gia nào có ý tưởng, hay chỉ có manh nha một ý tưởng để viết ra cuốn sách đó. Tài liệu viết ra về lịch sử Hải Quân
Việt Nam Cộng Hòa chắc chắn không có nhiều, chỉ rải rác ở văn khố của Hoa Kỳ hoặc của Pháp. Nhưng những tài liệu có nhiều nhất và chi tiết nhất nằm trong trí nhớ chúng ta. Cần khai thác các trí nhớ đó trước khi chúng nhạt nhòa, hoặc bỏ ra đi từ giã chúng ta (người viết bài thưộc về thế hệ này).

Chúng ta sẽ cố gắng tìm các tài liệu trong các văn khố nếu có, chúng ta sẽ khai thác trí nhớ trong tập thể chúng ta, kiểm chứng và so sánh thường xuyên: Sau đó, chúng ta sẽ sắp xếp lại và viết thành sách. Cũng có người e rằng những hồi tưởng sẽ thiếu trung thực. Có thể, nhưng mà qua những kiểm chứng, đối chiếu, và áp
dụng sự suy luận thông thường, chúng ta có thể giảm thiểu được sự thiếu trung thực đó. Nếu các sử liệu có đầy đủ, thì tại sao chúng ta không viết thành một cuốn sách, mà phải chờ người khác viết? Chúng ta có đủ trí thức và sự lương thiện để viết ra cuốn sách đó một cách đầy đủ và trung thực.

Tôi cũng xin trình bày về sự tiến triển về công cuộc soạn thảo. Đã có hai vị Tư Lệnh Hải Quân cư ngụ tại California chú ý, cung cấp tài liệu, và hướng dẫn cho việc soạn thảo. Một số khá nhiều các cựu chiến sĩ Hải Quân mọi cấp tham gia bằng cách gởi tài liệu, hoặc trả lời các cuộc phỏng vấn.

Anh Phan Lạc Tiếp chịu trách nhiệm tổng quát việc soạn thảo, và đặc trách phần hoạt động sông. Với tư cách cựu phóng viên chiến trường và Trưởng Phòng Tâm Lý Chiến Hải Quân, anh đã theo sát và tường trình các trận đụng độ giữa ta và địch.

Hội Đồng Hải Sử cùng Ban Soạn Thảo Hải Sử cũng mời cựu Hải Quân Trung Tá Vũ Hữu San có nhiều công trình khảo cứu mối tương quan của dân tộc với biển cả qua các thời đại, và Hải Quân Việt Nam hiện đại, phụ trách Phần I gồm Bối Cảnh, Hình Thành, Tổ Chức, Thi Hành Nhiệm Vụ của Hải Quân. Cựu Hải Quân Thiếu Tá Trần Đỗ Cẩm, có nhiều năng khiếu viết, sưu tầm, sẽ phụ trách phần Hoàng Sa và Tây sa (Trường Sa), lãnh vực mà anh đã từng nghiên cứu.

Phần Hải Quân Biển cũng như Yểm Trợ Tiếp Vận, tuy chưa có người chính thức phụ trách, nhưng tài liệu gởi về cũng đã nhiều.

Trong mỗi phần sẽ có một hay nhiều chương, mà anh Cẩm gọi là phần Chính Sử, sẽ gồm hoàn toàn dựa vào các tài liệu có kiểm chứng. Ngoài ra sẽ có những bài viết theo trí nhớ dặt vào các phụ lục...Các bài này thuộc phần phụ lục cũng cần phải dựa trên những sự kiện đã xảy ra, tuyệt đối không phải là các văn kiện để tự đề cao, mà chỉ để nói về các hoạt động đáng kể của các đơn vị cũng như các gương anh dũng của các cá nhân.

Các phần của cuốn Hải Sử hoàn tất chỉ là các dự thảo. Các dự thảo sẽ được chuyển đến các Hội Hải Quân, hoặc các tổ chức khác như các khoá, nhóm để phê bình và duyệt thảo trong vòng 6 tháng trước khi ấn hành. Sự ấn hành sẽ kèm theo các bản dịch thuật ra Anh Ngữ nếu được.

Một anh bạn có nói với chúng tôi: "Tại làm sao có ít sự tham dự như thế trong khi nhân tài của Hải Quân nhiều như cát trên bãi biển, như sao trên trời. Có chia rẽ, hay tẩy chay chăng?" Tôi không quan tâm đến sự e ngại này, đã có nhiều người tham dự rồi, cũng như nhiều tài liệu đang được hoặc chuẩn bị được viết. Và chăng tại sao lại tẩy chay hoặc chia rẽ? Chúng ta đã thua đậm, mất mát qua nhiều, và hiện đang tứ tán mọi nơi, chẳng lẽ chúng ta vẫn còn mang được tinh thần bè phái sang đây hay sao?

Tôi xin kết thúc bài này với một lời kêu gọi: "Xin quý chiến hữu hãy giúp đỡ chúng tôi qua tài liệu, ý kiến hay hình ảnh và dịch thuật dù ít hay nhiều, các sự giúp đỡ đó là những viên gạch xây toà nhà Hải Sử. Nếu được vậy chúng ta sẽ có một cuốn Hải Sử mà chúng ta đều có thể hãnh diện."

Đặng Cao Thăng

Free Web Hosting