VŨ-HỮU-SAN &Thế-Giới của Nước
 

Home
TàuCộng KhóThắng BiểnĐông
Tham-Luận Biển Đông
Hải-phận Cho Quốc-Gia Lào
ThủĐoạn TiêuDiệt VănHóa
BảnĐồ ThuyếtTrình Edm&Calgary
Dự-Án Song-Tử
Tàu TrungCộng Cắt Cáp Tàu ThămDò VN
Biển Đông 74,000 năm trước
Hải-đồ DângGiặc
Bản-Đồ Bắc TrườngSa
BảnĐồ MalaysiaViệtNam
Nước Việt Hình Chữ S
RVN-CDWR-MainBody.pdf
Hải Phận Triệu Km2
Hải Phận Triệu Km2 (Tiếp)
Hải Phận Valencia
TàiLiệu PhápLý
BảnÐồBiênGiớiViệt-Hoa
Bản-đồ Phân-Chia Vịnh Bắc-Việt
VịnhBắcViệt
LáThư Gởi Đầy Tớ
Law of the Sea
Forum Openings
RVN WhitePaper75
ChinaPropaganda-LuuVanLoi
TiếngNóiVịnhBắcViệt
VấnÐềBiênGiới-BsNguyenÐanQuế
HảiGiới ViệtHoa
Vùng Biển Sâu Cho Tương-Lai
LêChíQuangPhảnÐối
CácĐội HoàngSa
NamQuan
BiểnĐông ThiênKỷMới
Biển Đông Ô Nhiễm
VịnhBắcViệt-HàngHải
VịnhBắcViệt-HuyềnThoại
NguyễnNhã-NghiênCứu HoàngSa
Chủ Quyền HoàngTrường
HảiThươngBiểnÐôngCổThời
BsTrầnÐạiSỹTổngKếtHảiChiến
HảiChiếnHoàngSaNóiChuyện
Hải Chiến Hoàng Sa
HQ16ÐàoDân
HảiChiếnHoàngSaTrầnThếÐức
VĩnhLiêmHoàngSaHảiChiến
Chuyện Một Con Tàu
NgườiBạnHảiQuân
BạnTôiSầuÐông
HồngNhanMộtThời
CâyÐinh
NhữngÔngThánh
ÐờiSống CăngThẳng
HỗnChiến
NgỗngTuyết
NgườiĐànBà
CònNụCườiNào
SóiGià
SachMoiNgoTheVinh
TranhCổTấnTinhChâu
HảiQuân Còn Mất
TuầnThám NguyễnVănƠn
FutureDestroyer
Mischief Situation
DER-HQ4
To Chuc HQVNCH
Forgotten ASPB
Études Vietnamiennes
Environments'Protection
VN Water Culture
Legends-Water Realm
Useful Books&Maps
VN Sovereignty
Vietnam Energy
Raft Across Pacific
Triết Lý Nước
HảiQuânViệtNam TừBaoGiờ
Hàng Hải Gốc Rễ Việt Nam
Ðịa Lý Biển Ðông
Thuật Ngữ Hàng Hải
NgườiViệt KhámPhá MỹChâu
Ngày HảiQuân1973
Lịch Sử Thuyền Bè
Bài Vè Thủy Trình
Petrus Ký&VănHoá Thuyền
Photo Album
Người Thủy Thủ Già
SoạnThảo HảiSử
MộtNgàyVớiÐÐCang
Lược Sử Nước
PhanQuỳnh
NguyễnVănLục
HT Nguyễn Văn Lộc
VũNgọcRuẩn BốTôi
VũVănToàn
ThơVăn HoàngĐìnhBáu
KỷNiệm ÐờiQuânNgũ
ChiếcBình TháiLọ
ChânDung SVSQHQXI
BảoBình&HìnhẢnh
Quê Nhà 50 Năm Trở Lại
ChuVănAn2B3-1956
Giải Ảo! HãyTỉnh Giấc Mơ Ma
AnhHùng NguyễnThànhSắc
ThuỷThủĐoàn HQ-4
ChiếnThuật ĐầuChữ T
HìnhẢnh HQ4 HảiChiến HoàngSa
TrangHình HảiChiến HoàngSa
Trận HoàngSa Hồ Hải
Hải-Chiến theo Trung-Cộng
Hải-Chiến theo BùiThanh
Diễn-Tiến Trận Hải-Chiến
TâySa HảiChiến
QuanBinhTC HoàngSa1974
HQ16-HQ5 Bắn Nhau
HQ5-Rã Ngũ
Đại-Tá Ngạc Ở Đâu
ChuyệnMột ConTàu
Bông Hồng Cho Nhựt-Tảo
Danh-Sách Tử-Sĩ Hoàng-Sa
DanhSách CốThủ HoàngSa
TrươngVănLiêm-HQ5
TruyệnNựcCười MấyAnh SửaQuân-Sử
Lệnh TamBấtĐả-HứaThếHữu
AnhHùng BH NguyễnVănVượng
TưởngNiệm AnhHùng NguyễnVănĐồng
Phạm Ngọc Đa AnhHùng Tử-Sĩ
TaoBanNuocKhong
VĩnhBiệt NguyênNhi
CáchNhìn LịchSử XâmLược
NgườiLínhGiàHQ4 NgôThếLong
NguyễnThượngLong-HảiChiến HoàngSa
NguyễnThượngLong-TìmMãi YêuThương
VănTế 74 TửSĩ HảiChiến HoàngSa
Nhớ lại HCHS & SuyNgẫm
HànhQuân TrầnHưngĐạo47
Bộ Hình ChiếnTrường HQ-4
Tài-Liệu CTCT/VNCH
Các ChiếnHạm VN&TC ThamChiến
TàiLiệuHQ4-TổngCụcCTCT
Lố bịch kiểu Tàu phù
Hải-Chiến theo LữCôngBảy
Phòng-Tai của HQ-4
Tiểu-Sử Anh-Hùng Tử-Sĩ
TrầnVănĐảm-AnhHùng&Nhà VôĐịch
AnhHùng BùiQuốcDanh
VũĐìnhQuang-AnhHùngHảiPháo
Anh-Hùng Vương-Thương
VưongThếTuấn: HQ4 Xin Rút Lui
Người AnhHùng HoàngSa
Thư HT PhạmTrọngQuỳnh
Thư Bạn ĐồngMôn ChuVănAn
Tìm Hiểu Gerald Kosh
Văn Tế HoàngSa
Những BàiCa HảiChiến HS
Thư Người Giám-Lộ
BứcThư 15 Năm
24 Years After Naval Battle
Tiểu Sử Vũ Hữu San
Tựa
ToànTập
Tổng-kết Hải-Chiến
Hồi Ký Của NgườiVề Từ HoaLục
Thư Riêng Về Đơn-Vị
Giới Thiệu
Gặp lại Niên-Trưởng NBT
TrùmMền HôXungPhong  

 

Tng Kế Hải-Chiến Hoàng Sa -Trích bài ca Gs  Bs. Trần Ðại Sỹ

Lời Giới-thiệu 

Đây chỉ là một tài liệu cá nhân, cần được các nhà nghiên cứu lưu tâm suy luận.

 

Trong bài "Bí Mật Vụ Hiến Ðất Dâng Biển", Giáo-Sư Bác-Sĩ Trần Ðại-Sỹ viết về những thiệt-hại của Hải-Quân Trung-Cộng trong trận Hải-Chiến Hoàng-Sa vào tháng 1-1974 như sau:

 -----

3.3, Bí ẩn vụ Trung-quốc chiếm Hoàng-sa (Tây-sa)

Từ trước đến giờ, có nhiều vị hiện diện hôm nay từng đặt câu hỏi với tôi rằng:
_ Tại sao năm 1974, thình lình Trung-quốc đem quân đánh quần đảo Hoàng-sa (Tây-sa) từ VNCH. Trận chiến diễn ra ngắn ngủi, phía Trung-quốc bị thiệt hại gấp ba VNCH (về nhân mạng, về chiến hạm, tài liệu này tôi có từ phía Trung-quốc). Nhưng VNCH vì quân ít, vũ khí chỉ có đại bác, chiến hạm nhỏ. Trong khi Trung-quốc có hỏa tiễn địa-địa, chiến hạm lớn đông gấp bội VNCH. VNCH lại đang có nội chiến, phải đương đầu với quân đội VNDCCH, vì vậy VNCH phải bỏ kế hoạch tái chiếm Hoàng-sa. Bấy giờ Hoa-kỳ với VNCH có hiệp ước hỗ tương an ninh, Hoa-kỳ đang tham chiến tại Việt-Nam, hạm đội 7 hùng hậu đang tuần hành gần vùng giao chiến. Tại sao Hoa-kỳ không can thiệp, không lên tiếng bênh vực VNCH? Ngay việc thủy thủ VN, tầu bị chìm, mà hạm đội 7 cũng không vớt theo luật hàng hải Quốc-tế.

Cử tọa hỏi, câu hỏi thứ 4,
_ Xin Gs cho biết trong trận hải chiến này, phía Trung-quốc, VNCH, bên nào nổ súng trước?

Gs TĐS,
_ Thưa VNCH. Hải-quân VNCH rất thiện chiến, tác xạ rất chính xác, các sĩ quan đều được huấn luyện theo tiêu chuẩn Âu-Mỹ, thêm kinh nghiệm VN. Ngay loạt đạn đầu tiên khiến 4 hạm trưởng Trung-quốc tử trận.

Tôi xin trở lại đầu đề:
Vì:
Trong-cuộc mật đàm giữa Hoa-kỳ (Kissinger) và Trung-quốc (Mao Trạch Đông). Phía Trung-quốc trao cho ông Kissinger bản tuyên bố lãnh hải 4-9-1958 cùng bản đồ. Ông Kissinger đã công nhận bản tuyên bố đó. Cho nên ông Kissinger vừa rời Trung-quốc hai ngày, thì ngày 11 tháng 1 năm 1974, Trung-quốc tuyên bố hai quần đảo Tây-sa (Hoàng-sa) và Nam-sa (Trường-sa) là của Trung-quốc, rồi Trung-quốc đem hạm đội xuống Hoàng-sa. Bấy giờ Hoàng-sa do VNCH trấn đóng.

:
Văn thư của ông Phạm Văn-Đồng công nhận quần đảo này là của Trung-quốc. Trung-quốc chiếm Hoàng-sa chỉ là việc chiếm lại lãnh thổ được văn thư 14-9-1958 công nhận. Nghĩa là Trung-quốc chiếm lại lãnh thổ đã bị VNCH xâm lăng 16 năm.

Ngắt đoạn 4,
Cử tọa hỏi, câu hỏi 5, cấm phổ biến

Về nguồn gốc tài liệu cuộc mật đàm giữa Chủ-tịch Mao Trạch Đông và Cố-vấn Kissinger. Gs Trần trình bày chi tiết. Toàn bộ cử tọa chấp nhận; nhưng chúng tôi bị cấm không được phổ biến.

Sau khi Gs Trần trình bầy, một trong ba vị chủ toa phát biểu:
Tôi xin bổ túc những gì Gs Trần lướt qua. Bấy giờ (1974) là thời điểm chiến tranh Đông-dương đang diễn ra cực kỳ sôi động, mà tình hình giữa Liên-sô với Trung-quốc cũng căng thẳng cực kỳ. Qua những cuộc mật đàm giữa Chủ-tịch Mao Trạch Đông với Cố-vấn Kissinger; Trung-quốc, Hoa-kỳ đã đi đến những thỏa thuận quan trọng. Rồi Tổng-thống Richard Nixon thăm Trung-quốc.

Chúng ta đều biết sự hiện diện, của Hoa-kỳ tại Đông-dương là ngăn chặn hai mũi dùi Cộng-sản từ Afghatistan, Đông-dương nối với nhau. Bây giờ Hoa-kỳ biết chắc Trung-quốc, Liên-sô không thể hàn gắn lại, khối Cộng bị vỡ làm nhiều mảnh. Vì vậy sự hiện diện của Hoa-kỳ trở thành vô ích, vừa tốn tiền, vừa tốn máu. Cho nên họ muốn rút ra khỏi Đông-dương, dùng Đông-dương làm bình xăng tưới vào ngọn lửa đang thiêu đốt căn nhà ngoại giao Trung-Sô.

Chìa khóa của Đông-dương là Việt-Nam. Mà tại Việt-Nam, mọi quyết định do Bộ Chính-trị. Chủ-tịch Hồ Chí Minh chết 5 năm rồi, vấn đề tranh quyền đã ngã ngũ, phe chạy theo Liên-sô Lê Duẩn, Lê Đức Thọ thắng thế. Trung-quốc biết rất rõ. Suốt bao năm Trung-quốc cưu mang cho Bắc VN, nay bỗng dưng Trung-quốc mất hết, chỉ còn tay trắng ư? Trung-quốc phải kiềm chế Bắc VN. Thế nhưng Trung-quốc muốn kiềm chế mà không được. Mao tìm cách nắm Cambodge mà bấy giờ Cambodge còn nằm trong tay Bắc VN. Vì vậy Trung-quốc muốn tìm cách dùng Nam VN (VNCH) làm bức tường cản Bắc Việt-Nam (VNDCCH). Trung-quốc tìm cách gần Nam VN bằng hai ngả:

Ngả thứ nhất: Mật sứ của Trung-quốc tại Londre gặp Đại-sứ Nam VN (VNCH) ngỏ ý cho biết Hoa-kỳ đang muốn trao VNCH cho Bắc VN. Nếu VNCH muốn, Trung-quốc sẽ giúp như sau: Mặt Bắc, chặn con đường tiếp tế từ đường bộ Liên-sô qua lãnh thổ trung-quốc. Trung-quốc đem đại quân ép Bắc biên. Mặt Nam tiếp tế vũ khí cho VNCH. Như vậy bắt buộc Bắc VN phải rút quân về.

Ngả thứ nhì, Trung-quốc qua mấy nhân vật trí thức VN trong Phong Trào Liên Bang Đông Nam Á (hội tư luật 1901) tại Paris, trực tiếp nói cho Tổng-thống, và Bộ Ngoại-giao VNCH biết rằng: Việc Hồng-quân tiến xuống Trường-sa chỉ là cái cớ để Trung-quốc với VNCH ngồi vào bàn hội nghị. Nhưng không rõ VNCH có biết hay không, mà lại khai hỏa trước.

Cử tọa hỏi, câu hỏi 6,
_ Hồi đầu năm 1974, tôi có đọc trên một tờ báo Anh-ngữ xuất bản tại Hương-cảng tường thuật về trận đánh giữa VN (VNCH) và Trung-quốc ngày 19-1-1974 trong vùng quần đảo Hoàng-sa. Giáo-sư có thể cho biết: Lực lượng tham chiến của hai bên ra sao? (Người đặt câu hỏi nguyên là Đô-đốc)

Gs TĐS,
_ Thưa Ngài tôi xin chiếu lên màn ảnh để Ngài thấy.


Về phía VNCH,
1, Lực lượng tham chiến,
_ Khu trục hạm Trần Khánh Dư, ký số HQ4, hạm trưởng là Trung-tá Vũ Hữu San.
_ Tuần dương hạm Trần Bình Trọng, ký số HQ5, hạm trưởng là Trung-tá Phạm Trọng Quỳnh.
_ Hộ tống hạm Nhật-tảo, ký số 10, hạm trưởng là Thiếu-tá Ngụy Văn Thà. Khi chiến hạm hỏng máy, bị chìm, trong khi tất cả thủy thủ đoàn xuống xuồng chạy, thì ông cương quyết ở lại, chết với tầu của mình. Tuẫn quốc.
_ Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt, ký số HQ16, hạm trưởng là Trung-tá Lê Văn Thự.

2, Lực lượng trừ bị,
_ Tuần dương hạm Trần Quốc Toản, ký số HQ6,
_ Hộ tống hạm Chí-linh, ký số HQ11
_ Không quân: Phi -đoàn F5-A37.

Nhưng lực lượng trừ bị Hải-quân ở quá xa chưa kịp can thiệp thì trận chiến đã kết thúc. Không quân thuộc Quân-khu I, không can thiệp. Vì vậy sau trận đánh, Tư-lệnh Hải-quân ra lệnh cho các sĩ quan tham dự, không thuyết trình cho Tư lệnh quân khu I.

Về phía Trung-quốc,
1, Lực lượng tham chiến
_ Hộ tống hạm Kronstadt, ký số 271, hạm trưởng là Đại-tá Vương Kỳ Uy, tử thương.
_ Hộ tống hạm Kronstadt, ký số 274, hạm trưởng là Đại-tá Quan Đức. Đây là soái hạm của chiến dịch. Tư lệnh mặt trận là Đô-đốc Phương Quang Kinh, Tư-lệnh phó hạm đội Nam-hải của Trung-quốc với bộ tham mưu đi trên chiến hạm này. Khoảng giữa trận chiến, ông cùng bộ tham mưu tử thương (1 Đô-đốc, 4 Đại-tá, 6 Trung-tá, 2 Thiếu-tá, và 7 sĩ quan cấp úy).
_ Trục lôi hạm, ký số 389, hạm trưởng là Trung-tá Triệu Quát, tử thương.
_ Trục lôi hạm, ký số 396, hạm trưởng là Đại-tá Diệp Mạnh Hải, tử thương.
_ Phi tiễn đỉnh Komar 133, trang bị hỏa tiễn địa-địa Styx hạm trưởng là Thiếu-tá Tôn Quân Anh,
_ Phi tiễn đỉnh Komar 137, trang bị hỏa tiễn đĩa địa Styx, hạm trưởng là Thiếu-tá Mạc Quang Đại,
_ Phi tiễn đỉnh Komar 139, trang bị hỏa tiễn địa địa Styx, hạm trưởng là Thiếu-tá Tạ Quỳ,
_ Phi tiễn đỉnh Komar 145, trang bị hỏa tiễn địa-địa Styx, hạm trưởng là Thiếu-tá Ngụy Như.
_ 6 Hải vận hạm chở quân.

2, Lực lượng trừ bị,
_ 2 Tuần dương hạm,
_ 4 Pháo-hạm,
_ 4 Khu trục hạm trang bị hỏa tiễn Kianjiang.
_ 2 Phi đội MIG 19,
_ 2 phi đội MIG 21,

Do chính Đô-đốc Tư-lệnh hạm đội Nam-hải chỉ huy. Chúng tôi không biết tên ông.

Cử tọa hỏi, câu hỏi 7,
_ Tổn thất 2 bên ra sao? (Vẫn vị cựu Đô-đốc trên)

Gs. TĐS
_ Xin mời ngài xem bảng so sánh, tôi chiếu lên.


Về phía VNCH,
_ HQ 4-5-16 bị thương, rút về Đà-nẵng, sau khi sửa chữa, lại hoạt động như cũ.
_ HQ10 bị chìm.
_ Một hạm trưởng tử thương.

Về phía Trung-quốc,
_ Tư lệnh mặt trận, bộ tham mưu và 4 hạm trưởng tử thương,
_ Hộ tống hạm 274 bị chìm.
_ Hộ tống hạm 271 và hai trục lôi hạm 389-396 bị hư hại nặng phải ủi bãi, sau đó phải phá hủy.
_ 4 ngư thuyền chở quân bị chìm.

Cử tọa hỏi, câu hỏi 8,
Cấm phổ biến.

Cử tọa hỏi, câu hỏi 9,
_ Tôi nghe Hoa-kỳ trang bị cho VN (VNCH) những vũ khí, cũng như chiến hạm tối tân nhất. Trong khi Giáo-sư chiếu hình 4 chiến hạm tham chiến đều thuộc loại hạ thủy vào thập niên 1940, quá cũ kỹ. Vũ khí cũng vậy. Tại sao VN (VNCH) không đem những chiến hạm, vũ khí tối tân ra tham chiến? (Người đặt câu hỏi nguyên là kỹ sư hàng hải).

Gs TĐS,
_ Thưa quả đúng như Ngài nhận xét. Tất cả chiến hạm Hoa-kỳ viện trợ cho VNCH đều thuộc loại phế thải. Thay vì Hoa-kỳ phá hủy, họ tân trang lại rồi trao cho VN. Bốn chiến hạm tham dự trận đánh đều là những chiến hạm tốt nhất mà VN nhận được. HQ4 hạ thủy năm 1943. (Cử tọa bật cười). HQ5 hạ thủy năm 1944. HQ10 hạ thủy năm 1942. HQ 16 hạ thủy năm 1942. Còn vũ khí, cũng có chiến hạm trang bị loại đại bác bắn liên thanh. Nhưng khi trao cho VN thì Hoa-kỳ tháo đi. Dường như Hoa-kỳ đoán trước có cuộc hải chiến này, nên một chiến hạm trang bị loại đại bác trên, tuy đã trao cho VNCH, nhưng bị tháo đi trước đó mấy tháng. Bằng không phía Trung-quốc bị thiệt hại còn nặng hơn nhiều.

Cử tọa hỏi, câu hỏi 10,
_ Trong quá khứ, giữa VN với Trung-quốc đã xẩy ra những trận thủy chiến nào? Kết quả ra sao? (Người hỏi nguyên là giáo sư sử Đông-Á)

Gs TĐS,
_ Thưa Ngài trong lịch sử 5000 năm của Hoa-Việt, chiến tranh liên miên. Về bộ chiến, kị chiến thì cả hai bên khi khi thắng khi bại. Duy thủy chiến, bao giờ Việt cũng thắng.

Cử tọa hỏi câu hỏi 11,
_ Xin cho biết những trận nào?

Gs TĐS,
_ Trận cổ nhất vào năm 42 sau Tây-lịch. Chiến địa xẩy ra ngoài biển Đông. Đô-đốc Trung-quốc là Đoàn Chí. Đô-đốc Việt là Trần Quốc, một nữ tướng. (Cử tọa ồ lên). Kết quả hạm đội Trung-quốc bị đánh chìm hết. Đoàn Chí bị giết.

_ Hồi đó người Việt theo chế độ mẫu hệ ư?

_ Thưa không. Nhưng vị Hoàng-đế cai trị là một phụ nữ. Trong suốt năm nghìn năm lịch sử, đời nào VN cũng có những nữ tướng kiệt hiệt.

_ Hiện có còn chứng tích nào về vị nữ Đô-đốc này không?

_ Nếu Ngài du lịch VN, xin tới Hà-nội, thuê xe, bảo tài xế đưa đến làng Hoàng-xá, xã Kiêu-kỵ, huyện Gia-lâm là nơi có đền thờ bà. Tôi xin chiếu vidéo về đền thờ này. (chiếu vidéo 5 phút).

_ Thưa Ngài trận thứ nhì do Vua Ngô (938), trận thứ ba do vua Lê (981), trận thứ tư do Hưng Đạo vương (1288). Cả ba trận sau đều diễn ra trên sông Bạch-đằng, Trung-quốc đều bị bại. Trận 1288 là trận khủng khiếp nhất, bên Trung-quốc do vua Mông-cổ là Hốt Tất Liệt ở ngôi. Kể từ đó cho đến năm 1974, mới có trận Hoàng-sa.
Đền thờ công chúa Gia-hưng Trần Quốc, đại đô đốc thời Lĩnh-Nam (vua Trưng), tại làng Hoàng-xá, xã Kiêu-kỵ, huyện Gia-lâm, Hà-nội. Bốn chữ đại tự trên là VẠN CỔ ANH PHONG. Có 3 câu đối ở mặt tiền, câu thứ 2 nói lên huân nghiệp của ngài:

Tô khấu tước bình trực bả quần thoa đương kiếm kích,
Trưng vương dực tải hảo tương cân quắc hộ sơn hà.

( Bình giặc Tô Định, đem quần thoa, chống với kiếm kích. Phò Trưng vương, đem khăn yếm giữ non sông)

 

Xin xem tiếp: http://hannamquan.com

Bs. Trần Ðại Sỹ

Bí mật vụ hiến đất dâng biển: Cắt 789 Km vuông, lùi 5 Km

Free Web Hosting