VŨ-HỮU-SAN &Thế-Giới của Nước
 

Home
TàuCộng KhóThắng BiểnĐông
Tham-Luận Biển Đông
Hải-phận Cho Quốc-Gia Lào
ThủĐoạn TiêuDiệt VănHóa
BảnĐồ ThuyếtTrình Edm&Calgary
Dự-Án Song-Tử
Tàu TrungCộng Cắt Cáp Tàu ThămDò VN
Biển Đông 74,000 năm trước
Hải-đồ DângGiặc
Bản-Đồ Bắc TrườngSa
BảnĐồ MalaysiaViệtNam
Nước Việt Hình Chữ S
RVN-CDWR-MainBody.pdf
Hải Phận Triệu Km2
Hải Phận Triệu Km2 (Tiếp)
Hải Phận Valencia
TàiLiệu PhápLý
BảnÐồBiênGiớiViệt-Hoa
Bản-đồ Phân-Chia Vịnh Bắc-Việt
VịnhBắcViệt
LáThư Gởi Đầy Tớ
Law of the Sea
Forum Openings
RVN WhitePaper75
ChinaPropaganda-LuuVanLoi
TiếngNóiVịnhBắcViệt
VấnÐềBiênGiới-BsNguyenÐanQuế
HảiGiới ViệtHoa
Vùng Biển Sâu Cho Tương-Lai
LêChíQuangPhảnÐối
CácĐội HoàngSa
NamQuan
BiểnĐông ThiênKỷMới
Biển Đông Ô Nhiễm
VịnhBắcViệt-HàngHải
VịnhBắcViệt-HuyềnThoại
NguyễnNhã-NghiênCứu HoàngSa
Chủ Quyền HoàngTrường
HảiThươngBiểnÐôngCổThời
BsTrầnÐạiSỹTổngKếtHảiChiến
HảiChiếnHoàngSaNóiChuyện
Hải Chiến Hoàng Sa
HQ16ÐàoDân
HảiChiếnHoàngSaTrầnThếÐức
VĩnhLiêmHoàngSaHảiChiến
Chuyện Một Con Tàu
NgườiBạnHảiQuân
BạnTôiSầuÐông
HồngNhanMộtThời
CâyÐinh
NhữngÔngThánh
ÐờiSống CăngThẳng
HỗnChiến
NgỗngTuyết
NgườiĐànBà
CònNụCườiNào
SóiGià
SachMoiNgoTheVinh
TranhCổTấnTinhChâu
HảiQuân Còn Mất
TuầnThám NguyễnVănƠn
FutureDestroyer
Mischief Situation
DER-HQ4
To Chuc HQVNCH
Forgotten ASPB
Études Vietnamiennes
Environments'Protection
VN Water Culture
Legends-Water Realm
Useful Books&Maps
VN Sovereignty
Vietnam Energy
Raft Across Pacific
Triết Lý Nước
HảiQuânViệtNam TừBaoGiờ
Hàng Hải Gốc Rễ Việt Nam
Ðịa Lý Biển Ðông
Thuật Ngữ Hàng Hải
NgườiViệt KhámPhá MỹChâu
Ngày HảiQuân1973
Lịch Sử Thuyền Bè
Bài Vè Thủy Trình
Petrus Ký&VănHoá Thuyền
Photo Album
Người Thủy Thủ Già
SoạnThảo HảiSử
MộtNgàyVớiÐÐCang
Lược Sử Nước
PhanQuỳnh
NguyễnVănLục
HT Nguyễn Văn Lộc
VũNgọcRuẩn BốTôi
VũVănToàn
ThơVăn HoàngĐìnhBáu
KỷNiệm ÐờiQuânNgũ
ChiếcBình TháiLọ
ChânDung SVSQHQXI
BảoBình&HìnhẢnh
Quê Nhà 50 Năm Trở Lại
ChuVănAn2B3-1956
Giải Ảo! HãyTỉnh Giấc Mơ Ma
AnhHùng NguyễnThànhSắc
ThuỷThủĐoàn HQ-4
ChiếnThuật ĐầuChữ T
HìnhẢnh HQ4 HảiChiến HoàngSa
TrangHình HảiChiến HoàngSa
Trận HoàngSa Hồ Hải
Hải-Chiến theo Trung-Cộng
Hải-Chiến theo BùiThanh
Diễn-Tiến Trận Hải-Chiến
TâySa HảiChiến
QuanBinhTC HoàngSa1974
HQ16-HQ5 Bắn Nhau
HQ5-Rã Ngũ
Đại-Tá Ngạc Ở Đâu
ChuyệnMột ConTàu
Bông Hồng Cho Nhựt-Tảo
Danh-Sách Tử-Sĩ Hoàng-Sa
DanhSách CốThủ HoàngSa
TrươngVănLiêm-HQ5
TruyệnNựcCười MấyAnh SửaQuân-Sử
Lệnh TamBấtĐả-HứaThếHữu
AnhHùng BH NguyễnVănVượng
TưởngNiệm AnhHùng NguyễnVănĐồng
Phạm Ngọc Đa AnhHùng Tử-Sĩ
TaoBanNuocKhong
VĩnhBiệt NguyênNhi
CáchNhìn LịchSử XâmLược
NgườiLínhGiàHQ4 NgôThếLong
NguyễnThượngLong-HảiChiến HoàngSa
NguyễnThượngLong-TìmMãi YêuThương
VănTế 74 TửSĩ HảiChiến HoàngSa
Nhớ lại HCHS & SuyNgẫm
HànhQuân TrầnHưngĐạo47
Bộ Hình ChiếnTrường HQ-4
Tài-Liệu CTCT/VNCH
Các ChiếnHạm VN&TC ThamChiến
TàiLiệuHQ4-TổngCụcCTCT
Lố bịch kiểu Tàu phù
Hải-Chiến theo LữCôngBảy
Phòng-Tai của HQ-4
Tiểu-Sử Anh-Hùng Tử-Sĩ
TrầnVănĐảm-AnhHùng&Nhà VôĐịch
AnhHùng BùiQuốcDanh
VũĐìnhQuang-AnhHùngHảiPháo
Anh-Hùng Vương-Thương
VưongThếTuấn: HQ4 Xin Rút Lui
Người AnhHùng HoàngSa
Thư HT PhạmTrọngQuỳnh
Thư Bạn ĐồngMôn ChuVănAn
Tìm Hiểu Gerald Kosh
Văn Tế HoàngSa
Những BàiCa HảiChiến HS
Thư Người Giám-Lộ
BứcThư 15 Năm
24 Years After Naval Battle
Tiểu Sử Vũ Hữu San
Tựa
ToànTập
Tổng-kết Hải-Chiến
Hồi Ký Của NgườiVề Từ HoaLục
Thư Riêng Về Đơn-Vị
Giới Thiệu
Gặp lại Niên-Trưởng NBT
TrùmMền HôXungPhong  

 

btlhq.jpg (6596 bytes)Hải-Quân VNCH còn mất thế nào? 


Kính thưa Quý vị Trưởng-thượng,
Kính thưa Đô-Đốc Cựu TL/HQVN,
Kính thưa Ông Tổng-Hội-Trưởng,
Ông Trưởng Ban và các Bạn trong Ban Tổ-chức,
Kính thưa Quý Bà, Quý Ông, quý Bạn,

Trước hết, chúng tôi xin chào mừng tất cả quý-vị. Nhờ dịp tái-ngộ hi-hữu này, chúng tôi may mắn thấy lại những vị trưởng-thượng, các cấp chỉ-huy và những bạn bè đồng-đội thân yêu ngày cũ, mà trong đó có nhiều người đã sau hàng 2, 3 chục năm xa cách, nay mới có duyên gặp gỡ.

Đây là sự vinh-hạnh lớn lao cho chúng tôi, được có dịp hầu chuyện cùng quý-vị về một câu hỏi đã gây nhiều thắc mắc cho chính cá-nhân chúng tôi hai mươi năm qua và có thể cũng là một trong nhiều điểm suy nghĩ của quý-vị: sau di-tản, Hải-Quân VNCH còn mất thế nào?

Đề-tài "hải-quân VNCH chúng ta-tuy mất mà vẫn như còn" có đáng được gọi là một sự xác-định khách-quan hay không. Chúng tôi xin trình-bày quan-điểm riêng tư của chúng tôi, nếu có đôi điều quá xa vời, xin quý-vị lượng thứ cho.

Phần quê-hương miền Bắc lọt vào tay bọn vô-thần năm 1954. Hai mươi mốt năm sau, 30-4-1975, người quốc-gia mất tất cả phần đất nước còn lại cho Cộng-sản. Vì mất nước là mất tất cả nên không có sự mất mát nào lớn lao hơn, đáng kể hơn nỗi đau vong-quốc.

Sau những tan tác vì di-tản, một vị-niên trưởng khả-kính của Hải-Quân từng than rằng: "Nước đã mất, nhà đã tan, suốt tuổi thanh-xuân, hiến dâng cho Tổ-Quốc và Lý-tưởng. Chúng ta nay đã già, khởi sự cuộc đời lam lũ cu-ly nơi đất khách. Trong khi đó, những tên tham-nhũng sau bao năm sống trên xương máu, nước mắt, mồ hôi đồng-bào vẫn tiếp-tục sống đời phè phỡn. Thật là buồn!"

Thoáng nhìn qua như vậy, HQ chúng ta đã mất... HQVN chúng ta không còn gì cả. HQVNCH chúng ta chẳng sót lại gì trong Bạn, trong Thù và ngay cả bản thân chúng ta nữa sao?

- Người Bạn Đồng-minh rời bỏ ta lại cho niềm cay đắng của sự thất trận. Sau ki bại, thay vì an-ủi lẫn nhau, các bạn Hoa-Kỳ quay ra trách-cứ. Nếu đọc các ấn bản của HQ Học-Hiệu Annapolis, các người viết hải-sử của họ cho rằng HQ chúng ta vì ưa chính-trị nên đã làm giảm khả-năng tác-chiến; vì kém khả-năng chuyên-nghiệp, say sóng, thiếu tinh-thần trách-nhiệm, lười biếng không làm việc nên không hoàn-thành nhiệm-vụ.

- Kẻ Thù Cộng-sản chỉ nhờ sự hỗ-trợ của thế-giới Cộng-sản thời đó mà đánh bại ta. Trong nỗi tham lam thèm khát tột cùng của kẻ chiến-thắng, chiếm đoạt tất cả. Khi chúng được chúng làm vua, còn chúng ta thua chúng ta là giặc, giặc đã thua phải mất tất cả. Và nay để tặng phát đạn kết-liễu cho số phận chúng ta, bọn chúng (bạn cũ và thù xưa) đã nham nhở nói chuyện lại với nhau, bắt tay nhau đằm thắm, khởi sự cuộc sống chung như tên ma-cô cùng con đĩ-điếm.

- Chúng ta đã đại-bại, đầu ta cúi gầm, bị tước bỏ hết nhân-quyền và mọi sở hữu, kẻ tủi-nhục lê bước lạc loài nơi đất khách, người đau thương xiềng xích tù tội nơi quê hương.

Thế nhưng, trong khoảng thời-gian hai chục năm đã qua, chúng ta đã có một thuở để sống, để làm việc, để được đời tôi-luyện mà suy-nghĩ chín chắn. Trong màu-nhiệm của tỉnh thức, chúng tôi ngộ ra rằng thật ra HQVNCH không mất.

Trong cuộc chiến có hai phe, người thắng được dịp nói nhiều, nói lớn lối, nhưng chân sự thực không do người thắng nói ra. Lời phe thắng trận chẳng phải là chân-lý.

Suốt hơn 20 năm, HQVNCH từ lúc sơ-sanh đã trưởng-thành, đã hoàn-thành trách-vụ Tổ-Quốc giao-phó. Là quân-chủng thầm-lặng, đôi khi bị chìm lấp ngay trong Quân-lực. Thế nhưng về chỉ-huy tham-mưu, chưa hề có một văn-thư nào của các giới chức thẩm-quyền cao cấp nói về sự tôi tệcủa HQ. Công-bình mà nói trong tập-thể Miền Nam, HQ luôn-luôn là thành-phần ưu-tú đoàn-kết và trong sạch.

Cọp chết để da, người chết để tiếng. HQVNCH không những chẳng mất, chẳng mờ nhạt, mà còn tiếp-tục hiện-hữu với thời-gian.

Sự hy-sinh đóng góp của người lính, trong đó có thủy-thủ chúng ta không phải vô-ích. Nhờ những quân, dân, cán chính nói chung, nhờ Hải-Quân chúng ta nói riệng, VNCH đã được hưởng một thời-gian mấy chục năm trong tự-do, no ấm và tiến-bộ. Nếu không có sự đóng góp công-lao khó nhọc của chúng ta; Miền Nam cũng như miền Bắc, dân bị ngược đãi, nằm trong ngục-tù độc-tài đảng-trị suốt từ cuối thập-niên 1940, cho đến nay đã hàng nửa thế-kỷ.

Bản thân cá nhân chúng ta chưa mất, chúng ta còn học hỏi, thích-nghi hoàn-cảnh, nâng cao thêm cả giá-trị, kiến-thức, đang góp công xây dựng cuộc đời ta, gia-đình ta trên vùng đất quê-hương thứ hai.

- Còn cháu ta đang tiến lên, học rất giỏi, làm việc tận-tâm, tương-lai không lâu sẽ là những nhân-tài lớn trong một thế-giới tiến-bộ

- Kẻ thù thất-bại khi nghĩ rằng tiêu-hủy được thành-quả của chúng ta. Chúng cũng đã hoàn-toàn thất-bại trong mưu-đồ cải-tạo quân-đân Việt-nam.

- Người bạn đồng-minh cũng lầm lẫn; họ đã xét-đoán sai lầm HQVNCH. SQ Hoa-Kỳ phê-phán chúng ta say sóng, thiếu tinh-thần trách-nhiệm, sự hiểu biết kém cỏi. Thực-tế đã trả lời: Chúng ta không kém cỏi ngay trong môi-trường Hoa-Kỳ. Sự thích-nghi của thuyền-nhân Việt-Nam phải kể là ngoại-hạng. Con cái ta sẽ còn nhiều dịp làm vẻ-vang dân Việt, vượt trội con trẻ địa phương.

Kính thưa quý-vị và các bạn,

- Nếu nhận rằng Trống Đồng là nguồn sử-liệu cổ xưa của dân-tộc ta thì quân-đội Việt-Nam đã hình-thành từ những đoàn lính thủy trên các ghe thuyền trang-bị những cỗ nỏ thần. Tiên-khổi, dân Lạc-Việt thường sống cạnh biển khơi, sinh-hoạt trên nước nhiều hơn trên cạn. Nhu-cầu quốc-phòng của Việt-Nam 3 - 4,000 năm trước không đặt nặng vào việc phòng-thủy diện-địa mà hướng vào việc gìn giữ an-ninh những tuyến đường thủy, trên cả sông hồ lẫn ngoài biển cả. Có thể nói chắc chắn rằng VN là quốc gia đầu-tiên trên thế-giới mà quân thủy được khai-sinh trước quân bộ.

- Kẻ thù với chiêu-bài "bài phong phản đế"một cách quá khích, mang nặng giáo-điều Mác-Lê vọng ngoại, CSVN phủ-nhận công-lao tiền-nhân qua bao nhiêu triều-đại. Tài-liệu chính-thức của đảng Cộng-sản thường kết tội là quân-đội thời phong-kiến chỉ là những phương-tiện để bọn vua quan dùng đàn áp dân-chúng, không giống như các tập-thể tay sai mà chúng thường tâng-bốc xưng tên là Quân-đội Nhân-dân, Công-an Nhân-dân của Cộng-sản ...

- Chúng ta trái lại thừa-tự hương-hỏa chính-thức từ Hùng-Vương qua Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyên ... ngay khi được tái độc-lập. Trong khi chúng ta sùng-bái Ngô-Vương, Đức Thánh Trần, Quang-Trung ...; nhắc nhở danh-tiếng các Đô-Đốc Lộc, Đô-Đốc Tuyết đánh quân Thanh, Đề-Đốc Lê-Trực kháng Pháp, giữ thành Hà-Nội ... Thế nên HQ chúng ta là truyền-nhân HQ nhà Nguyễn, sau khi Hải-Quân ta bị quân Pháp tiêu-diệt.

- Theo vết chân Tướng-quân Lý-Long-Tường, vị Tư-Lệnh Hải-Quân nhà Lý vào thế-kỷ thứ 13. Vì nhà cửa nát tan, đất nước gặp cảnh điêu-linh mà phải dận cả Hạm-đội đi Đại-Hàn. Chúng ta vượt Biển Đông mà vượt thoát khi Cộng-sản xâm-lăng.

- Thuyền-nhân chúng ta là các Lý-Long-Tường lần hai trong thế-kỷ 20 này. Nói theo học-giả
Hoàng-Văn-Chí, hải-quân ra đi như những tượng Phật bằng gỗ nổi trôi muôn phương đến cả bờ bến My-Châu, thà chịu ly-hương còn hơn bị huỷ-diệt tại quê nhà vì những đồng-loại xấu xa.

Lại nói thêm cho được rộng rãi, Cựu hải-quân VNCH chúng ta khi bỏ nước ra đi, đương-nhiên đã tái-lập đường hàng-hải trên Thái-Bình-Dương sang Tân-thế-giới, con đường mà tiền-nhân Việt-tộc đã thực-hiện nhiều ngàn năm trước.

Trước năm 1975, Hải-Quân Cộng-sản Bắc VN chỉ gồm có một giang-lực hạn-chế, một lực-lượng cận-duyên nhỏ bé. Thế nên khi chiếm VNCH, cái gọi là Hải-Quân Nhân-dân đã phải học hỏi chúng ta về hoạt-động hạm-đội để mong hướng ra biển khơi.

Hai mươi năm đã qua. Vậy mà kẻ thắng vẫn còn phải tiếp-tục học người thua. Cách-thức tổ-chức các Lực-lượng, các Hải-khu, điều-hành chiến-hạm, giang-đoàn dần theo như tiêu-chuẩn của HQ/VNCH lúc xưa, có khác chăng chỉ là vì HQ/CSVN ngày nay nhỏ bé hơn. Trong khi đó, khả năng hành-quân phối-hợp thủy-bộ của chúng còn thua sút HQ/VNCH chúng ta khá xa. Khi xem tài-liệu Jane Fighting Ships thường-niên về HQ/Cộng-sản VN, người ta thấy như HQ/VNCH vẫn còn đó vẫn HQ 1, HQ 2, HQ 500, HQ 501 ... Biết mình lạc-hậu, lính thủy Cộng-sản đành bỏ "nón cối dép râu", học đòi tiến-bộ.

Quan-trọng hơn hết la tinh-thần bảo-vệ lãnh-thổ, hải-biên và ý-chí chống ngoại-bang xâm-lược.

Một mai khi Cộng-sản mất đi, Việt-Sử sẽ viết lại bằng sự thực. Ngàn đời sử vẫn ghi là CS Việt đã cõng rắn cắn gà nhà trong biến-cố Hoàng-Sa tháng 1-1974 mà khi đó, người Cộng-sản một lần phản-quốc, đứng về phía kẻ thù dân-tộc. Hoàn-cảnh thật là thuận-lợi cho CSVN ngày nay có một đất nước thống-nhất, vậy mà họ cũng chẳng làm được gì hơn. CSVN lại để mất thêm vùng biển, nhiều đảo Trường-Sa lần lượt lọt vàotay kẻ thù truyền-kiếp là Trung-Cộng.

Lực-lượng HQVNCH tuy không còn nữa nhưng rồi ra, Việt-sử cũng không thể ghi những dòng chữ nào khác hơn khi đề-cập đến chúng ta như là một hiện-hữu quý-giá, một biểu-tượng về Truyền-thống Hàng-Hải cần-thiết trong một giai-đoạn có thể nói là nghịch-cảnh của dân-tộc.

Khoa khảo-cổ đã cho biết nhiều chứng-cớ vững chắc như dân Việt thời cổ đi tiên-phong trong lãnh-vực hàng-hải, tiền-nhân các giống Bách-Việt với dấu vết giao-thương ngà voi, sừng tê-giác lên tận Tây-Bá Lợi-Á, thành-tích dân Lạc-Việt vận-chuyển Trống Đồng tận các đảo vùng bắc Úc-Châu. Hình ảnh người cổ Việt-Mường vác những ống tre đựng nước được tìm thấylại tại Mã-đảo, Phi-Châu. Ảnh-hưởng ngôn-ngữ đặc-biệt nhuộm màu-sắc hàng-hải, song song với các phát-minh hàng-hải và kỹ-thuật ghe thuyền của dân Việt ta đã trải dài qua hơn nửa vòng trái đất, khắp Ấn-Độ-Dương sang qua Thái-Bình-Dương đến Nam-Mỹ ... Chúng ta chính là những người kế-thừa chính-thống của Hàng-hải. Duyên-lực hay Hải-thuyền VNCH là lực-lượng sau cùng dùng thuyền buồm, biết sử dụng phối hợp cánh buồm và cây xiếm.

Văn-minh nhân-loại phát-triển được là nhờ chuyển-vận, đặc-biệt nhờ đường biển. Thuyền-nhân với thành-phần dẫn-lộ ghe tàu vượt biên chính là các cựu Hải-Quân VNCH. Chuyện những người thủy-thủ như chúng ta vì quệ-hương vùng Đông-Á bị giặc ngoại-xâm, khi nước Trung-Hoa bành-trướng, mà vượt biển tới Mỹ-Châu 3 - 4,000 năm trước, đã được viết lại trong sách "Nu-Sun" của Tiến-sĩ Gunnar Thompson, xuất-bản 1991. Trong khi sáng lập Nu-Sun Institute, văn-phòng liên-lạc tại Fresno, CA; Ông đã dự-trù thiết-lập bảo-tàng-viện về viễn-dương, một trung-tâm nghiên-cứu về một Thái-Bình-Dương hòa-bình và một tờbáo định-kỳ, xuất-bản mỗi ba tháng. Sẽ có một chuyến hải-hành hòa-bình tưởng-niệm những chuyến vượt Thái-Bình-Dương như của Đô-Đốc Nu-Sun mà chúng tôi phiên-âm ra Nguyễn-Sơn.

Kính thưa quý-vị và quý-bạn,

Nhưng giờ đây, mất biển, mất tầu, mất cả tuổi thanh-xuân, những chàng trai trẻ HQ ngày ấy, nay đã già, vẫn còn phải mang những nghề-nghiệp tay trái ra để kiếm ăn. Trong lúc tuổi đời đã bắt đầu xế bóng, đành phải yên phận, mắc cạn trong nỗi niềm ray rứt khôn cùng của giấc mộng hải-hồ dang-dở ... Phải có niềm Hy-vọng giúp họ đốt lửa thắp sáng ngời tâm-tư trở lại.

Xin các bạn đồng-đội cũ hãy nghĩ về "Nghĩa đồng-bào và Chân-lý tự-do".

Thấm-thoắt hai mươi năm qua thật nhanh, khối người Việt hải-ngoại trong khi cố-gắng hội-nhập vào đời sống mới ở đất người, cũng kiên-trì tranh-đấu cho quê-hương với hy-vọng những thay đổi tốt đẹp sẽ đến với đồng-bào trong nước. Nỗ-lực của chúng ta suốt hai thập-niên đã không nhiều thì ít, có ảnh-hưởng làm thay đổi chính-tình trong nước.

Vì mục-đích ra đi của chúng ta không phải chỉ vì miếng cơm manh áo nên người thuyền-nhân tị-nạn chẳng quên tình nước non, nghĩa đồng-bào. Tạo-hóa sinh muôn loài có lẽ cũng muốn chúc-phúc tự-do và no ấm cho tất cả. May mắn hơn mọi người ở lại, nhờ vượt thoát nên người ra đi được sinh-hoạt trong không-khí dân-chủ. Nhờ ý-thức rõ ràng được tầm giá-trị cao-quý của tự-do qua cái giá quá đắt mà bản-thân chúng ta đã phải trả nên người hải-ngoại hằng mong mỏi đồng-bào quốc-nội cũng sẽ được thụ-hưởng tất cả những điều tốt đẹp tương-tự.

Nếu chúng ta cứ quyết-tâm tranh-đấu cho nhân-quyền không ngừng nghỉ, một ngày nào đó sự thành-công sẽ đến trong việc chuyển-biến quê nhà từ chế-độ độc-tài sang dân-chủ, giúp cải-tiến đời sống người dân từ nghèo đói sang ấm no. Sau 5 ngàn năm văn-hiến, lần đầu tiên Việt-sử sẽ trịnh-trọng ghi các dòng chữ vàng về công-trạng những người thuyền-nhân bỏ nước ra đi vẫn nhớ gốc nguồn.

Như một truyền-thống hải-quân đã xưa cũ, lại cộng thêm nỗi suy tư của một người ưa nói chuyện đi biển cùng bạn bè, thích viết bài tài-tử đăng báo miễn phí, việc làm của chúng tôi chẳng được bao nhiêu nhưng niềm mơ ước của một người thủy-thủ lại vẫn nhiều. Chúng tôi mơ-ước, những gì Hải-quân VNCH đã thực-hiện, vẫn vĩnh-viễn tồn-tại với thời-gian.

Ngồi ở đây, sống ở đây, sinh-hoạt ở đây. Nhu-cầu vật-chất áo cơm thúc hối, chiếm hết thì giờ, không dành được bao nhiêu cho những đóng góp tinh-thần, nuôi dưỡng chí-khí, hoài bão. Hiểu và thông-cảm như vậy nhưng nếu chúng ta không lưu lại tài-liệu, sách vở, hậu-sinh một trăm năm sau, một ngàn năm sau, nghĩ thế nào về chúng ta. Không lẽ hơn bốn chục ngàn người trai trẻ suốt hai mươi mấy năm trong gian-khổ chỉ ăn không ngồi rồi, chẳng làm nên được chuyện gì haysao. Nếu không có tài-liệu sử sách lưu-truyền lại, thế-hệ sau sẹ mất một phần di-sản quý-báu của quốc-gia.

Quý-vị và chúng tôi đến tham-dự buổi hội hôm nay, những bạn đóng góp từ xưa trong sinh-hoạt hội-đoàn, hợp mặt hàng-hải hải-quân là bằng-chứng chính-xác nhất của tinh-thần thuyền-nhân, tị-nạn, của người thủy-thủ, ngườiđi biển. Trong tập-thể chúng ta, có rất nhiều các bạn trẻ khi mất nước chỉ mới trải qua ít tháng trong quân trường, vài năm ngắn ngủi sống trong môi-trường hàng-hải cũng vẫn nhận thấy lời kêu gọi thiết-tha cần đi tìm lại những kỷ-niệm thời xưa cùng các nét thân quen của bạn bè ngày cũ. Giữa trời đất lạ, phải chăng người Hải-Quân thấy rõ sự hiện-hữu đương-nhiên của HQVNCH như vậy.

Dù đã mất biển, mất tàu, trong lòng chúng ta, màu biển quê-hương vẫn còn xanh, mầu xanh ngàn đời của Biển Đông từ những thời xa xưa khi Trái Đất còn đắm chìm trong Băng Đá. Những gì HQVNCH để lại, dù là trừu-tượng hay cụ-thể, dù âm-thầm hay hiển-hiện, dù phần chìm hay phần nổi, dù trong hôm nay hay qua ngày mai, vẫn còn tại đó như một hiện-hữu vĩnh-cửu, trong cả hai kích-thước lớn của thời-gian và không-gian ...

Trong tinh-thần đoàn-kết lại để tồn-tại, duy-trì một chút gì đó còn sót lại với thời-gian, cho dù có gặp những sự nghiêt-ngã của hoàn cảnh, Chúng tôi cổ-động cho kế-hoạch "viết hải-sử" của Tổng Hội Hải-Quân cũng vì lẽ đó. Chúng tôi hoan-nghênh những công-trình đóng góp của những cây bút trong và ngoài Hải-Quân mà một số đã ưu ái đến với chúng ta ngày hôm nay như chị Điệp-Mỹ-Linh, niên-trưởng Nguyễn-Ngọc-Quỳnh, các anh Trần-Quán-Niệm, Hà-Thúc-Sinh, Trịnh-Hoàng và nhiều nhiều nữa.

Rất mong mỏi quý-vị, trong hay ngoài HQ, tiếp tay cùng Tổng-Hội thu góp lại các mảnh di-sản hàng-hải, có cả phần tim, phần óc, cả máu và nước mắt thủy-thủ để hoạt-động có ý-nghĩa này được mạnh mẽ hơn và kế-hoạch được chu-toàn.

Danh-tướng McArthur đã từng nói: "Những người lính già không bao giờ chết, họ chỉ mờ nhạt dần đi mà thôi". Chúng tôi không có dịp tuyên-bố và cũng không giám nói lớn tiếng đến như vậy, nhưng thật-tâm đã suy-nghĩ rằng: "Người thủy-thủ VNCH khi già trăm tuổi tuy có phải chết đi, nhưng HQVNCH với những tinh-thần, truyền-thống và thành quả sẽ không bao giờ mất với thời gian".

Một lần nữa, xin cảm ơn và xin kính chào quý-vị, kính chúc toàn thể quý-vị sự an-bình tuyệt-đối trong tâm-tưởng.

Vũ-Hữu-San

Free Web Hosting