VŨ-HỮU-SAN &Thế-Giới của Nước
 

Home
TàuCộng KhóThắng BiểnĐông
Tham-Luận Biển Đông
Hải-phận Cho Quốc-Gia Lào
ThủĐoạn TiêuDiệt VănHóa
BảnĐồ ThuyếtTrình Edm&Calgary
Dự-Án Song-Tử
Tàu TrungCộng Cắt Cáp Tàu ThămDò VN
Biển Đông 74,000 năm trước
Hải-đồ DângGiặc
Bản-Đồ Bắc TrườngSa
BảnĐồ MalaysiaViệtNam
Nước Việt Hình Chữ S
RVN-CDWR-MainBody.pdf
Hải Phận Triệu Km2
Hải Phận Triệu Km2 (Tiếp)
Hải Phận Valencia
TàiLiệu PhápLý
BảnÐồBiênGiớiViệt-Hoa
Bản-đồ Phân-Chia Vịnh Bắc-Việt
VịnhBắcViệt
LáThư Gởi Đầy Tớ
Law of the Sea
Forum Openings
RVN WhitePaper75
ChinaPropaganda-LuuVanLoi
TiếngNóiVịnhBắcViệt
VấnÐềBiênGiới-BsNguyenÐanQuế
HảiGiới ViệtHoa
Vùng Biển Sâu Cho Tương-Lai
LêChíQuangPhảnÐối
CácĐội HoàngSa
NamQuan
BiểnĐông ThiênKỷMới
Biển Đông Ô Nhiễm
VịnhBắcViệt-HàngHải
VịnhBắcViệt-HuyềnThoại
NguyễnNhã-NghiênCứu HoàngSa
Chủ Quyền HoàngTrường
HảiThươngBiểnÐôngCổThời
BsTrầnÐạiSỹTổngKếtHảiChiến
HảiChiếnHoàngSaNóiChuyện
Hải Chiến Hoàng Sa
HQ16ÐàoDân
HảiChiếnHoàngSaTrầnThếÐức
VĩnhLiêmHoàngSaHảiChiến
Chuyện Một Con Tàu
NgườiBạnHảiQuân
BạnTôiSầuÐông
HồngNhanMộtThời
CâyÐinh
NhữngÔngThánh
ÐờiSống CăngThẳng
HỗnChiến
NgỗngTuyết
NgườiĐànBà
CònNụCườiNào
SóiGià
SachMoiNgoTheVinh
TranhCổTấnTinhChâu
HảiQuân Còn Mất
TuầnThám NguyễnVănƠn
FutureDestroyer
Mischief Situation
DER-HQ4
To Chuc HQVNCH
Forgotten ASPB
Études Vietnamiennes
Environments'Protection
VN Water Culture
Legends-Water Realm
Useful Books&Maps
VN Sovereignty
Vietnam Energy
Raft Across Pacific
Triết Lý Nước
HảiQuânViệtNam TừBaoGiờ
Hàng Hải Gốc Rễ Việt Nam
Ðịa Lý Biển Ðông
Thuật Ngữ Hàng Hải
NgườiViệt KhámPhá MỹChâu
Ngày HảiQuân1973
Lịch Sử Thuyền Bè
Bài Vè Thủy Trình
Petrus Ký&VănHoá Thuyền
Photo Album
Người Thủy Thủ Già
SoạnThảo HảiSử
MộtNgàyVớiÐÐCang
Lược Sử Nước
PhanQuỳnh
NguyễnVănLục
HT Nguyễn Văn Lộc
VũNgọcRuẩn BốTôi
VũVănToàn
ThơVăn HoàngĐìnhBáu
KỷNiệm ÐờiQuânNgũ
ChiếcBình TháiLọ
ChânDung SVSQHQXI
BảoBình&HìnhẢnh
Quê Nhà 50 Năm Trở Lại
ChuVănAn2B3-1956
Giải Ảo! HãyTỉnh Giấc Mơ Ma
AnhHùng NguyễnThànhSắc
ThuỷThủĐoàn HQ-4
ChiếnThuật ĐầuChữ T
HìnhẢnh HQ4 HảiChiến HoàngSa
TrangHình HảiChiến HoàngSa
Trận HoàngSa Hồ Hải
Hải-Chiến theo Trung-Cộng
Hải-Chiến theo BùiThanh
Diễn-Tiến Trận Hải-Chiến
TâySa HảiChiến
QuanBinhTC HoàngSa1974
HQ16-HQ5 Bắn Nhau
HQ5-Rã Ngũ
Đại-Tá Ngạc Ở Đâu
ChuyệnMột ConTàu
Bông Hồng Cho Nhựt-Tảo
Danh-Sách Tử-Sĩ Hoàng-Sa
DanhSách CốThủ HoàngSa
TrươngVănLiêm-HQ5
TruyệnNựcCười MấyAnh SửaQuân-Sử
Lệnh TamBấtĐả-HứaThếHữu
AnhHùng BH NguyễnVănVượng
TưởngNiệm AnhHùng NguyễnVănĐồng
Phạm Ngọc Đa AnhHùng Tử-Sĩ
TaoBanNuocKhong
VĩnhBiệt NguyênNhi
CáchNhìn LịchSử XâmLược
NgườiLínhGiàHQ4 NgôThếLong
NguyễnThượngLong-HảiChiến HoàngSa
NguyễnThượngLong-TìmMãi YêuThương
VănTế 74 TửSĩ HảiChiến HoàngSa
Nhớ lại HCHS & SuyNgẫm
HànhQuân TrầnHưngĐạo47
Bộ Hình ChiếnTrường HQ-4
Tài-Liệu CTCT/VNCH
Các ChiếnHạm VN&TC ThamChiến
TàiLiệuHQ4-TổngCụcCTCT
Lố bịch kiểu Tàu phù
Hải-Chiến theo LữCôngBảy
Phòng-Tai của HQ-4
Tiểu-Sử Anh-Hùng Tử-Sĩ
TrầnVănĐảm-AnhHùng&Nhà VôĐịch
AnhHùng BùiQuốcDanh
VũĐìnhQuang-AnhHùngHảiPháo
Anh-Hùng Vương-Thương
VưongThếTuấn: HQ4 Xin Rút Lui
Người AnhHùng HoàngSa
Thư HT PhạmTrọngQuỳnh
Thư Bạn ĐồngMôn ChuVănAn
Tìm Hiểu Gerald Kosh
Văn Tế HoàngSa
Những BàiCa HảiChiến HS
Thư Người Giám-Lộ
BứcThư 15 Năm
24 Years After Naval Battle
Tiểu Sử Vũ Hữu San
Tựa
ToànTập
Tổng-kết Hải-Chiến
Hồi Ký Của NgườiVề Từ HoaLục
Thư Riêng Về Đơn-Vị
Giới Thiệu
Gặp lại Niên-Trưởng NBT
TrùmMền HôXungPhong  

 

Giới-thiệu Người Bạn Thân Quý của tôi: Sầu Đông Nguyễn Thọ Chấn

http://nguyenchan.wordpress.com/


 

Về Một Người Bạn HẢI QUÂN

Sầu Đông

 

Khoảng hơn một năm trước đây, sau gần chín năm định cư ở Canada, lần đầu tiên được dùng ké máy điện toán của con trai tôi, tôi đã tình cờ thấy gia trang của nhật báo ' Người Việt' ở Cali., trên mạng lưới thông tin điện tử. Tôi cũng bất ngờ thấy một gia trang khác có tên 'Quán Gió' do một nhóm anh em cựu học sinh các trường Chu Văn An - Trần Lục - Nguyễn Trãi những năm 1955-1961 lập nên, liên kết với trang 'Người Việt'. Tôi xúc động đọc lại một bài thơ đã ' đi vào lịch sử' của Du Tử Lê (một bạn học rất thân với tôi những năm chúng tôi học thất, lục ở trường CVA và TL) là bài ' Khi Tôi Chết Hãy Đem Tôi Ra Biển' trên gia trang này. Nhưng tôi chịu nhất hai câu thơ của Ngọc Hoài Phương ngay nơi trang đầu của 'Quán Gió':

'' Dù áo thư sinh có bạc màu

Cuối trời lưu lạc vẫn tìm nhau''

Qua gợi ý của một người bạn phụ trách 'Quán Gió', tôi liên lạc với anh em Bắc Cali., và nhờ anh Phạm Huy Thịnh, tôi đã tìm lại được đúng người bạn mà tôi có ý tìm kiếm từ vài năm nay: cựu hải quân trung tá S. Anh là bạn học chung lớp với tôi năm đệ nhất ban Toán ở CVA cuối thập-niên 1950. Trong năm này, chúng tôi ít có dịp tâm sự hoặc đi chơi chung với nhau; vậy mà qua điện thoại, chúng tôi đã nói chuyện với nhau như thể chúng tôi vừa mới dời trường vào ngày hôm qua. Và lạ lùng hơn cả, hình như chúng tôi cảm nhận được hết từng câu, từng chữ chúng tôi trao đổi với nhau. Chúng tôi cảm thông được hết những tâm tình, những nỗi niềm của nhau.

x

x           x

Cuối năm 1966 tôi đổi từ Miền Trung về dạy học ở Bến Tre. Gia đình tôi ở Mỹ Tho, nên mỗi tuần, đôi ba lần, tôi đều qua sông ở bến phà Rạch Miễu. Một buổi chiều tôi bất ngờ thấy anh trên cầu tàu của một chiếc tàu tuần giang, neo cách phà một khoảng không xa. Chúng tôi mừng rữ nhận ra nhau. Tôi bị bất ngờ khi thấy anh trong quân phục sĩ quan hải quân. Tôi cứ tưởng anh đã xong cử nhân khoa học như một số không ít các bạn cùng lớp chúng tôi, và nghề mà anh chọn sẽ là nghề giáo rất thích hợp với dáng người tầm thước, khuôn mặt hiền lành, cử chỉ cân nhắc, thận trọng, và lời ăn tiếng nói chừng mực của anh. Nhưng, trước mặt tôi đã là một sĩ quan hải quân, mực thước, mắt nhìn sâu, thẳng, trong quân phục tác chiến của binh chủng. Khi ấy anh là chỉ huy trưởng giang đoàn. Khi anh đưa tôi lên boong tàu, tôi thấy bóng hai chúng tôi nhoà trên mặt con sông Tiền giang. Tôi có cảm tưởng như chúng tôi là hai cậu học trò nhỏ đang ngắm trời chiều trên sông nước , mà ghe thuyền qua lại chỉ cho thấy những hình ảnh không thực của một vẻ thanh bình bề ngoài mà thôi. Ít năm sau này tôi được biết anh là Chỉ huy trưởng hành quân bảo vệ Hoàng Sa, khi Trung Cộng đưa hạm đội hùng hậu của chúng xâm chiếm quần đảo này (1974). Lúc ấy, cuộc chiến VN đã vào giai đoạn ngã ngũ: Hoa Kỳ đã rút chân khỏi VN, và Trung Cộng thừa cơ lấn chiếm lãnh hải của VN - một vùng mà những dự báo đã cho biết những trữ lượng lớn về tài nguyên thiên nhiên, ngoài vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Việt Nam Cộng Hoà đang trong cơn lúng túng, ngặt nghèo về mọi mặt, và Cộng Sản Bắc Việt thì chỉ nhìn vào một mục tiêu duy nhất là thôn tính Miền Nam, bất chấp những hậu quả khốc hại lâu dài cho cả dân tộc, một khi quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mất vào tay bọn bành trướng thâm căn cố đế này!!!

Chiều hôm ấy chúng tôi không nói chuyện với nhau nhiều, nhưng hình ảnh một người bạn sĩ quan hải quân trong quân phục tác chiến, người tầm thước, hiền lành một vẻ nhẫn nại, khiến đã có lúc tôi ngờ rằng anh không phải là mẫu người của chiến trường. Tôi càng tin như vậy khi biết rõ anh có một đời sống gần như khắc kỷ: rượu không, cờ bạc không, và...trai gái cũng không! Tôi có một 'thằng' bạn khác cũng dân hải quân. So với anh, nó là đối cực. Nó là đứa rách trời rơi xuống. Nó không biết sợ là gì. Nó có thân hình người nhái, và cái đầu tinh như ma xó. Riêng khoản đàn bà, con gái, có lẽ nó chỉ thua Don Juan có một li mà thôi! Nó đi đến đâu gái dính tới đó. Gái nhà lành và gái nhà dữ, đủ cả!! Loại lính ngang tàng ấy, nhiều người sợ. Mà những lính dưới quyền nó cũng sợ nó một phép. Tôi thường hay liên tưởng và so sánh hình ảnh của anh với thằng bạn dễ sợ này. Nhưng mà, một đôi lần có dịp gặp lại S. sau này ở cư xá Cửu Long, tôi đã nhận ra sự kính nể của binh sĩ dưới quyền dành cho anh. Bấy giờ, tôi hiểu ra rằng những người có căn cơ chỉ huy không nhất thiết phải có cái dáng vẻ hùng hổ, táo tợn bề ngoài.

Cuối năm 1966 tôi bị gọi động viên. Tôi chỉ nhớ mài mại là đã gặp lại anh đôi ba lần vào khoảng những năm 1970 gì đó, khi tôi vừa được giải ngũ, và về làm việc ở Sàigòn. Rồi tới ngày 30 tháng tư, năm 1975. Mối giao tình chưa thật sự chặt chẽ giữa chúng tôi đến đây lại đứt đoạn một khoảng dài hơn một phần tư thế kỷ.

x x x

 

Sau tháng tư đen tối của năm 1975, tôi bị kẹt lại Việt Nam hơn mười bốn năm! Hơn mười bốn năm đen tối khác!! Tôi đã chứng kiến những đổ nát, tang thương không chỉ của một phần đất nước, nhưng là cảnh tan hoang của cả một dân tộc. Tôi đã chứng kiến không chỉ là cảnh nghèo đói ở khắp nơi quanh mình, mà còn là sự băng hoại của cả một xã hội. Tôi đã thấy nhiều hoàn cảnh não người và nhiều tình thế cay đắng. Tôi đã chứng kiến nhiều, nhiều lắm những đổi thay khốc liệt không chỉ ở hè đường, góc phố mà ở chính tại lòng người, trong anh em, bè bạn, và ngay cả nơi những thân thuộc của mình. Tôi đã chứng kiến những sa sút đến cùng cực của nhiều con người, và nhiều gia đình!!! Và như vậy, một người bạn học năm đệ nhất mà tôi không biết có ra khỏi được VN hay không, nhưng tôi đã không gặp lại những năm tôi kẹt lại VN, khiến tôi không mấy nghĩ ngợi. Tuy thế , mỗi lần gặp lại anh Trần Huy Phong (Tổng Đoàn Trưởng Tổng Đoàn Thanh Niên Việt Võ Đạo trước 75; và trước khi mất vào năm 1997 tại Pháp, đã là Chưởng Môn đời thứ ba của Môn Phái Vovinam-Việt Võ Đạo) chúng tôi lại có dịp nhắc lại với nhau một vài bạn học cũ năm đệ nhất ở CVA, trong đó có S., có Lê Như Hồ ( còn gọi là Hồ Đen, sau vào Quốc Gia Hành Chánh).

Năm 1995, một người quen đưa cho tôi cuốn ' Địa Lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa'. Khi đưa cuốn này có lẽ ông ấy nghĩ rằng tôi đã có lúc dạy Sử Địa ở bậc trung học, nên đọc để biết thêm về những khảo cứu của các học giả VN ở hải ngoại. Nhìn tên tác giả in ngoài bià sách, tôi nghĩ đây chỉ là một trùng hợp tên người, nhưng khi đọc xong cuốn sách tôi thấy người nghiên cứu chẳng những đã nghiêm túc trong công trình của mình, mà trên hết còn mang nặng tấm lòng, tâm tình của một người Việt Nam yêu nước, đau đớn trước cảnh mất đảo vào tay kẻ thù truyền kiếp. Đọc xong cuốn sách, tôi đã ngờ ngợ tác giả là S. của năm đệ nhất B1 ở trường CVA năm nào. Nhưng phải đợi tới khi một người quen khác cho tôi mượn đặc san Lướt Sóng của Tổng Hội cựu Hải Quân và Hàng Hải/VNCH số 30/4/1988 tôi mới chắc chắn S. - tác giả cuốn sách nói trên-, và S.  - bạn học cũ-, là một. Tôi một lần nữa lại bị bất ngờ về bạn mình. Trong bài nói chuyện ngày 17/1/1998 cuả Cựu Hạm Trưởng/HQ4 ( anh là hạm trưởng của Khu trục hạm Trần Khánh Dư - HQ4, và là Chỉ huy trưởng hành quân bảo vệ Hoàng Sa giai đoạn đầu) trong dạ tiệc tất niên cuả gia đình HQ/HH miền Bắc Cali., tôi nhìn ra khẩu khí không chỉ của một người Việt nam yêu nước nồng nàn, mà còn cả thần khí của người có tầm nhìn chiến lược, dẫu là hoàn cảnh trớ trêu của lịch sử đã đẩy những người như anh thành những kẻ lưu vong mất nước, nhà tan, ôm mối hận khó rửa được trong cuộc đời mình. Tất cả những danh tướng trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc chúng ta đều là những người đã nghiền ngẫm cả đời những bài học lịch sử gay gắt trong mối quan hệ với tên láng giềng khổng lồ cực kỳ nguy hiểm và tàn độc đối với dân tộc Việt Nam là đế quốc Trung Hoa. Họ đã hoạch định trong gian khổ những kế sách công, thủ lâu dài để bảo toàn lãnh thổ. Họ đã nuôi dưỡng tinh thần cảnh giác thường trực đối với kẻ thù. Có lẽ chúng ta khó lòng quên được lời dặn dò của những bậc minh quân thời trước về việc gìn giữ từng tấc đất mà tổ tiên chúng ta đã phải tưới bằng mồ hôi, nước mắt và bằng cả máu xương như thế nào! Nhưng định mệnh khắc nghiệt đang dìm đất nước chúng ta vào tình thế suy đồi nhất, lòng dân ly tán nhất, mà bản thân đảng Cộng Sản Việt Nam phải chịu trách nhiệm thật nặng nề trước lịch sử và dân tộc. Đọc bài nói chuyện của S. tôi như nghe thấy rõ ràng tiếng hô dõng dạc mà ngùn ngụt lửa hận của anh khi anh ra lệnh bắn vào tàu chiến địch , cũng như khi mũi tàu của anh ủi vào hông tàu địch quyết tử cùng chúng, trong một tương quan lực lượng mà phần bại cầm bằng trong tay rồi!

Đọc bài nói chuyện của anh mà tưởng ra trước mắt một thiên bi hùng quân sự, đau đến quặn lòng trước sự bất động của hải quân đồng minh Mỹ, khi ấy đã bị trói tay bởi các quyết định của Quốc Hội, và sự lặng thinh trí trá của Cộng Sản Bắc Việt. Bài nói chuyện của anh cũng cho thấy những chứng tích về hào khí của những người lính hải quân VN trước sự xâm lăng của kẻ thù: sẵn sàng chết để bảo vệ đất nước mình.

Ngay lúc này, đọc lại bài nói chuyện của anh, tôi lại một lần nữa nhìn ra tấm lòng yêu thương đất nước và dân tộc nồng nàn tiềm tàng nơi tất cả các bạn học cũ của tôi ở những trường trung học năm nào. Tôi viết bài này khi đang xúc động nghĩ tới nỗi đau đớn, ê chề mà nhiều đồng bào chúng ta phải chịu khi sống ngoài quê hương mình, cũng như những quằn quại, tủi nhục, cực khổ của những người dân trong nước dưới sự cai trị nghiệt ngã của một đảng độc tài duy nhất, mà tuyệt đại bộ phận những đảng viên chẳng phải là những công dân VN ưu tú . Họ không xứng đáng đại diện cho dân tộc trong cộng đồng những quốc gia văn minh và dân chủ ngày nay. Tôi cũng không muốn nhắc đến ở đây những kẻ mà trong một giai đoạn lịch sử cam go đã sống như thể người dưng trên quê hương mình, những kẻ muối mặt 'tự hào' là cha chú của chúng đã được hưởng ơn huệ của mẫu quốc Pháp, hay những tên trung gian ăn tiền của bọn con buôn ngoại quốc đủ loại; thân quen với bọn nhiều mánh khoé mua gian bán lận hơn là với những đồng sự đàng hoàng, tư cách; với bọn quen hưởng thụ trên đầu những người dân nghèo chất phác, chứ không quen làm việc nghiêm chỉnh và tích cực; những kẻ được ăn, được học ở trường nhưng sự hiểu biết khập khiễng về lịch sử dân tộc đã dẫn tới sự hời hợt, nông cạn trong tình yêu nước , những kẻ mà năng lực giới hạn nhưng tham vọng cá nhân , phe đảng đã khiến họ có lúc để cho đầu óc cục bộ, địa phương dẫn đến những xuẩn động làm thiệt hại nặng nề đến sức mạnh đoàn kết dân tộc. Tôi nhớ đến S. như một người bạn hiền lành, chân thật thời trung học, mà cũng còn là một người 'lính' hải quân can đảm trong thời chiến: anh là một người Việt Nam chân chính. Anh đã sống xứng đáng khi anh đã thua một trận thật xứng đáng. Và tôi nghĩ: lịch sử còn đó.

x x x

 

Mới đây tôi nhận được một số sách báo do S. gởi tặng. Những bài nghiên cứu của anh về Biển Đông cũng như về cổ hàng hải của người Việt là những đóng góp có ý nghiã tích cực đối với ngành nghiên cứu lịch sử Việt Nam. Anh là một trong những người sớm nhận ra khoảng trống lớn về hải sử trong những sách sử Việt Nam. Anh đã dày công sưu tầm, tìm đọc những tác phẩm của nhiều nhà nghiên cứu về vùng đất ( và vùng nước)- địa bàn thời cổ- của Việt tộc. Anh đã chú trọng đặc biệt đến sự phát triển hàng hải của những cư dân cổ thời sinh sống trên vùng đồng bằng nửa cạn, nửa nước ở vùng Đông Nam Á xưa, qua những nhà nghiên cứu hàng đầu về vùng này như Solheim, Coedès, Bernard Philippe, Groslier, ...Anh bàn đến sự hình thành triết lý ' Nước' , với một nền văn hoá bản địa đặc thù, qua hàng chục ngàn năm sinh cơ lập nghiệp của Việt tộc trên địa bàn ấy. Văn hoá ấy đã kết tinh thành tinh thần anh em bốn-biển-là-nhà, tục thờ kính tổ tiên, sự bình đẳng nam-nữ, kính người già, giúp đữ người yếu đuối, bệnh hoạn, trọng nghiã, yêu mến thiên nhiên ,... Anh đã dẫn lời của Joseph Buttinger ( trong cuốn: A Dragon Defiant: A Short History of Vietnam; xuất bản ở New York) về sức đề kháng bền bỉ , mãnh liệt, và thành công của nguời dân Việt trước sự đồng hoá của giống Hán là nhờ vào cái sức mạnh tiềm tàng của nền văn hoá bản địa ấy. Nền văn hoá này đã nảy nở lâu đời trong quá khứ, có căn bản là sự tôn trọng phong tục làng nước, là tinh thần nhân bản đặc trưng của những tập đoàn người sinh hoạt trải dài nhiều thiên niên kỷ giữa ruộng đất, ao hồ, và nhất là với sông rạch, biển cả. Anh viết: ''Người Việt chúng ta có nhiều dáng vẻ thật gần biển và gần nước. Tương tự như Biển hay thay đổi, chúng ta vừa hiền vừa can đảm, cả chia rẽ lẫn đoàn kết, mới kỷ luật đó mà nay đã muốn nổi loạn, dũng cảm trong chiến tranh, ít thù hận trong hoà bình,.. ''. Một số những nhận định của anh trong những biên khảo đáng khích lệ như trong bài ' Nước và Triết-lý Cổ-truyền Dân tộc' ( đặc san Lướt Sóng cuả Hội Ái Hữu Hải Quân HH/VNCH miền Bắc California, Hoa Kỳ, số kỷ niệm húy nhật Đức Trần Hưng Đạo 1998) có thể còn cần thêm nhiều dẫn chứng nữa, nhưng điều quan trọng mà chúng ta có thể rút ra từ những biên khảo của anh chính là nỗ lực gầy dựng tình tự dân tộc, là tìm những chứng liệu cho thấy sự cống hiến những giá trị nhân bản, tích cực của nòi Việt vào kho tàng giá trị chung cuả nhân loại .

Ngay lúc này, tôi thấy hiện ra trước mắt mình hình ảnh một thanh niên dáng vẻ hiền lành nhưng dứt khoát và quyết liệt - mà đó là hình ảnh của con nhà võ chân truyền -, đồng thời với hình ảnh một nhà văn hoá nồng nhiệt, đã dầy công tìm tòi, nghiên cứu rất nhiều tác phẩm viết về địa bàn và sinh hoạt của nòi Việt qua nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau. Tôi rất mong những sách anh viết và những bài khảo luận của anh không chỉ được các bạn CVA tìm đọc mà còn được giới thiệu rộng rãi đến cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.

Sầu Đông

Free Web Hosting