VŨ-HỮU-SAN &Thế-Giới của Nước
 

Home
TàuCộng KhóThắng BiểnĐông
Tham-Luận Biển Đông
Hải-phận Cho Quốc-Gia Lào
ThủĐoạn TiêuDiệt VănHóa
BảnĐồ ThuyếtTrình Edm&Calgary
Dự-Án Song-Tử
Tàu TrungCộng Cắt Cáp Tàu ThămDò VN
Biển Đông 74,000 năm trước
Hải-đồ DângGiặc
Bản-Đồ Bắc TrườngSa
BảnĐồ MalaysiaViệtNam
Nước Việt Hình Chữ S
RVN-CDWR-MainBody.pdf
Hải Phận Triệu Km2
Hải Phận Triệu Km2 (Tiếp)
Hải Phận Valencia
TàiLiệu PhápLý
BảnÐồBiênGiớiViệt-Hoa
Bản-đồ Phân-Chia Vịnh Bắc-Việt
VịnhBắcViệt
LáThư Gởi Đầy Tớ
Law of the Sea
Forum Openings
RVN WhitePaper75
ChinaPropaganda-LuuVanLoi
TiếngNóiVịnhBắcViệt
VấnÐềBiênGiới-BsNguyenÐanQuế
HảiGiới ViệtHoa
Vùng Biển Sâu Cho Tương-Lai
LêChíQuangPhảnÐối
CácĐội HoàngSa
NamQuan
BiểnĐông ThiênKỷMới
Biển Đông Ô Nhiễm
VịnhBắcViệt-HàngHải
VịnhBắcViệt-HuyềnThoại
NguyễnNhã-NghiênCứu HoàngSa
Chủ Quyền HoàngTrường
HảiThươngBiểnÐôngCổThời
BsTrầnÐạiSỹTổngKếtHảiChiến
HảiChiếnHoàngSaNóiChuyện
Hải Chiến Hoàng Sa
HQ16ÐàoDân
HảiChiếnHoàngSaTrầnThếÐức
VĩnhLiêmHoàngSaHảiChiến
Chuyện Một Con Tàu
NgườiBạnHảiQuân
BạnTôiSầuÐông
HồngNhanMộtThời
CâyÐinh
NhữngÔngThánh
ÐờiSống CăngThẳng
HỗnChiến
NgỗngTuyết
NgườiĐànBà
CònNụCườiNào
SóiGià
SachMoiNgoTheVinh
TranhCổTấnTinhChâu
HảiQuân Còn Mất
TuầnThám NguyễnVănƠn
FutureDestroyer
Mischief Situation
DER-HQ4
To Chuc HQVNCH
Forgotten ASPB
Études Vietnamiennes
Environments'Protection
VN Water Culture
Legends-Water Realm
Useful Books&Maps
VN Sovereignty
Vietnam Energy
Raft Across Pacific
Triết Lý Nước
HảiQuânViệtNam TừBaoGiờ
Hàng Hải Gốc Rễ Việt Nam
Ðịa Lý Biển Ðông
Thuật Ngữ Hàng Hải
NgườiViệt KhámPhá MỹChâu
Ngày HảiQuân1973
Lịch Sử Thuyền Bè
Bài Vè Thủy Trình
Petrus Ký&VănHoá Thuyền
Photo Album
Người Thủy Thủ Già
SoạnThảo HảiSử
MộtNgàyVớiÐÐCang
Lược Sử Nước
PhanQuỳnh
NguyễnVănLục
HT Nguyễn Văn Lộc
VũNgọcRuẩn BốTôi
VũVănToàn
ThơVăn HoàngĐìnhBáu
KỷNiệm ÐờiQuânNgũ
ChiếcBình TháiLọ
ChânDung SVSQHQXI
BảoBình&HìnhẢnh
Quê Nhà 50 Năm Trở Lại
ChuVănAn2B3-1956
Giải Ảo! HãyTỉnh Giấc Mơ Ma
AnhHùng NguyễnThànhSắc
ThuỷThủĐoàn HQ-4
ChiếnThuật ĐầuChữ T
HìnhẢnh HQ4 HảiChiến HoàngSa
TrangHình HảiChiến HoàngSa
Trận HoàngSa Hồ Hải
Hải-Chiến theo Trung-Cộng
Hải-Chiến theo BùiThanh
Diễn-Tiến Trận Hải-Chiến
TâySa HảiChiến
QuanBinhTC HoàngSa1974
HQ16-HQ5 Bắn Nhau
HQ5-Rã Ngũ
Đại-Tá Ngạc Ở Đâu
ChuyệnMột ConTàu
Bông Hồng Cho Nhựt-Tảo
Danh-Sách Tử-Sĩ Hoàng-Sa
DanhSách CốThủ HoàngSa
TrươngVănLiêm-HQ5
TruyệnNựcCười MấyAnh SửaQuân-Sử
Lệnh TamBấtĐả-HứaThếHữu
AnhHùng BH NguyễnVănVượng
TưởngNiệm AnhHùng NguyễnVănĐồng
Phạm Ngọc Đa AnhHùng Tử-Sĩ
TaoBanNuocKhong
VĩnhBiệt NguyênNhi
CáchNhìn LịchSử XâmLược
NgườiLínhGiàHQ4 NgôThếLong
NguyễnThượngLong-HảiChiến HoàngSa
NguyễnThượngLong-TìmMãi YêuThương
VănTế 74 TửSĩ HảiChiến HoàngSa
Nhớ lại HCHS & SuyNgẫm
HànhQuân TrầnHưngĐạo47
Bộ Hình ChiếnTrường HQ-4
Tài-Liệu CTCT/VNCH
Các ChiếnHạm VN&TC ThamChiến
TàiLiệuHQ4-TổngCụcCTCT
Lố bịch kiểu Tàu phù
Hải-Chiến theo LữCôngBảy
Phòng-Tai của HQ-4
Tiểu-Sử Anh-Hùng Tử-Sĩ
TrầnVănĐảm-AnhHùng&Nhà VôĐịch
AnhHùng BùiQuốcDanh
VũĐìnhQuang-AnhHùngHảiPháo
Anh-Hùng Vương-Thương
VưongThếTuấn: HQ4 Xin Rút Lui
Người AnhHùng HoàngSa
Thư HT PhạmTrọngQuỳnh
Thư Bạn ĐồngMôn ChuVănAn
Tìm Hiểu Gerald Kosh
Văn Tế HoàngSa
Những BàiCa HảiChiến HS
Thư Người Giám-Lộ
BứcThư 15 Năm
24 Years After Naval Battle
Tiểu Sử Vũ Hữu San
Tựa
ToànTập
Tổng-kết Hải-Chiến
Hồi Ký Của NgườiVề Từ HoaLục
Thư Riêng Về Đơn-Vị
Giới Thiệu
Gặp lại Niên-Trưởng NBT
TrùmMền HôXungPhong  

 

SỬ-LIệU  BIÊN-GIỚI  GIữA  TA  Và  TàU  :

TỪ   CỬA   NAM-QUAN  ĐẾN   ẢI

 CHI-LĂNG,   CHÂU   ÔN Và   NÚI    PHÂN-MAO

  Hà MAI-PHƯƠNG  &  LƯU-CHU  THANH-TAO

 

Lời  Dẫn-Nhập :

 Tới nay,   trước áp-lực của Trung-Cộng  nhà cầm quyền Hà-Nội không thể che-dấu được những nhượng-bộ đất-đai vùng biên-giới và lãnh-hải giữa hai nước qua những thỏa-ước mà đảng Cộng-sản Việt-Nam đã thảo-luận và ngấm-ngầm ký-kết với Trung-Cộng mà không hề công-bố toàn-thể bản văn cho toàn-dân Việt-Nam được biết,  theo đó thỏa-ước về biên-giới Việt-Trung ký ngày 30 tháng 12 năm 1999 và Thoả-ước về Vịnh Băc-Bộ ký ngày 25 tháng 12 năm 2000.  Từ cuối năm 1999,  nhà văn Dương Thu-Hương trong bài phỏng-vấn của đài Phát-thanh RFI đã cảnh-giác rằng sau trận chiến-tranh dạy cho nhau những bài học ở biên-giới Việt-Trung năm 1979,  các nhà lãnh-đạo đảng Cộng-sản Việt-Nam đã quá sợ-hãi quan thày và đã ngấm-ngầm nhường cho Trung-Cộng nhiều phần đất-đai dọc biên-giới hai nước với chiều dài khoảng 1.300 km và nhiều nơi Trung-Cộng lấn sâu vào nội-địa nước ta khoảng 3  cây-số.  Công-luận của con dân Việt-Nam ở trong nước cũng như ở hải-ngoại rất công-phẫn về hành-vi rước voi về giày mồ và bán đất-đai của Tổ-tiên cho ngoại-bang.   Trước đây,  năm 1541,  theo Khâm-định Việt-sử Thông-giám Cương-mục,  Mạc Đăng-Dung và cháu là Mạc Văn-Minh cùng bày-tôi là bọn Nguyễn Như-Quế hơn 40 người,  tự buộc dây thừng vào cổ,  đi chân đất,  qua cửa Nam-Quan,  quỳ lạy,  phủ phục trước quân Minh,  khúm-núm dâng biểu xin hàng,  nộp trình sổ sách đất-đai cho quân Tàu để mong nắm giữ được vương-quyền và thủ lợi riêng tư.. ..   Ngày nay, các Mạc Đăng-Dung tân thời  dùng phản-lực-cơ sang chầu hầu Thiên-triều,  được đón tiếp hết sức niềm-nở và cùng nhau ca-tụng tình hữu nghị giữa hai nước bằng cách cắt đất-đai ở vùng biên-giới và nhường phần lớn lãnh-hải thuộc vùng vịnh Bắc-Việt rộng lớn của Tổ-tiên ta để trả ơn cho các quan thày đã có công hỗ-trợ đảng Cộng-sản Việt-Nam từ buổi ban đầu.. .. Dư-luận của những con dân Việt-Nam  trong nước và ngoài nước bất-bình nhất về những quyết-định đơn-phương của đảng Cộng-sản Việt-Nam.  Từ nay nước ta không còn được kể tới chiều dài tượng-trưng  của đất nước  từ ải Nam-Quan cho tới mũi Cà-Mau nữa !  Để tìm-hiểu  chi-tiết hơn về một phần đất cửa ngõ nước ta  với Trung-quốc  ở biên-giới Lạng-Sơn,  bài viết sau đây trình-bày những sử-liệu ở trong các sách cũ  của tiền-nhân ta Từ cửa Nam-Quan đến ải Chi-Lăng,  Châu  Ôn và núi Phân-Mao.

 CỬA  NAM-QUAN

      Theo Địa-dư Các Tỉnh Bắc-Kỳ  [của Ngô Vi-Liễn,  Phạm Văn-Thư và Đỗ Đình-Nghiêm,   Nhà in Lê Văn-Tân xuất-bản,  Hà-Nội, 1926],  cửa Nam-Quan ở ngay biên-giới Trung-quốc và Việt-Nam.   Kể từ Hà-Nội lên đến tỉnh-lỵ Lạng-Sơn là 150 km;  đến cây-số 152 là chợ Kỳ-Lừa;  đến cây-số 158 là Tam-Lung;  đến cây-số 162 là Đồng-Đăng;  đến cây-số 167 là cửa Nam-Quan đi sang Long-Châu bên Tàu.  Như vậy từ Đồng-Đăng lên cửa Nam-Quan có 5 km;  từ Kỳ-Lừa lên Nam-Quan mất  15 km [về phía tây-nam chợ Kỳ-Lừa có động Tam-Thanh,  trước động Tam-Thanh có núi Vọng Phu  hay tượng nàng Tô-Thị  là những danh-thắng của tỉnh Lạng-Sơn]  và từ tỉnh-lỵ Lạng-Sơn lên Nam-Quan là 17 km.  Theo Đi thăm Đất Nước  của Hoàng Đạo-Thuý  [Nhá Xuất-bản Văn-hoá,  Hà-Nôi,  1976],  Đồng-Dăng cách biên-giới Trung-quốc 4 km.  Nơi đây có Hữu-Nghị Quan của Trung-quốc.

      Về cửa hay ải Nam-Quan,  theo Phương-Đình Dư-địa-chí  của Nguyễn Văn-Siêu  [bản dịch của Ngô Mạnh-Nghinh,  Tự-Do xuất-bản,  Saigon,  1960],  đời Hậu-Lê trở về trước  gọi là cửa Pha-Lũy  [hay Pha-Dữ],  ở về phía bắc châu Văn-Uyên  (1),  trấn Lạng-Sơn.  Từ châu Bằng-Tường  [tỉnh Quảng-Tây]  bên Trung-quốc muốn vào nước An-Nam  [tức nước ta] phải qua cửa quan này.  Theo Cương-mục,  cửa Pha-Lũy chính là cửa Nam-Quan  ở xã Đồng-Đăng  thuộc huyện Văn-Uyên  [xưa là Văn-Châu hay Châu Văn], tỉnh Lạng-Sơn.  Từ đời Lê trung-hưng,  người  Tàu gọi cửa Pha-Lũy là Trấn-Nam Quan;  còn ta thì quen gọi là của hay ải Nam-Quan.

      Theo Đại-Nam Nhất-Thống-Chí,  Trấn Nam Quan thuộc nội-địa nuớc Tàu,  dựng dưới đời vua Gia-Tĩnh [1522-1566] nhà Minh.  Năm 1726,  dưới đời nhà Thanh,  niên-hiệu Ung-Chính thứ-ba,  quan Án-sát tỉnh Quảng-Tây là Cam Nhũ-Lai có cho tu-bổ lại cửa quan này.  Cửa này dài 110 trượng  [khoảng 50m], có đề ba chữ Trấn-Nam Quan  --- nghĩa là cửa quan để phòng giữ  [trấn] ở phương Nam  [hay người phương Nam].  Bên trong cửa này --- vẫn thuộc nội-địa Trung-quốc --- có đài Chiêu-Đức và đình Tham-Đường là nơi đón tiếp sứ-bộ nước ta mỗi khi sang Tàu công-cán và cũng là nơi sứ-bộ Trung-quốc nghỉ-ngơi trước khi qua cửa quan này để sang nước ta  (2).  Đối-diện với Trấn-Nam Quan,  thuộc xã Đồng-Đăng và xã Bảo-Lâm thuộc châu Văn-Uyên, trấn Lạng-Sơn   có đài Ngưỡng-Đức  của nước ta, là nơi đón tiếp sứ-bộ Trung-quốc qua ta công-cán.   Ngưỡng-Đức Đài này trước  lợp bằng cỏ;  năm 1774,  Đốc-trấn Lạng-Sơn là Nguyễn Trọng-Đang cho tu-sửa, xây lại bằng gạch.  Về việc sửa sang đài Ngưỡng-Đức,  văn bia của Nguyễn Trọng Đang ghi khắc có đoạn như sau : .. ..Đài [Ngưỡng-Đức] không biết dựng tự năm nào;  hình như mới có từ khoảng niên-hiệu Gia-Tĩnh nhà Minh,  ngang với niên-hiệu Nguyên-Hoà, đời vua Lê Trang-Tông ở nước ta.  Đài không có quán,  hai bên tả hữu lợp bằng cỏ;  sửa chữa qua-loa, vẫn theo như cũ.  Nhà Lê ta trung-hưng,  đời thứ 14,  vua ta kỷ-nguyên thứ 41, là năm Canh-tý,  ngang với năm thứ 44 niên-hiệu Càn-Long  nhà Thanh;  Đang tôi  [Nguyễn trọng-Đang] làm chức Đốc-trấn [Lạng-Sơn], trải qua 5 năm là năm Giáp-thìn;  sửa chữa lại,  xây dựng bằng gạch ngói,  đài mới có vẻ hoằng-tráng. ..

      Theo Phương-Đình Dư-Địa-Chí,  cửa Nam-Quan, tùy theo từng triều-đại mà còn có những tên gọi khác như Đại-Nam Quan,  Trấn-Di Quan,  cửa Nam-Giao  (3).. ..  Năm 1541,  Mạc Đăng-Dung và bày tôi qua cửa Nam-Quan xin hàng nhà Minh,  bấy giờ cửa ải này có tên gọi là Trấn-Man Quan

      Trấn-Nam Quan  -- hay ải Nam-Quan  --  thuộc địa-giới châu Bằng-Tường  [tỉnh Quang-Tây bên Tàu], đối-diện với các xã Đồng-Đăng và Bảo-Lâm  thuộc châu Cao-Lộc  [Văn-Uyên cũ],  tỉnh Lạng-Sơn của ta.  Hai bên cửa ải là núi đá cao ngất.  Cửa ải Nam-Quan luôn-luôn khoá kín,  chỉ mở khi có việc thông sứ chính-thức giữa hai nước.  Theo Bắc-Thành Dư-Địa-chí  [của Lê Đại-Cương]  ở về phía bên phải cửa Nam-Quan  có nhiều ải nhỏ như Ải Bang  [ở châu Lộc-Bình],  ải Tầm-Bang [ở xã Tam-Lộc],  Ải Kiệm  [ở xã An-Khoái],  ải Na-Chi  [ở xã Xuất-Lễ],  ải Khấu-Sơn  [ở xã Cần-Lua],  Ải Du  [hay cửa Du-Thôn  ở xã Bảo-Lâm] và ở về phía bên trái cửa Nam-Quan  có các ải Bố-Sa,  Sơn-Tử  [ở xã Tiên-Hội],  ải Học-Mô [ở xã Hành-Lư],  ải Bản Dương,  Bản Quyên  [ở xã Lạc-Khư],  ải Nguyên-Anh,  Bình-Công  [ở xã Khánh-Môn],  ải Bình-Nhi  [ở xã Cửu-Dương];  thuộc châu Thất-Tuyền có các  ải Bắc-Bố,  Khấu-Trung  [ở xã Nghĩa-Điền],  ải Ba-Tạm,  Cảm-Môn  [ở xã Cụ-Khánh],  ải Na-Mân,  Khô-Thịnh  [ở xã Nghĩa-Khản],  ải Kiều-Lễ,  Kiều-Lân  [chưa rõ ở xã nào],  ải Cốc-Ngoạ  [ở xã Bình-Lục],  Ải Hoa,  Ải Mộ  [ở xã Nông-Đồn].   Đối-diện  với các ải của ta,  bên đất Trung-quốc cũng có những cửa ải của họ.   Các cửa ải này có tính-cách phòng-thủ,  quân-sự và không dùng trong việc giao-thông giữa hai nước Việt--Trung  (4). 

      Riêng về cửa ải Du-Thôn  [ở xã Bảo-Lâm, châu Cao-Lộc  --  châu Văn-Uyên cũ --  tỉnh Lạng-Sơn],  phía bắc giáp thôn Điếu-Sách [thuộc châu Thượng-Thạch bên Trung-quốc].  Từ cửa ải Du-Thôn đến cửa Nam-Quan đi đường núi độ 2 canh rưỡi.  Theo Phương-Dình Dư-Địa-Chí,  phàm tống-đạt công-văn việc thường  [không khẩn-cấp],  trao trả tội-phạm  và khách thương [buôn-bán] đi lại giữa Ta và Tàu đều do cửa này.  Theo Đại-Nam Thực-lục, sau khi thống-nhất đất nước  [năm 1802],  vua Gia-Long  vẫn theo lệ cũ của đời nhà Lê cho thi-hành những thủ-tục điều-hành công-vụ  ở cửa Du-Thôn.  Giấy thông-hành qua cửa Du-Thôn phải có đóng ấn  [hay dấu] Văn-Uyên Châu  Quảng-Úy-Sứ Ty Chi Ấn.  Còn các giấy tờ, công-văn ở địa-phương Văn-Uyên giao-thiệp với Trung-quốc thì dùng ấn Văn-Uyên Tấn Khẩu  [nghĩa là dấu của Cửa quan châu Văn-Uyên].  Năm 1802,  vua Gia-Long cho đổi chức Quảng-Úy-Sứ ra là Thủ-Hiệu và cho đúc ấn đồng,  khắc chữ triện,  gồm các chữ :  Văn-Uyên Châu Thủ-Hiệu Chi Chương  [nghĩa là vị Thủ-Hiệu phụ-trách giấy tờ của châu Văn-Uyên].   Bấy giờ  cửa Du-Thôn phụ-trách  bởi hai viên Chánh và Phó Thủ-Hiệu  và hai hiệu quân  [tức hai đơn-vị  quân-đội biên-phòng].

      Thời Pháp-thuộc,  người Pháp gọi cửa Nam-Quan là Porte de Chine,  nghĩa là cửa ngõ Trung-quốc.  Tên  này  được thấy ở các hình bưu-thiếp  [carte postale]  của họ trước năm 1945.  Sau năm 1954,  Mao Trạch-Đông đổi gọi cửa Trấn-Nam  là Mục Nam Quan  [mục có nghĩa là hòa-mục, hòa-thuận].  Còn nhà cầm quyền Hà-Nội thì đổi gọi là cửa Hữu-Nghị  đề tỏ tình môi hở răng lạnh với Trung-quốc vĩ-đại !

       Cửa Nam-Quan từng là nơi diễn ra và chứng-kiến nhiều cảnh tang-thương và hùng-tráng trong suốt thời-gian của Việt-sử  nghĩa là từ thời nước ta lập quốc cho tới nay.  Năm 40 Tây-lịch Hai Bà Trưng khởi-nghĩa chống lại ách đô-hộ của nhà Đông-Hán,  Nam-Quan đã là cửa ngõ xâm-lược của danh-tướng Mã-Viện.  Tới đời nhà Thanh gần đây,  trong bài Trùng-tu Nam-Quan Ký  của Tuần-phủ Lý Công-Phất còn nhắc tới việc này như sau :.. ..Nam-Quan trông sang Giao-Chỉ  --- tức nước ta  thời Đông-Hán --- thật là hiểm-yếu,  ở đó có cột đồng Mã-Viện  (5).  Thời nhà Minh xâm-lăng đô-hộ nước ta,  năm 1406,  ông Nguyễn-Trãi theo cha là Nguyễn Phi-Khanh bị bắt sang Tàu cùng cha con Hồ Quý-Ly.  Tại ải Nam-Quan,  Nguyễn-Trãi đã vâng nghe theo lời cha ghi nhớ hận Nam-Quan  và sau này phò Bình-Định-Vương Lê-Lợi đánh đuổi được quân Minh, thu-hồi lại nền tự-chủ cho nước nhà.. ..   Nhục Nam-Quan  khác là hành-động ươn-hèn của Mạc Đăng-Dung và bày-tôi đã quỳ gối dâng biểu, dâng đất  xin hàng nhà Tống vào năm 1541  để bảo-vệ quyền-lực cho dòng họ nhà Mạc ---  chẳng khác gì việc dâng đất biên-giới Việt-Trung và lãnh-hải ở vịnh Bắc-Việt của Đảng Cộng-sản Việt-Nam hiện nay qua những hiệp-ước về biên-giới với Trung-Cộng.

      Ngược lại,  Nam-Quan cũng đánh dấu nhiều chiến công huy-hoàng của dân-tộc Việt bất-khuất như năm 40 Thái-thú Tô-Định bị nghĩa-quân của Hai Bà Trưng đánh đuổi phải bỏ chạy về Tàu qua ngả Nam-Quan.. .. Năm 981 vua Lê Đại-Hành đã chém đầu Hầu-Nhân-Bảo và đánh đuổi tàn quân nhà Tống ở cửa Nam-Quan.  Đời nhà Lý,  năm 1060,  quân xâm-lược nhà Tống lại bị chận đánh ở Nam-Quan và Lạng-Châu  tức Lạng-Sơn.. ..  Bấy giờ Châu-mục Thân Thiệu-Thái từng đánh sang Châu Ung  bên Trung-quốc bắt sống Chỉ-huy-sứ Dương Bảo-Tài, chưa kể sau đó là các chiến-công phá Tống oanh-liệt của Lý Thường-Kiệt nữa.. ..  Đời nhà Trần,  năm 1285 Trấn-Nam-Vương  Thoát-Hoan phải nhục-nhã chui vào ống đồng trốn chạy về Tàu qua ải Pha-Lũy  tức Trấn-Nam-Quan.. ..  Năm 1427,  Liễu-Thăng bị phục-binh của nghĩa-quân Bình-Định-Vương Lê-Lợi chém chết ở Đảo-Mã-Pha thuộc ải Chi-Lăng --  ở về phía nam cửa Nam-Quan khoảng 50 km --- và tàn quân Minh  cũng phải theo cửa Nam-Quan mà trốn chạy về nước.. ..  Cảnh này lại tái-diễn sau chiến-thắng oanh-liệt của vua Quang-Trung Nguyễn-Huệ  ở Đống Đa vào mùa xuân năm Kỷ-dậu 1789.  Tàn-quân nhà Thanh của Tôn Sĩ-Nghị  cũng lũ-luợt chạy qua cửa Nam-Quan để thoát về Tàu.. ..

      Từ thời Pháp-thuộc,  dựa theo bức họa của Eug. Burnand vẽ năm 1887,  biên-giới hai nước Trung--Việt ở Nam-Quan ngăn cách bởi một bức tường thành,  ở giữa có cửa thông sang Trung-quốc và hai bên là hai ngọn núi khá cao.  Trải qua những trận chiến Pháp-Hoa ở vùng biên-giới Lạng-Sơn,  bức tường thành và cửa ngăn cách biên-giới hai nước nay không còn nữa.  Còn bưu-thiếp của Collection de lUnion Commerciale Indochinoise  lưu-hành khoảng đầu thế-kỷ XX cho thấy  một cửa Nam-Quan sát chân núi khá cao;  ngoài cửa chính có lính canh gác và còn có một cửa phụ ở bên cạnh và phía sau cửa ải có một tòa nhà lầu ở lưng-chừng núi.. .. Cũng vì chiến-tranh Pháp và Việt-Minh,  cửa Nam-Quan  này nay không còn.. .. Trước năm 1945,  theo Nhiếp ảnh-gia Nguyễn Huy-Trực,  thân-phụ ông là chủ-nhân Nhà thuốc Tây đầu-tiên ở tỉnh-lỵ Lạng-Sơn và thuở thiếu-thời ông trưởng-thành  ở tỉnh Lạng.   Ông cho biết ông và bạn có lần dùng xe đạp qua cửa Nam-Quan sang đất Bằng-Tường để mua pháo Tết vì ở đấy có nhiều loại pháo và rẻ hơn ở tỉnh-lỵ Lạng-Sơn.  Bấy giờ ở cửa Nam-Quan có một đồn lính cửa Pháp và bên kia biên-giới thì có đồn binh của người Tàu.  Cửa ải  Nam-Quan không còn;  chỉ cần đi qua cây gậy chắn ngang biên-giới là sang đất Tàu.. ..  Vì ông và bạn bấy giờ còn nhỏ tuổi nên qua lại đồn canh ở biên-giới Nam-Quan không bị xét hỏi giấy tờ gì cả !   Từ Đồng-Đăng lên Nam-Quan lác-đác có ít nhà nhỏ xây bằng gạch.  Gần đồn lính của Pháp ở Nam-Quan thì có vài hàng quán nhỏ dành cho khách đi đường,  lính-tráng trong đồn hoặc một ít người tài-xế lái xe vận-tải hay những người làm nghề khuân vác  [mà ngày nay họ được gọi là dân cửu vạn] lẩn-quẩn ở đó chờ đêm xuống lẻn qua biên-giới sang Tàu để khuân hàng lậu về nước ta để kiếm tiền.  Từ biên-giới Nam-Quan sang Bằng-Tường cũng vậy,  nhà cửa thưa-thớt chứ không có phố-sá gì cả.   Trong sách Việt-Nam Đất Nước Mến Yêu  [Văn-hoá Xuất-bản,  Montréal,  Canada, 1984] của sử-gia quá-cố Nguyễn Khắc-Ngữ có tấm hình về tòa nhà lầu ba tầng ở cửa Nam-Quan.. ..  Toà lầu này kiến-trúc theo lối tân-thời  của người Tàu  xây-dựng từ sau năm 1949  là năm Mao Trạch-Đông kiểm-soát được toàn-thể Trung-Hoa lục-địa.   Gần đây,  anh Nguyễn Tiến-Tâm  --  con trai nhiếp-ảnh-gia Nguyễn Huy-Trực --  có bức hình chụp năm 1996  bên điếm canh nhỏ của Việt-Nam ở ngay sát đường biên-giới hai nước trước cửa Nam-Quan;  sau lưng anh Tâm là cây gậy chắn ngang biên-giới hai nước và toà nhà lầu Mục-Nam-Quan của Trung-quốc.  Theo các nhân-chứng năm 2001,  đồn canh nhỏ của Việt-Nam đã bị rời sâu vào trong nội-địa nước ta và từ đồn canh ấy không còn nhìn thấy hình-bóng toà lầu Mục-Nam-Quan nữa.. ..

ẢI   CHI-LĂNG

      Theo  Đi  thăm  Đất  Nước  [của Hoàng Đạo-Thúy], thành Chi-Lăng  ở vào cây-số  thứ 109 tính từ Hà-Nội và tới cây-số thứ 154 thì tới tỉnh lỵ Lạng-Sơn.  Theo Địa-dư Các Tỉnh Bắc-Kỳ,   đường xe lửa từ tỉnh Bắc-Giang lên Lạng-Sơn,  tới cây-số thứ 110  là ga Tuần Muội  [sau người Pháp đọc nhầm là Thanh-Muội]  thuộc tổng Quang-Lang,  Châu Ôn, tỉnh Lạng-Sơn. Tuần-Muội ở về phía tây-nam và cách tỉnh-lỵ Lạng-Sơn khoảng 37 km.   Tại tổng Quan-Lang  còn dấu-tích thành cổ và ải Chi-Lăng  nổi tiêng trong Việt-sử ở  xã Chi-Lăng  [thuộc huyện Chi-Lăng  tức Châu Ôn cũ].    Cổ-thành Chi-Lăng  do quân Minh đắp trong thời-gian xâm-luợc nước ta,  chu-vi 154 trượng và cao 5 thước ta  (6),  nay chi còn nền cũ.  Ở gần Cửa Nam của thành này còn phiến đá khắc 5 chữ Hoàng tráng nhị thập đội  [nghĩa là :  nơi trú đóng của đội quân Hoàng tráng thứ hai-mươi].    Tại xã Chi-Lăng cũng hiện còn dấu-tích ải Chi-Lăng   và cửa Quỷ-Môn.  Sách Vân Đài Loại Ngữ  của Lê Qúy-Đôn  dẫn sách Hoàn Vũ Ký  của Trung-quốc  cho biết  cửa ải này ở về phía nam  huyện Bắc-Lưu  [thuộc châu Uất-Lâm,  tỉnh Quảng-Tây bên Tàu]  và cách huyện-ly Bắc-Lưu  khoảng 30 dặm.  Tại cửa quan này có hai khối đá đối nhau,  ở giữa rộng khoảng 30 bộ  [bước],  tục gọi là Quỷ-Môn Quan.  Mã-Viện sang đánh nước ta qua đấy có dựng bia và cho tạc rùa đá nay vẫn còn.. ..  Về  đời nhà Tấn  (265-420) ,  người Tàu sang nước ta,  qua cửa quan này bị chết hại rất nhiều,  nên có  câu nói :  Mười đi chín chẳng về !  hay :  Quỷ-Môn Quan,  Quỷ-Môn quan;  Thập nhân khử,  nhất nhân hoàn  [nghĩa là :  Cửa ải Quỷ-Môn,  mười người đến,  chỉ có một người trở về !].   Theo Phương-Đình Dư-Địa-Chí,  ở xã Chi-Lăng  [thuộc Châu Ôn]  có quan-lộ hẹp,  núi đá hiểm-trở;  phía tây xã,  suối sâu,  nước độc;  gọi là Quỷ-Môn Quan.  Đời nhà Lê trung-hưng,  sứ Tàu sang ta sách phong,  ghét tên Quỷ-Môn Quan,  đổi gọi là Úy-Thiên Quan.  Gần cửa Quỷ-Môn,  tương-truyền là đền thờ Mã-Viện;  nhưng xem kỹ tượng đá thì lại là tượng đàn-bà;  sự-tích của đền không được rõ-ràng,  không sao khảo-xét được.  Theo Việt-Hoa Thông Sứ Sử-Lược  [của Bế Lãng-Ngoạn và Lê Văn-Hoè,  Quốc-học Thư-xã xuất-bản,  Hà-nội,  1943] thì sứ-bộ của ta sang Tàu đều dừng lại ở cửa ải này trước khi tiến đến cửa ải Nam-Quan.

 

      Chi-Lăng  vang danh trong Việt-sử với những trận đánh oanh-liệt  ngăn chặn được cuộc xâm-lăng của quân nhà Tống dưới đời vua Lê Đại-Hành và nổi tiếng nhất là vụ tướng Liễu-Thăng của nhà Minh bị phục-binh của nghĩa-quân Bình-Định-Vương Lê-Lợi  --  do tướng Lê-Sát chỉ-huy --  chém rơi đầu Liễu-Thăng ở Đảo-Mã-Pha thuộc Mã-Yên-Sơn, gần ải Chi-Lăng.. ..  Trước đây,  ở phía nam ải Chi-Lăng có hai khối đá lớn.  Một khối có hình-dáng giống như thanh kiếm khổng-lồ gọi là Lê Tổ Kiếm  [nghĩa là thanh kiếm của vua Lê Thái-Tổ tức Bình-Định-Vương Lê-Lợi] và một tượng đá có hình-dáng như một người  quỳ gối và bị cụt đầu,  gọi là Liễu-Thăng Thạch  [tức đá Liễu-Thăng;  ám-chỉ tướng nhà Minh là Liễu-Thăng bị tướng Lê-Sát chém cụt đầu ở Chi-Lăng].  Sau trận chiến-tranh năm 1979,  quân-đội Trung-Cộng đã cho phá-hủy các di-tích lịch-sử trên của ta ở Chi-Lăng !  Đời nhà Trần,  Thái-học-sinh Phạm Sư-Mạnh đi tuần-thú Xứ Lạng có làm thơ về vùng Chi-Lăng,  nguyên-tác Hán-văn trong Hoàng-Việt Thi Tuyển  của Bùi Huy-Bích;  bản dịch nghĩa trong Hợp Tuyển Thơ Văn Việt-Nam  như sau :  Đi tuần-thú cõi biên-giới ngàn dặm,  tiếng trống nện vang.  Kéo quân qua những thành xa,  trại vắng hình bé nhỏ.  Phía nam,  phía bắc khe núi,  cờ đỏ chuyển vần.  Đằng trước,  đằng sau quân,  trâu rừng kêu rống !  Hang Lâu-Lãi sâu hơn đáy giếng.  Ải Chi-Lăng hiểm-yếu bằng đường lên trời !  Thúc ngựa,  lướt gió,  lên cao ngoảnh đầu lại,  Trông về Kinh-đô  [Thăng-Long] thấy bóng mây nghi-ngút phương tây.. ..

 CHÂU  ÔN

      Châu Ôn  hay Ôn-Châu  tức là huyện Chi-Lăng   ở tỉnh Lạng-Sơn ngày nay.    Xưa  vùng Châu  Ôn  gọi là Khâu-Ôn.   Theo An-Nam Chí Nguyên  của Cao Hùng-Trưng,  xưa ở Khâu-Ôn có núi Khâu-Mạ,  đỉnh núi luôn-luôn phủ mây trắng.. ..   Núi này ở về phía tây Châu Ôn  và sau này gọi là núi Kháo-Sơn,  có hai đỉnh cao có hình-dáng như hai mẹ con,  cho nên có tục-danh là núi Kháo Mẹ  và núi Kháo Con. Theo Đại-Nam Nhất Thống Chí,  đời nhà Lý  [1010-1224] đất Châu Ôn  gọi là châu Quang-Lang;  thời Minh-thuộc  [1407-1427] gọi là Khâu-Ôn  hay Huyện Ôn  [thuộc phủ Lạng-Sơn].  Thời Hậu-Lê,  đổi Khâu-Ôn  là Châu Ôn;  có 5 tổng  [Mai-Pha,  Vân-Thê,  Tràng-Quế,  Bằng-Mạc,  Sơn-Trang]  và 57 phố,  chợ,  động,  quán.  Bấy giờ Châu Ôn  thuôc phủ Trường-Khánh,  trấn Lạng-Sơn.  Theo Danh-mục Các Làng Xã Bắc-Kỳ -- Nomenclature des Communes du Tonkin  [của Ngô Vi-Liễn,  Imprimerie Mạc Dình-Tư,  Hà-Nội,  1928]  Châu Ôn còn 3 tổng :  Quang-Lang,  Sơn-Trang và Vân-Thê  [2 tổng kia chuyển sang châu Cao-Lộc cùng tỉnh Lạng-Sơn].

      Theo Địa-dư Các Tỉnh Bắc-Kỳ,  thời Pháp-thuộc,  vị-trí và giới-hạn của Châu Ôn đã bị thu hẹp :  phía bắc giáp tỉnh-lỵ Lạng-Sơn và châu Cao-Lộc,  phía tây giáp châu Bằng-Mạc [do đất của Châu Ôn tách ra] và phía nam giáp tỉnh Bắc-Giang.  Cư-dân Châu Ôn  ngoài người Việt con có người Khách [tức người Tàu]  và người Nùng Áo Trắng [sinh sống nhiều ở các trại Nho-Lâm,  Thượng-Muộn,  Na-Pá,  Kim-Quan,  Bản Lũng,  Bản Cục].  Theo Đại-Nam Nhất Thống Chí,  hiện con dấu-tích các bảo  [dồn đắp bằng đất] Đan-Sa ở xã Bình-Khê gần trấn-thành Lạng-Sơn,  dồn binh ở xã Sơn-Trang và cửa Quang-Lang hay cửa ải Chi-Lăng ở xã Quang-Lang.

      Sau năm 1954,  Châu Ôn đổi là huyện Thanh-Mai  thuộc tỉnh Cao-Lạng  [Cao-Bằng và Lạng-Sơn].  Năm 1978,  huyện Thanh-Mai được cải tên là huyện Chi-Lăng [thuộc tỉnh Lạng-Sơn];  diện-tích 749 km2,  có 2  thị-trấn Chi-Lăng và Đồng Mỏ  và 19 xã [Chi-Lăng,  Bắc-Thủy,  Gia-Lộc,  Chiến-Thắng,  Bằng-Mạc,  Bằng-Hữu,  Hoà-Bình,  Hữu-Kiên,  Quan-Lag-Lang,  Y-tịch,  Vạn-Linh và Thượng-Cường].  Huyện-lỵ Chi-Lăng đặt tại thị-trấn Đồng Mỏ thuộc hữu-ngạn thượng-nguồn Sông Thương.  Từ Đồng Mỏ có đường bộ và đường xe lửa đi tỉnh-lỵ Lạng-Sơn ở về phía đông-bắc,  đi Hữu-Lũng,  thị-trấn Kép và tỉnh-lỵ Bắc-Giang ở về phía tây-nam.. .. Thổ-sản nổi tiếng của Chi-Lăng có trái bầu;  người địa-phương ăn thì không sao,  nhưng người lạ mà ăn trái bầu này thì dễ bị bệnh vì không hợp thủy-thổ;  do vậy phong-dao địa-phương có câu :  Thứ-nhất thì bầu Chi-Lăng,  Thứ-nhì cây khế Đồng-Đăng,  Kỳ-Lừa !.. ..

      Đời nhà Minh,  Khâu-Ôn  hay Châu Ôn vốn là nơi tranh-chấp giữa ta và Tàu.  Theo Độc Sử Phương Dư Kỷ Yếu  dẫn trong Phương-Đình Dư Địa Chí  của Nguyễn Văn-Siêu,   khoảng niên-hiệu Hồng-Vũ thứ 29,  tức năm 1936 đời vua Minh Thái-Tổ,  nhân dịp nước ta suy yếu  --  mọi quyền chính của nhà Trần đều ở trong tay Thái-sư Lê Quý-Ly  [tức Hồ Quý-Ly],  Tri-phủ Tư-Minh  [thuộc tỉnh Quảng-Tây bên Tàu] tâu lên vua Minh rằng nước An-Nam cướp mất các huyện Khâu-Ôn,  Như-Ngao,  Khánh-Viễn,  Uyên-Thoát.  Vua nhà Minh xuống chiếu đòi nước ta phải trả lại các đất ấy;  nhưng nhà Trần không thuận.  Đầu niên-hiệu Vĩnh-Lạc  [tức năm 1403 đời vua Minh Thành-Tổ],  vua Minh sai Chinh-Nam Tướng-quân Hoàng-Trung đưa con cháu nhà Trần sang hàng nhà Minh là Trần Thiêm-Bình về nước.  Nhưng quân Minh đã bị quân ngăn chận lại và Trần Thiêm-Bình bị giết chết ở Cầu Trạm,  gần Khâu-Ôn.  Năm 1407,  quân Minh xâm-chiếm nước ta,  tiêu-diệt nhà Hồ,  cho huyện Khâu-Ôn vao phủ Tư-Minh thuộc tỉnh Quảng-Tây bên Tàu.  Nếu không có chiến-thắng lẫy-lừng của Bình-Định-Vương Lê-Lợi đánh đuổi quân Minh về nước và thu-phục được nền tự-chủ của nước nhà,  thì Châu Ôn đã bị sáp-nhập vào bản-đồ của Trung-quốc từ đầu thế-kỷ XV.. ..

 NÚI  PHÂN-MAO

      Dựa trên các sách sử của Trung-quốc,  điều không thể chối cãi  là từ miền nam núi Ngũ-Lĩnh tức miền Hoa-Nam [hay nam Trung-quốc ngày nay] từng là đất của Bách-Việt mà nhà Hán,  Đường đã dần-dần xâm-chiếm và đồng-hoá những bộ-lạc người Việt ở đấy thành người Trung-quốc trong suốt thời-gian lịch-sử của họ.  Kết-quả là hiện nay trên thực-tế chỉ còn lại những ngưòi Trung-quốc nói ngôn-ngữ Hán Quảng-Đông,  Hán  Phúc-Kiến,  Hán Triều-Châu v.v.. ..(7).  Đời nhà Hán,  Triệu-Đà -- lãnh-tụ bộ-lạc mường, mán hay man-di  -- đã lấn chiếm nước Âu-Lạc của vua An-Dương-Vương ở Bắc-phần và bắc Trung-phần Việt-Nam ngày nay,  sáp-nhập vào miền nam Ngũ-Lĩnh gồm vùng Quảng-Đông và Quảng-Tây lập ra nước Nam-Việt,  độc-lập với nhà Hán.   Đại-Việt Sử-Ký  cũng từng chép :  Nước Đại-Việt ở về phía nam núi Ngũ-Lĩnh,  trời đã phân-định ranh-giới Bắc và Nam,  kể từ khi thủy-tổ nước ta mở cõi nước Nam,  trải qua thời-gian mạnh yếu có lúc khác nhau,  mà hào-kiệt nước Nam đời nào cũng có.. ..   Đời nhà Lý  [1010-1224] Lý Thường Kiệt từng đem quân phá Tống  ở Châu Khâm và  Châu Liêm  không phải là không có lý-do;  mà đó là vì ở nơi ấy có núi Phân-Mao,  từng là ranh-giới xưa của ta và Tàu.. ..  Theo Dư Dịa Chí  của Nguyễn-Trãi,  núi Phân-Mao ở về phía tây lộ Hải-Đông khoảng 300 dặm.  Nơi đây có kim tiêu quen gọi   là cột đồng Mã-Viện.  Đại-Nam Nhất Thống Chí  và Lịch-triều Hiến-chương Loại-Chí  [phần Dư Địa Chí]  của Phan Huy-Chú  dẫn sách Dư Địa Kỳ Thắng  của Trung-quốc cũng nhắc là ranh giới Nam và Bắc  [giữa ta và Tàu] thuộc biên-giới trấn An-Quảng xưa có núi Phân-Mao.  Theo Gia-Khánh Trùng Tu Nhất Thống Chí  [tức bộ sách địa-dư đời vua Gia-Khánh nhà Minh bên Tàu],  núi Phân-Mao ở về phía tây Khâm-Châu,  năm Tuyên-Đức thứ-hai,  tức năm 1542,  Mạc Đăng-Dung từng cắt hai châu Thạch-Tích và Niêm-Lãng và 4 động Cổ-Sum,  Tê-Lẫm,  Kim-Lặc và Vạn-Cát hiến nhà Minh;  cho nên từ đấy toàn thể núi Phân-Mao thuộc về đồ-bản nhà Minh.  Theo Đại-Thanh Nhất Thống Chí  [tức bộ địa-dư của Trung-quốc dưới đời nhà Thanh],  núi Phân-Mao ở động Cổ-Sâm,  cách Khâm-Châu  [hay Châu Khâm] khoảng 3 dặm về phía tây.  Tương-truyền trên đỉnh núi Phân-Mao có thứ cỏ tranh,  do ảnh-hưởng của khí-hậu và địa-thế,  ngon cỏ tranh ngả theo hai hướng Bắc và Nam cho nên mới có tên gọi là núi Phân-Mao  nghĩa là núi có thứ cỏ chia ra làm hai hướng.  Đại-Việt Sử-Ký Toàn-thư  của ta cũng ghi thêm là :  Trương-truyền cột đồng Đông-Hán do Mã-Viện dựng ở động Cổ-Lâu thuộc Châu Khâm.. ..  Gần đây,  theo Bản-đồ miền Nam Trung-quốc có vẽ các tỉnh đời nhà Tống trong sách Chinas March Toward the Tropics  của Harold Wiens  [Yale University xuất-bản năm 1954],  theo đó biên-giới của nhà Lý bao gồm cả núi Phân-Mao và một phần tỉnh Quảng-Tây tức các vùng Châu Khâm và Châu Liêm của nhà Tống xưa.. ..  Trong dân-gian thì luôn nhắc tới chiến-thắng mùa xuân năm Kỷ-dậu 1789 và mộng ước của vua Quang-Trung Nguyễn-Huệ là đòi lại các đất Lưỡng-Quảng  [Quảng-Đông và Quảng-Tây] của nước Nam-Việt xưa.. ..

      Đại-Việt Sử-Ký Toàn-Thư  dành 2 quyển trong phần ngoại-kỷ ghi chép về nhà Triệu của Triệu-Đà và coi nhà Triệu và nước Nam-Việt là vương-triều chính-thống của nước ta.  Việt-Sử Tổng-Luận  của Lê-Tung cũng xác-nhận nhà Triệu thuộc nước ta.. ..  Gần đây,  cùng với lập-trường mới nhượng-bộ Trung-quốc,  Sử-gia Phan Huy-Lê,  Giáo-sư Sử-học Trường Đại-học Tổng-hợp Hà-Nội,  trong bài giới-thiệu Tác-giả,  Văn-bản và tác-phẩm Đại-Việt Sử-Ký Toàn-Thư  [Nhà xuất-bản Văn-hoá - Thông-tin,  Hà-Nội, năm 2000] thì lại cho rằng các tác-giả Đại-Việt Sử-Ký Toàn-Thư  đưa nhà Triệu của Triệu-Đà vào Quốc-sử là một sai-lầm kéo dài.. ..  Khi cường-quyền và bạo-lực can-thiệp và định chuyện quốc-sử để phục-vụ quyền-lợi riêng tư cho phe đảng và không kể gì đến quyền-lợi của quốc-gia, dân-tộc và không biết ơn công-lao của tiền-nhân dựng nước và giữ nước thì chúng ta sẽ không ngạc-nhiên gì khi thấy nhiều vùng đất-đai thuộc lãnh-thổ và lãnh-hải nước ta được hiến-dâng cho ngoại-bang.  Công và tội của các nhà cát-địa-sứ  tân-thời  bán đất-đai này sẽ bị lịch-sử kết tội và đời-đời  nhắc-nhở tới những hành-vi hèn-kém này !

 

CHÚ-THÍCH

1.--  Vị-trí và lược-sử châu Văn-Uyên :  Theo Dư-Dịa-Chí  của Nguyễn-Trãi,  đất Văn-Uyên xưa là Châu Van.  Theo Đại-Nam Nhất Thống Chí  và  Cương-mục,   thời Minh-thuộc  [1407-1427],  đất Văn-Uyên  được gọi là Huyện Uyên;  đờu Hậu-Lê  gọi là châu Văn-Uyên,  cho thuộc phủ Trường-Khánh,  thừa-tuyên Lạng-Sơn..  Theo Đại-Nam Hội-điển Sự-lệ,  đầu triều Nguyễn,  châu Văn-Uyên vẫn thuộc phủ Trường-Khánh,  trấn  [sau năm 1832 gọi là tỉnh] Lạng-Sơn;  có 7 tổng [Vĩnh-Dật,  Uyên-Cốt,  Hành-Lư,  Dã-Nham,  Quang-Bí,  Nhâm-Lý,  Hoá-Nhân] và 56 xã,  động,  phố, quán.  Từ lâu,  Thổ-quan họ Nguyễn-đình đời-đời thế-tập.  Mãi đến năm 1836,  vua Minh-Mệnh mới đặt chế-độ lưu-quan,  dùng Tri-châu và Huấn-đạo người Việt thay cho chế-độ thổ-tù ở châu Văn-Uyên.  Theo Đại-Nam Thực-Lục,  năm 1835 vua Minh-Mệnh cho châu Văn-Uyên đổi thuộc về phủ Tràng-Định, vẫn thuộc tỉnh Lạng-Sơn.  Châu-lỵ Văn-Uyên đặt tại xã Đồng-Đăng, đối-diện với cửa ải Nam-Quan.  Tại xã Đồng-Đăng và xã Kim-Cúc lân-cận thì đặt đồn binh.. ..  Tại Khe Ác và Khe Danh gần Đồng-Đăng  xưa kia nổi tiếng là vùng ác-thủy  [nước độc].  Thời Pháp-thuộc,  châu Văn-Uyên  đổi là châu Cao-Lộc.  Theo Địa-dư Các tỉnh Bắc-Kỳ,   vị-trí và giới-hạn của châu Cao-Lộc như sau :  bắc giáp châu Thoát-Lãng,  phía tây là châu Điềm-He,  phía đông giáp tỉnh Quảng-Đông của Trung-quốc và phía nam là Châu Ôn  [nay là huyện Chi-Lăng].  Về cư-dân,  ngoài người Việt,  các sắc-tộc chính ở châu Cao-Lộc là người Khách [tức người Tàu] và người Nùng Áo Trắng.   Người Khách  thì ở các phố Khách  tại Đồng-Đăng,  Nà-Hinh,  Nà-Thường,  Nà-Khía,  Bằng-Kháo.  Người Nùng Áo Trắng  ở các trại Yên-Hùng,  Xuân-Viện,  Hạo-Dục,  Bác-Viên,  Yên-Lô,  Hoà-Hiệu,  Khòn-Nậm,  Nà-Tuấn,  Đồng-Quần,  Hoa-Giáp,  Lũng-Cống,  Qúy-Hoà,  Hùng-Thắng,  Phong-Cói và ở quán Uyên-Cốt.   Sau năm 1954,  châu Cao-Lộc  đổi là huyện Văn-Uyên.  Năm 1964,  huyện Văn-Uyên sáp-nhập với huyệt Thoát-Lãng thành huyện Văn-Lãng  [tỉnh Lạng-Sơn]. 

2.--  Ông Ngô Thì-Vị  [1774-1821]  -- con trai út của Ngô Thời-Sĩ -- nhân dịp đi sứ Tàu,  qua cửa Trấn-Nam,  phải vào đài Chiêu-Đức và đình Tham-Đường ở cửa quan này,  có làm bài thơ về Trấn-Nam     Quan,  ngụ ý chê người Trung-quốc về những cái hoa mỹ rỗng tuếch  và sự  trịch thượng của họ.

3.--  Đại-Nam Quốc-sử Diễn-ca  của Lê Ngô-Cát và Phạm Đình-Toái có câu về địa-danh Nam-Giao  :       Nam-Giao là cõi ly minh,  Thiên-thu định phận rành-rành từ xưa.   Kinh Thư  của Trung-quốc trong thiên Đế điển  [tức thiên về vua Nghiêu] cũng có nhắc đến đất Nam-Giao.  Như  vậy tên Nam-Giao đã có trong kinh điển Trung-quốc từ lâu.

4.--  Thuộc châu Hạ-Đống và Long-Châu  thuộc phủ Thái-Bình,  tỉnh Quảng-Tây bên Tàu có nhiều cửa ải của họ tiếp-giáp với địa-giới huyện Thất-Khê của ta như ải Cam-Môn  [giáp với thôn Cụ-Khánh],  ải Cổ-Thành  [giáp với xã Nghĩa-Thầm],  ải Nguyệt-Hoa  [giáp với xã Bình-Lãng],  ải Ba-Ôn  [giáp với xã Nông-Đồn].

5.--  Về Cột đồng Mã-Viện,  theo Thủy Kinh Chú,  năm 42 Tây-lịch,  tức năm Hán Kiến-Vũ thứ 18,  Mã-Viện  [tức Mã Uyên-Minh] đã cho dựng kim tiêu  [tức cột mốc bằng kim-loại],  thường gọi là cột đồng  hay đồng trụ để đánh dấu giới-hạn phía nam của nhà Đông-Hán với câu thề Đồng trụ chiết,  Giao-Chỉ diệt    (nghĩa là : Cột đồng mà bị đổ gẫy thì dân Giao-Chỉ,  tức dân-tộc ta sẽ bị tiêu-diệt).  Nhưng Thủy Kinh Chú   không cho biết vị-trí cột đồng này ở đâu.

6.--  1 thước ta   dài khoảng  40 cm.  1  trượng   có 10 thước ta,  dài khoảng 4 m.

7.-- Riêng người Việt-Nam,  nhờ tinh-thần độc-lập và tự-chủ,  tuy học và đọc sách chữ Hán;  nhưng dùng chữ Nôm  [hay Nam] và không chịu nói theo tiếng của người Hán mà nói theo tiếng của ngôn-ngữ Việt,  thường gọi là tiếng Hán-Việt nên không bị đồng-hoá về ngôn-ngữ. 

 

Hà Mai Phương

 

Một vài Hình Ảnh

 

PhíaViệt-Nam

Ải Chi-Lăng và Nàng Tô-Thị

chilang.gif (20553 bytes)   

 

  

Phía Trung-Hoa (Pingxiang)

Soldiers by Friendship Gate.

Trading across mountain pass.Map shows position of Pingxiang.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SEPTEMBER 27, 1999 VOL. 154 NO. 12

PINGXIANG: Border War, 1979
A Nervous

China Invades Vietnam
By TERRY McCARTHY

Early in the morning of Feb. 17, 1979, Chinese artillery batteries and multiple rocket launchers opened fire all along the Vietnamese border with protracted barrages that shook the earth for miles around. Then 85,000 troops surged across the frontier in human-wave attacks like those China had used in Korea nearly three decades before. They were decimated: the well-dug-in Vietnamese cut down the Chinese troops with machine guns, while mines and booby traps did the rest.

Horrified by their losses, the Chinese quickly replaced the general in charge of the invasion that was meant, in Beijing's words, "to teach Vietnam a lesson," and concentrated their attack on neighboring provincial capitals. Using tanks and artillery, they quickly overran most of the desired towns: by March 5, after fierce house-to-house fighting, they captured the last one, Lang Son, across the border from Pingxiang. Then they began their withdrawal, proclaiming victory over the "Cubans of the Orient," as Chinese propaganda had dubbed them. By China's own estimate, some 20,000 soldiers and civilians from both sides died in the 17-day war.


Who learned the bigger lesson? The invasion demonstrated a contradiction that has forever bedeviled
China's military and political leaders: good strategy, bad tactics. The decision to send what amounted to nearly 250,000 troops into Vietnam had been taken seven months before and was well-telegraphed to those who cared to listen. When Deng Xiaoping went to Washington in January 1979 to cement the normalization of China's relations with the United States, he told President Jimmy Carter in a private meeting what China was about to do--and why. Not only did Beijing feel Vietnam was acting ungratefully after all the assistance it had received during its war against the U.S., but in 1978 Hanoi had begun expelling Vietnamese of Chinese descent. Worst of all--it was cozying up to Moscow.


In November 1978
Vietnam signed a treaty of friendship and cooperation with the Soviet Union. A month later the Vietnamese invaded Cambodia, a Chinese ally.


Although
Hanoi said it was forced to do so to stop Pol Pot's genocide and to put an end to his cross-border attacks against Vietnam, Deng saw it as a calculated move by Moscow to use its allies to encircle China from the south. Soviet "adventurism" in Southeast Asia had to be stopped, Deng said, and he was calculating (correctly, it turned out) that Moscow would not intervene in a limited border war between China and Vietnam. Carter's National Security Adviser, Zbigniew Brzezinski, said Deng's explanation to Carter of his invasion plans, with its calculated defiance of the Soviets, was the "single most impressive demonstration of raw power politics" that he had ever seen.

At the time Deng was consolidating his position as unchallenged leader of China. Having successfully negotiated normalization of relations with Washington, he wanted to send a strong signal to
Moscow against further advances in Asia. He also thought the Carter Administration was being too soft on the Soviets, although he did not say as much to his American hosts.


Hanoi, for its part, was unfazed by Deng's demonstration of "raw power." The Vietnamese fought the Chinese with local militia, not bothering to send in any of the regular army divisions that were then taken up with the occupation of Cambodia. Indeed, Hanoi showed no sign of withdrawing those troops, despite Chinese demands that they do so: the subsequent guerrilla war in Cambodia would bog down Vietnam's soldiers and bedevil its foreign relations for more than a decade.


The towns captured by the Chinese were all just across the border; it is not clear whether
China could have pushed much farther south. Having lost so many soldiers in taking the towns, the Chinese methodically blew up every building they could before withdrawing. Journalist Nayan Chanda, who visited the area shortly after the war, saw schools, hospitals, government buildings and houses all reduced to rubble.

 

The war also showed China just how outdated its battlefield tactics and weaponry were, prompting a major internal review of the capabilities of the People's Liberation Army. The thrust for military modernization continues to this day, even as the focus of China's generals has shifted from Vietnam back to Taiwan--a pesky little irritant that could cause Beijing even bigger problems if it decides to administer another "lesson."

 

Free Web Hosting