VŨ-HỮU-SAN &Thế-Giới của Nước
 

Home
TàuCộng KhóThắng BiểnĐông
Tham-Luận Biển Đông
Hải-phận Cho Quốc-Gia Lào
ThủĐoạn TiêuDiệt VănHóa
BảnĐồ ThuyếtTrình Edm&Calgary
Dự-Án Song-Tử
Tàu TrungCộng Cắt Cáp Tàu ThămDò VN
Biển Đông 74,000 năm trước
Hải-đồ DângGiặc
Bản-Đồ Bắc TrườngSa
BảnĐồ MalaysiaViệtNam
Nước Việt Hình Chữ S
RVN-CDWR-MainBody.pdf
Hải Phận Triệu Km2
Hải Phận Triệu Km2 (Tiếp)
Hải Phận Valencia
TàiLiệu PhápLý
BảnÐồBiênGiớiViệt-Hoa
Bản-đồ Phân-Chia Vịnh Bắc-Việt
VịnhBắcViệt
LáThư Gởi Đầy Tớ
Law of the Sea
Forum Openings
RVN WhitePaper75
ChinaPropaganda-LuuVanLoi
TiếngNóiVịnhBắcViệt
VấnÐềBiênGiới-BsNguyenÐanQuế
HảiGiới ViệtHoa
Vùng Biển Sâu Cho Tương-Lai
LêChíQuangPhảnÐối
CácĐội HoàngSa
NamQuan
BiểnĐông ThiênKỷMới
Biển Đông Ô Nhiễm
VịnhBắcViệt-HàngHải
VịnhBắcViệt-HuyềnThoại
NguyễnNhã-NghiênCứu HoàngSa
Chủ Quyền HoàngTrường
HảiThươngBiểnÐôngCổThời
BsTrầnÐạiSỹTổngKếtHảiChiến
HảiChiếnHoàngSaNóiChuyện
Hải Chiến Hoàng Sa
HQ16ÐàoDân
HảiChiếnHoàngSaTrầnThếÐức
VĩnhLiêmHoàngSaHảiChiến
Chuyện Một Con Tàu
NgườiBạnHảiQuân
BạnTôiSầuÐông
HồngNhanMộtThời
CâyÐinh
NhữngÔngThánh
ÐờiSống CăngThẳng
HỗnChiến
NgỗngTuyết
NgườiĐànBà
CònNụCườiNào
SóiGià
SachMoiNgoTheVinh
TranhCổTấnTinhChâu
HảiQuân Còn Mất
TuầnThám NguyễnVănƠn
FutureDestroyer
Mischief Situation
DER-HQ4
To Chuc HQVNCH
Forgotten ASPB
Études Vietnamiennes
Environments'Protection
VN Water Culture
Legends-Water Realm
Useful Books&Maps
VN Sovereignty
Vietnam Energy
Raft Across Pacific
Triết Lý Nước
HảiQuânViệtNam TừBaoGiờ
Hàng Hải Gốc Rễ Việt Nam
Ðịa Lý Biển Ðông
Thuật Ngữ Hàng Hải
NgườiViệt KhámPhá MỹChâu
Ngày HảiQuân1973
Lịch Sử Thuyền Bè
Bài Vè Thủy Trình
Petrus Ký&VănHoá Thuyền
Photo Album
Người Thủy Thủ Già
SoạnThảo HảiSử
MộtNgàyVớiÐÐCang
Lược Sử Nước
PhanQuỳnh
NguyễnVănLục
HT Nguyễn Văn Lộc
VũNgọcRuẩn BốTôi
VũVănToàn
ThơVăn HoàngĐìnhBáu
KỷNiệm ÐờiQuânNgũ
ChiếcBình TháiLọ
ChânDung SVSQHQXI
BảoBình&HìnhẢnh
Quê Nhà 50 Năm Trở Lại
ChuVănAn2B3-1956
Giải Ảo! HãyTỉnh Giấc Mơ Ma
AnhHùng NguyễnThànhSắc
ThuỷThủĐoàn HQ-4
ChiếnThuật ĐầuChữ T
HìnhẢnh HQ4 HảiChiến HoàngSa
TrangHình HảiChiến HoàngSa
Trận HoàngSa Hồ Hải
Hải-Chiến theo Trung-Cộng
Hải-Chiến theo BùiThanh
Diễn-Tiến Trận Hải-Chiến
TâySa HảiChiến
QuanBinhTC HoàngSa1974
HQ16-HQ5 Bắn Nhau
HQ5-Rã Ngũ
Đại-Tá Ngạc Ở Đâu
ChuyệnMột ConTàu
Bông Hồng Cho Nhựt-Tảo
Danh-Sách Tử-Sĩ Hoàng-Sa
DanhSách CốThủ HoàngSa
TrươngVănLiêm-HQ5
TruyệnNựcCười MấyAnh SửaQuân-Sử
Lệnh TamBấtĐả-HứaThếHữu
AnhHùng BH NguyễnVănVượng
TưởngNiệm AnhHùng NguyễnVănĐồng
Phạm Ngọc Đa AnhHùng Tử-Sĩ
TaoBanNuocKhong
VĩnhBiệt NguyênNhi
CáchNhìn LịchSử XâmLược
NgườiLínhGiàHQ4 NgôThếLong
NguyễnThượngLong-HảiChiến HoàngSa
NguyễnThượngLong-TìmMãi YêuThương
VănTế 74 TửSĩ HảiChiến HoàngSa
Nhớ lại HCHS & SuyNgẫm
HànhQuân TrầnHưngĐạo47
Bộ Hình ChiếnTrường HQ-4
Tài-Liệu CTCT/VNCH
Các ChiếnHạm VN&TC ThamChiến
TàiLiệuHQ4-TổngCụcCTCT
Lố bịch kiểu Tàu phù
Hải-Chiến theo LữCôngBảy
Phòng-Tai của HQ-4
Tiểu-Sử Anh-Hùng Tử-Sĩ
TrầnVănĐảm-AnhHùng&Nhà VôĐịch
AnhHùng BùiQuốcDanh
VũĐìnhQuang-AnhHùngHảiPháo
Anh-Hùng Vương-Thương
VưongThếTuấn: HQ4 Xin Rút Lui
Người AnhHùng HoàngSa
Thư HT PhạmTrọngQuỳnh
Thư Bạn ĐồngMôn ChuVănAn
Tìm Hiểu Gerald Kosh
Văn Tế HoàngSa
Những BàiCa HảiChiến HS
Thư Người Giám-Lộ
BứcThư 15 Năm
24 Years After Naval Battle
Tiểu Sử Vũ Hữu San
Tựa
ToànTập
Tổng-kết Hải-Chiến
Hồi Ký Của NgườiVề Từ HoaLục
Thư Riêng Về Đơn-Vị
Giới Thiệu
Gặp lại Niên-Trưởng NBT
TrùmMền HôXungPhong  

 

Tùy Bút

Bố Tôi

Lưu An

 

Có lẽ tuổi ấu thơ của tôi là một chuỗi dài của khổ cực và đầy bất hạnh. Sinh ra từ một gia đình nghèo, rất nghèo ở một làng nhỏ của tỉnh Nam Định miền Bắc Việt Nam. Ba mẹ tôi dù xuất thân từ những gia đình khá giả trong làng nhưng là con thứ cho nên bị những quan niệm cổ hủ bất công, truyền kiếp của xã hội cũng chẳng nhận được gì từ tổ tiên để lại, ngoài một ngôi nhà lá lụp xụp ở một góc vườn.

Đã thế thời gian mà tôi được sinh ra là một thời kỳ nhiễu nhương trong lịch sử nước nhà. Loạn ly, chém giết, bom đạn, thanh toán nhau giữ các đảng phái chính trị... cuối cùng người dân đen phải gánh chịu những tang thương khốn khổ mà thôi. Tuổi thơ của tôi là những ngày chạy loạn, là những lần chui rúc trong hầm '' chữ chi '' ướt sũng để tránh bom. Ban ngày thì quốc gia, tây đen, tây trắng bố ruồng, bắn giết. Ban đêm thì khổ sở với những xách nhiễu, đe dọa của Việt Minh trong hận thù giai cấp, hy sinh cho cách mạng...

Trong trạng huống bi đát, chết chóc và kinh sợ đó, gia đình tôi phải tản cư lánh nạn. Lúc ra Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, lúc tạm trú các vùng Công Giáo Bùi Chu, Phát Diệm, có những lúc tưởng rằng yên bình, gia đình tôi lại trở về làng, nhưng rồi lại khăn gói ra đi !

Nơi đâu cũng vậy, không có một đồng bạc dính túi, văn hóa gần như vô học, không nghề nghiệp chuyên môn... Tất cả những khiếm khuyết đó, ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng... bố mẹ tôi làm sao thoát được thân phận của những người cùng đinh trong xã hội với những công việc thấp hèn, hạ tiện được ?! Cuộc sống nghèo khổ, việc học hành của chúng tôi dù có muốn cũng chẳng có dịp để nói tới! Cho mãi đến khi lên 8 tuổi tôi mới được học vần ABC đầu tiên, nhưng cũng chỉ được vài tháng rồi theo đoàn di cư vào Nam năm 1954.

Vào Nam gia đình tôi vẫn nghèo khổ, bố mẹ tôi vẫn những công việc hạ tiện của người vô học. Trong khoảng hơn một năm đầu tiên sau ngày vào Nam anh em chúng tôi cũng chẳng có dịp đến trường. Sau đó khi đời sống đã tạm yên ổn việc học của chúng tôi đã được chú ý với sự hy sinh tuyệt đối của bố mẹ tôi trong hoàn cảnh nghèo đói thiếu thốn của gia đình. Có lẽ nhìn những hy sinh, sự chịu đựng và nhất là hình ảnh bố mẹ kém học, làm ăn cực nhọc, tôi đã lớn khôn rất mau so với những bạn bè cùng lứa tuổi. Tôi biết lo lắng, làm việc giúp đỡ bố mẹ, biết đau khổ, nhục nhã với những câu nói qúa lời, những ánh mắt khinh rẻ của những kẻ quyền hành, thô bạo! Dù ở cái tuổi vẫn còn ham chơi đánh đáo, bắn bi đó tôi đã có khá nhiều ước mơ, những giấc mơ đó có thể rất đơn gỉan đối với những người bạn giầu có của tôi, nhưng với tôi nó thật là vĩ đại. Tôi mơ bố mẹ tôi bớt cực nhọc vì sinh nhai, lũ em đông đảo của tôi được học hành đến nơi đến chốn, những bữa cơm hàng ngày và những điều kiện vật chất trong cuộc sống được đầy đủ như những gian đình bình thường khác.

Cùng với sự hiểu biết qúa sớm vì nghèo khổ đó, tôi quyết chí và cố gắng vươn lên. Nhờ vậy tôi đã đã kéo gia đình dần dần thoát khỏi bóng tối của xã hội. Các em tôi đã được đi học trong điều kiện khá tốt, bữa cơm hàng ngày cũng đã đầy đủ hơn, nhưng bố mẹ tôi vẫn còn cực nhọc. Cho đến khi tôi tạo lập được một cơ sở làm ăn nho nhỏ nhờ có khả năng trong ngành học của mình, rồi lại được đi ngoại quốc tu nghiệp vào đầu năm 1974 lúc đó bố mẹ tôi mới thực sự thoải mái.

Trong khi những người công chức đi tu nghiệp dài hạn như tôi, họ thường để tiền lương của họ lại cho vợ con họ hay cho chính họ (ngân hàng ở trong nước hay ngoại quốc), còn tôi để lại cho mẹ tôi. Trong một lần, khi tôi còn học ở Nhật bản, em gái tôi cho biết, mỗi đầu tháng mẹ tôi đều dành lấy sự hân hạnh và sung sướng lên văn phòng đại diện của Đại học Cần Thơ ở Sàigòn để nhận mấy chục ngàn đồng lương của tôi. Mẹ tôi mang xấp tiền về nhà nguyên vẹn với tất cả sự cảm động, bà giở từng đồng tiền ngắm nghía, vuốt ve. Có khi mẹ tôi chẩy nước mắt vì tưởng tượng và cảm động với đồng tiền đầu tiên mà tôi đã ngạo nghễ để lại cho mẹ tôi, dấu hiệu của sự thành công và ân tình của đứa con đầu đàn mà bà đã vun xới bằng những giọt mồ hôi và nhục nhã gần suốt cuộc đời của bà. Mẹ tôi nói vớ lũ em tôi, bà không muốn tiêu đồng tiền ân nghĩa đó vào những chuyện không đâu, với bà nó không chỉ có gía trị vật chất mà còn chứa đựng biết bao nhiêu gía trị tinh thần của những cực nhọc, hy sinh và đợi chờ mà mẹ tôi đã gửi gấm cho tôi, đứa con đầu lòng.

Nhưng sự trả nghĩa của tôi cho mẹ tôi không được lâu. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 xẩy đến, tất cả đã chấm dứt. Gia đình tôi lại rơi vào khổ ải cùng với hàng triệu người dân miền Nam khác. Lại ăn độn, lại sống với những lo sợ như ngày xưa. Nhưng cái đau khổ nhất của tôi là đầu năm 1980, khi đó tôi vẫn còn vướng mắc với bao nhiêu bấp bênh của cuộc sống của chính mình, thêm vào đó những cưu mang gần như vô tận của tôi cho những dại khờ của bố tôi và những lần vượt biên không trót lọt của lũ em tôi... Mẹ tôi mất vì buồn lo cho những đứa con trong thời điểm mà những sự kinh dị xẩy ra hàng ngày đó.

Tôi lịm người đau đớn khi nghe tin mẹ tôi mất. Công nghĩa sinh thành, nuôi dưỡng qúa to lớn của mẹ tôi chưa được bù đắp, ngoài số tiền lương ít ỏi của một năm đầu tiên khi tôi ra ngoại quốc tu nghiệp mà thôi.

Bố tôi vẫn ở vậy với lũ con đông dù mới 55 tuổi. Lúc đó vì bận rộn với thời thế, sinh nhai tôi không thể hình dung được thế nào là ý nghĩa hai chữ '' cô đơn '' của bố tôi. Cho đến khi tôi có vợ con, tuổi tôi cũng xấp xỉ bố tôi khi mẹ tôi mất. Nhất là khi bố tôi sang thăm gia đình tôi tại Thụy Sĩ vào năm 1992, tôi mới nhìn rõ và thông hiểu hình ảnh của một ông bố đơn độc.

Bố tôi một người nhà quê đúng nghĩa, một người thấp học qúa rõ ràng. Dù bố tôi đã sống và làm việc cả hơn 50 năm trời ở tỉnh thành, nhưng ông vẫn không thể nào bỏ được cái bản tánh chất phác, dễ tin gần như dại khờ mà ông đã mang theo từ khi rời làng quê. Hầu hết những bạn bè thân thiết và gia đình họ cũng như người quen với gia đình tôi đều thương mến và kính trọng bố tôi vì tánh qúa chất phác, ngay ngắn của ông.

Nhiều khi bực bội vì bị mất mát, thua lỗ chỉ vì sự khù khờ, dễ dàng và thương người qúa mức của người bố quê mùa, anh em chúng tôi thường càu nhàu với ông hay than phiền với vài người quen biết. Nhiều người an ủi chúng tôi với những câu nói mà đôi khi nó chẳng còn ý nghĩa gì với tôi nữa, như '' ở hiền gặp lành '' hay '' Phúc đức để lại cho con '' v.v...

Tuy nhiên, sau mấy mươi năm vào đời, thấy những đổi thay ngỡ ngàng của nhân thế. Chứng kiến bao nhiêu cảnh cười ra nước mắt xẩy ra hàng ngày chung quanh mình. Biết bao nhiêu cặp vợ chồng tan vỡ chỉ vì những phù phiếm vu vơ dù đã mấy mươi năm thân kề má ấp. Những con người thông thái, sang trọng, bằng cấp đầy người, những người mang dáng dấp, ngôn ngữ của thánh thiện, bao dung... họ cũng vẫn bị lôi kéo vào những bả của vật chất, dollars với những hành vi đốn mạt.

Tất cả những hoạt cảnh ngỡ ngàng đó đã làm tôi suy nghĩ rất nhiều về những hành động và ứng xử của người bố quê mùa, kém học của mình. Nguời bố mà cả đời phải làm những công việc hạ tiện của kẻ cùng đinh trong xã hội để kiếm tiền nuôi chúng tôi ăn học. Tôi tự hỏi những ngôn ngữ văn hoa, những tấm bằng thật to, dáng dấp sang trọng... có thật sự biểu lộ cho con người ta hai chữ tự trọng và đạo đức hay không ? Tôi xin nêu ra đây vài dữ kiện của bố tôi trong khoảng thời gian vẩn đục của xã hội vừa qua, như để vinh danh nghĩa sinh thành của bố tôi và cũng để suy ngẫm về tình đời, nhân thế.

Tôi không biết trong một dịp nào trước năm 1975 gia đình tôi quen sơ sài với một người Tầu, có vợ Việt. Vợ chồng anh ta có một tiệm làm kim hoàn nho nhỏ ở ngã ba Bà Quẹo, không xa với gia đình tôi. Tôi cũng không biết tên của vợ chồng họ, nhưng bố mẹ và lũ em tôi thường gọi họ là chú '' Tầu Vàng ''. Ngày còn sống ở trong nước, tôi gần như rất ít có dịp gặp mặt và nói chuyện với vợ chồng họ, vì bận rộn công việc làm ăn và học hành.

Rồi ngày 30 tháng 4 năm 75 xẩy đến, sự nghèo khó và lo sợ đến với tất cả những người ở miền Nam. Tiệm làm kim hoàn của chú Tàu vàng dĩ nhiên cũng rơi vào những khó khăn vì những phong trào '' đánh tư sản, mại bản '' trong những năm đầu tiên sau năm 1975.

Gia đình tôi, lúc đó cũng ''sấc bấy sang bang'' với thời thế, nghèo đói và nợ nần vì những cuộc vượt biên của mấy đứa em tôi bất thành. Tôi ở ngoại quốc cứ chúi muĩ làm việc kiếm tiền gửi về lo trả nợ với đủ mọi hình thức và dưới bất cứ phương thức, điều kiện nào mà người chủ nợ yêu cầu. Bố mẹ tôi ở nhà lợi dụng có tí đất cát, lo việc trồng rau bán buôn lấy tiền độ nhật.

Hình như vào khoảng năm 1977( ?) lần đổi tiền và đánh tư sản lần thứ 2. Chiều tối hôm đó, như thường lệ bố tôi đi xe đạp với một thúng rau cỏ đem đến tận nhà những ngưòi quen để bán. Đến nhà chú Tàu sau khi đưa rau cho vợ chồng chú ta, bố tôi đang ngồi nói chuyện với họ, bất chợt có một người từ ngõ ngách phía sau nhà hốt hoảng chạy vào cho biết khu vực đang bị vây để đánh tư sản! Vợ chồng chú Tầu tái mặt, luống cuống chẳng biết xoay trở ra sao! Họ cũng chẳng để ý đến sự có mặt của bố tôi, vội vã dở tấm ván, mặt của chiếc giường lên, kéo ra một bịch khá nặng, đưa mắt nhìn lung tung trong nhà như để tìm chỗ cất dấu !

Bố tôi nhìn thấy vẻ cuống cuồng của hai vợ chồng họ, không biết nghĩ sao bố tôi nói :

- Chú đưa đây cho tôi giữ cho, không thể nào dấu chúng nó được đâu, dù có chôn xuống đất cũng mất !

 

Nghe bố tôi nói, chú ta nhìn bố tôi, nhìn người vợ với ánh mắt lưỡng lự, dò hỏi. Người vợ lúc đó cũng chẳng có thái độ gì ngoài việc đứng trơ vơ, run rẩy với nét mặt tái xanh. Nhìn thấy sự lưỡng lự, không tin tưởng và nhất là thời gian qúa cấp bách, bố tôi nói thêm :

- Cứ đưa cho tôi giữ cho, nếu thoát được tôi sẽ mang trả lại đàng hoàng, đừng lo. Mau lên, kẻo chậm !

 

Hình như thấy không còn đường nào hơn, chú ta run run đưa bịch vàng khá nặng cho bố tôi và nói :

- Ông Hai giữ hộ con, con tin tưởng nơi ông đó, đừng lừa đảo vợ chồng con tội nghiệp !

 

Bố tôi nói với vợ chồng chú ta vài câu rồi lèn bịch vàng dưới đáy chiếc thúng, để những bó rau lên phía trên, cột chặt vào đằng sau chiếc xe đạp. Để tránh sự nghi ngờ, khi vừa ra khỏi cửa căn nhà bố tôi làm bộ đập cửa những nhà bên cạnh kêu to, mời gọi họ mua rau. Mấy người công an đổ ập đến quát hỏi bố tôi với ánh mắt nghi ngờ :

- Ông làm gì ở đây, kêu gọi ai ồn ào thế ?

 

Đúng lúc đó có người công an phường trưởng, anh ta ở gần nhà tôi, vợ anh ta thường sang nhà tôi mua rau và khá quen biết với bố tôi. Anh ta nhìn bố tôi và hỏi :

- Ông Hai, làm gì ở đây vậy? Về nhà đi, bán buôn gì hôm nay! Không ai mua đâu !

- Anh Mừng đó hả? Tôi đang đi bán rau. Anh nói chị sang nhà tôi lấy một ít xu hào, bà nhà tôi vừa cắt xong, còn tươi và rất non không có xớ !...

 

Tiếp theo là những câu chuyện vội vã, bâng quơ, kết qủa chiếc thúng rau không bị khám xét, bố tôi bình thản đạp xe ra khỏi khu vực về nhà an toàn với bịch vàng khá lớn.

Mang vàng về nhà, bố tôi im lặng không nói với bất cứ ai, kể cả mẹ và lũ em tôi. Ông giả bộ mang cuốc xẻng ra vườn cùng với thúng rau nặng chịch, lẳng lặng đào một cái hố bỏ bịch vàng xuống chôn theo cùng với cỏ rác và rau úa. Bố tôi làm như vậy để phòng trường hợp không may, vì một sơ hở nào đó, công an nghi ngờ đến nhà khám xét. Họ sẽ không thể ngờ được chỗ chôn dấu rất đơn sơ nhưng kín đáo đó được. Sau khi xong xuôi đâu đó bố tôi làm như không có gì xẩy ra, lại chở thúng rau mới đi bán buôn bình thường.

Vài ngày sau, sau khi sự căng thẳng đã tạm qua, bố tôi đến nhà chú Tàu cho biết mọi điều an toàn và có ý muốn mang lại trả cho họ. Vợ chồng chú Tầu vẫn chưa hết kinh hoàng khi nhìn thấy những miếng gạch ở nền nhà bị đào xới chưa được thu dọn, những ngóc ngách bị khoét thủng trong vách tường vẫn còn hở hang! Tuy nhiên họ nghe bố tôi nói họ mừng rỡ và rất cảm động nói với bố tôi :

- Ông Hai cứ giữ lấy hộ chúng con, chờ vài ngày sau yên ổn con sẽ lấy.

Vài ngày sau, bố tôi mang bịch vàng lại cho họ, không một dấu tích tò mò, mất mát. Tất cả còn nguyên vẹn như lúc hai vợ chồng họ đưa cho bố tôi. Vợ chồng họ ngẩn ngơ cảm động, vì sự thật thà của bố tôi. Họ hiểu rõ lúc đó gia đình tôi còn đang thiếu nợ vì những vụ vượt biên thất bại của mấy đứa em tôi. Họ nhìn nhau hội ý rồi người chồng lấy ra một ít đưa tận tay bố tôi cùng với những lời cảm ơn rất chân thành. Nhưng bố tôi đẩy tay họ và nói :

- Tôi làm sao mà lấy của chú thím được, nó còn ý nghĩa gì khi tôi giúp đỡ chú thím trong lúc cấp bách đó nữa !? ''

 

Rồi từ ngày đó, gia đình tôi có thêm một người bạn chân thành. Bất cứ những ngày giỗ tết, những dịp cúng vái, nhất là ngày mẹ tôi mất cũng như hàng năm ngày giỗ kỵ mẹ tôi, chú thím Tầu luôn luôn là người tham dự với những món qùa viếng tặng rất nặng tình. Những lần anh em chúng tôi về VN họ đều đến thăm hỏi và cho qùa bánh rất hậu hĩ.

Sau đó là thời kỳ kinh tế ''mở cửa'', những chữ '' tư sản, tài sản xương máu của nhân dân... '' trở lên vô nghĩa lý chẳng còn ai nhắc đến nữa. Những con người giầu có mới phất, mọc ra như nấm, họ làm giầu với bất cứ con đường, phuơng cách nào. Việc buôn bán, tồn trữ vàng vòng, kim cương và ngay cả dollars không còn là tội ác nữa!

Chú thím Tầu Vàng cũng đứng dậy trong cái thời điểm đó. Với số vốn trong cái bịch mà bố tôi dấu cho họ khoảng 10 năm về trước cùng với sự chăm chỉ làm ăn và nhất là vận số họ may mắn, hiện nay họ đã có một cơ sở kim hoàn đồ sộ lớn nhất ở ngay ngã ba Bà Quẹo với khỏang 15 người thợ kim hoàn làm ngày đêm. Dù giầu có nhưng hai vợ chồng họ không bao giờ quên ơn ông bố quê mùa, chân thật và gia đình chúng tôi.

Năm 1984, lần đầu tiên tôi về nuớc, sau hơn 10 năm xa đất nước và gia đình. Công việc đầu tiên là dẫn vợ con đi thăm mộ mẹ tôi, không xa căn nhà mà tôi đã mua và xây cho bố mẹ tôi ngày xưa. Những lần về nước tiếp theo, dù buồn bã vì thấy bố tôi đã già yếu và nhất là nhớ đến sự vắng bóng người mẹ vắn số mà tôi vẫn còn mang nhiều cảm giác nợ nần tình nghĩa dưỡng dục, sinh thành, nhưng tôi vẫn chưa nhìn thấy nỗi buồn cô đơn của bố tôi. Những lần đi chơi với bè bạn về nhà, không thấy bố, tôi hỏi mấy đứa cháu trong nhà, đều nhận được câu trả lời :

- Chắc ông ngoại ra nghĩa trang thăm mộ bà ngoại rồi !

 

Nghe nhưng câu trả lời đó, đôi lúc đã làm tôi lịm người, manh nha lòng thương hại và cảm động vì tình nghĩa của bố tôi đối với mẹ tôi dù đã gần chục năm sau ngày mẹ tôi mất. Tôi càng ngẩn ngơ hơn khi nhìn thấy mỗi bữa tối, trước khi cả nhà ăn cơm, bố tôi mang lên chỗ thờ mẹ tôi một mâm cơm nhỏ đày đủ cho một người ăn với một bát cơm và đôi đủa. Bố tôi thắp hương, khấn vái nho nhỏ, chờ cho nén hương tàn hết, ông mới bưng xuống bàn, dành lấy bát cơm cúng cho chính mình.

Mấy năm gần đây bố tôi lên sống vơí gia đình cô em gái út của tôi ở ngay trung tâm Sàigòn. Vì qúa xa xôi với nghĩa trang nơi mẹ tôi an nghỉ và nhất là tuổi đã già yếu, bố tôi đã giảm dần việc thăm viếng mộ của mẹ tôi, vài tuần lễ một lần mà thôi. Nhưng vào những ngày lễ Phật, ngày tảo mộ hay ngày giỗ kỵ mẹ tôi, bố tôi chưa một lần thiếu xót. Ngôi mộ của mẹ tôi, dù đã xây hơn 20 năm nay nhưng luôn luôn được quyét dọn rất sạch sẽ.

Mùa hè năm 1992, lúc bố tôi vừa 68 tuổi, tôi làm giấy mời bố tôi và cô em gái út sang Thụy Sĩ với gia đình anh em chúng tôi 3 tháng trời. Ban ngày vợ chồng tôi cũng như những đứa em khác đều đi làm đến tối mới về, bố tôi lủi thủi ở nhà chơi đùa với mấy đứa cháu. Ngôn ngữ thì mù tịt, bản chất thì quê mùa, tánh tình thì dè sẻn vì trong tâm khảm vẫn còn ghi đậm những ngày đen tối, đói khổ của quê nhà, bố tôi chẳng dám đi chơi đâu vì sợ tốn tiền con cái. Vào những ngày nghỉ, chúng tôi dành thời gian dẫn bố đi chơi, tạt vào restaurant ăn uống, bố nhìn thấy giá cả mắc mỏ, không dám ăn nhiều hay tìm lý do để tiết kiệm cho con !

Trong 3 tháng đó tôi mới nhìn rõ sự cô độc, buồn tẻ và sự im lặng chịu đựng của bố tôi trong gần 13 năm vừa qua, từ ngày mẹ tôi mất. Tôi chợt có ý định khi về VN lần tới sẽ tìm cách kết nối bố tôi với một người đàn bà nào đó để ông được an ủi và nương tựa nhau lúc tuổi già.

Mãi đến năm 1995 tôi mới sắp xếp về thăm VN được. Cũng như mọi lần chú thím Tầu vàng đến thăm và mang qùa biếu tặng tôi. Hôm đó bố tôi đi vắng, tôi ngồi nói chuyện với vợ chồng họ. Nhân dịp, tôi nói với chú thím ấy về hoàn cảnh cô độc của bố tôi và có ý định nhờ chú thím ấy tìm cho bố tôi một người đàn bà đàng hoàng để làm bạn tuổi già. Hai vợ chồng chú Tầu nghe tôi nói, họ nhìn tôi ngạc nhiên vì không ngờ tôi lại có ý định như vậy. Cuối cùng họ cho tôi biết khoàng 6, 7 năm về trước, khi bố tôi còn sống ở Bà Quẹo với gia đình cô em gái lớn của tôi. Trong những lần đi chùa làm công qủa, bố tôi có quen một bà cùng lứa tuổi, bà ta chưa một lần kết hôn, sống chung với gia đình người em ruột cũng ở trong khu Bà Quẹo. Bà ta là họ hàng xa với thím Tầu. Bố tôi và bà ta quen nhau khá thân thiết một thời gian, nhưng sau đó tự nhiên bố tôi im lặng tránh xa! Chú thím Tầu cũng như bà ta chẳng hiểu lý do ra sao ?

Chú thím Tầu muốn vun xới, kết nối hai người với nhau, vài lần họ nói ''bóng gió'' vơí mấy cô em của tôi nhưng đều bị phản đối! Vì vậy mà họ đành im lặng không dám đề cập hay thúc đẩy chuyện mối mai đó nữa.

Tôi rất mừng rỡ khi biết được chuyện đó, vì ít ra sự hiền lành, ngay thẳng và thân tình của chú thím Tầu với gia đình tôi là điều mà tôi rất an toàn và tin tưởng vào sự xếp đặt, mối mai của họ.

Mấy ngày sau, khi bố tôi không ở nhà, tôi họp tất cả mấy cô em gái của tôi lại, nói rõ ý định của tôi. Mấy cô em tôi ban đầu lồng lộng phản đối, nhưngsau khi nghe tôi giải thích kỹ lưỡng kèm theo sự nóng giận của tôi, cuối cùng tôi mới đạt được sự đồng ý miễn cưỡng của lũ em gái còn qúa nhiều thành kiến vì ích kỷ và thiếu cảm thông.

Ngay ngày hôm sau, trong lần ngồi nói chuyện riêng tư với bố tôi. Tôi nhỏ nhẹ nói ý định của tôi và cũng cho bố tôi biết đã bàn luận với mấy cô em về vấn đề mong muốn bố tôi có một người vợ kế để nương tựa nhau lúc về già. Tôi đề cập đến người đàn bà họ hàng của chú thím Tầu Vàng, tôi cũng nói đến tình nghĩa và chăm sóc của con cháu dù đậm đà nhưng vẫn không phải là không thiếu sót v.v...

Bố tôi im lặng ngồi nghe tôi trình bầy, mãi một lúc sau, tôi thấy bố tôi chẩy nước mắt và nói với tôi :

- Bố cũng biết như vậy, nhưng bố cô độc đã qúa lâu rồi, 16 năm từ ngày mẹ con mất đã quen rồi con ạ! Ban đầu mới quen bà ta, bố cũng có ý định như con nói, nhưng sau đó nghĩ kỹ lại tình nghĩa của mẹ con. Lấy nhau từ lúc 18 tuổi, gần 40 năm chung sống, cực nhọc, đói khổ, nhục nhã với nhau... Thời gian, kỷ niệm đói no đã đóng thành một khối của ân tình trong lòng bố rồi. Bố không muốn vì sự cô độc của mình mà xấu hổ với mẹ con trong 40 năm nặng nghĩa vợ chồng đó! Thôi hãy để cho bố được trọn tình nghĩa với mẹ của con cho đến mãn đời con ạ!

 

Tôi nghe bố tôi nói mà lịm người. Tôi im lặng nhìn nét mắt nhăn nheo, già nua của bố tôi. Tôi cố gắng đào sâu, tìm tòi trong khuôn mặt quê muà, cực khổ, thiếu học đó có một dấu tích nào của thánh thiện hay không ?

Tôi ngước nhìn lên bàn thờ Phật, nhìn bức chân dung đấng toàn giác, con người của ngài thoát ra tất cả những gì của bao dung, của từ bi, của trí tuệ. Tôi chợt nhớ đến suốt nhiều năm qua, từ ngày mẹ tôi mất, bố tôi đã tìm nguồn vui và an ủi nơi ngài. Tôi tự hỏi có phải chính hình ảnh toàn giác của ngài cùng với những bài học, câu nói của ngài trong kinh sách đã đưa đến cho bố tôi, người phật tử quê mùa, ít học cái điểm son của thánh thiện đó hay không ?

Ngay phía dưới, bên cạnh bàn thờ Đức Phật là bàn thờ mẹ tôi. Tôi nhìn rất kỹ tấm ảnh của mẹ tôi, chiếc áo dài mầu nâu đất thô sơ, nhún nhường với vành khăn mầu nâu đen cuộn tròn trên đầu... Mẹ tôi trong cái dáng dấp một bà mẹ quê miền Bắc VN, hình ảnh bà mẹ VN cả đời chỉ biết yêu chồng, thương con. Trong cái dáng đơn sơ, quê mùa đó, dù chỉ là tấm hình để thờ phượng, nhưng hình như tôi vừa nhìn thấy trong ánh mắt của mẹ tôi có một niềm tự hào, một sự thoả mãn to lớn về người chồng mà mẹ tôi đã có. Cũng trong nét mặt quê mùa của mẹ tôi, tôi hình dung ra biết bao nhiêu người đàn bà khác trên thế gian. Họ giầu có, họ xinh đẹp, họ qúi phái... họ có hàng trăm, hàng ngàn những điều hoa lệ, may mắn hơn mẹ tôi. Nhưng tôi vẫn thấy họ thua xa nếu so sánh với người mẹ quê mùa vắn số của tôi. Họ đáng thương và khiếm khuyết vì họ không có một người chồng đầy tình nghĩa, cao thượng như bố tôi !

Rồi tôi lại đưa mắt nhìn trở lại nét mặt bố tôi một lần nữa. Tôi cũng thấy bố tôi đang ngước nhìn chăm chú lên bàn thờ Phật và bàn thờ mẹ tôi. Tôi không biết bố tôi đang nghĩ gì, nhưng nhìn nét mặt bố tôi lúc đó, nó thoải mái qúa, cái thoải mái tràn lan ra từ nét mặt nhăn nheo của người bố cao thượng mà tôi vừa ghi đậm vào tâm khảm của mình.

Cũng trong nét mặt quê mùa, khổ cực của bố tôi đó hình như ẩn tàng một dấu tích thoát trần, cái thoát trần trong sáng, bình thản của một vị tu hành đắc đạo. Tôi chợt hiểu cái lý do tại sao bố tôi đã chọn lựa xa rời người đàn bà mà bố tôi đã có cảm tình cũng như sự đồng ý, thúc dục của tôi và chú thím Tầu Vàng. Tôi cũng cảm thấy nỗi buồn, cô đơn của bố tôi không còn là điều đáng để tôi phải lo nghĩ nữa. Bởi vì tôi biết bố tôi đã có Đức Phật, đấng thánh thiện, toàn giác để nương tựa và có hình ảnh người mẹ vắn số của tôi trong lòng để thương nhớ và an ủi rồi.

Tôi tự nói nếu một ngày nào đó khi vợ chồng tôi về già, nếu chúng tôi có được một phần nào điểm son thánh thiện của bố tôi, thì đó là hình ảnh gương mẫu mà bố tôi đã dậy cho chúng tôi vậy.

Lưu-An

( Switzerland, Mai 2001 )

 

Free Web Hosting