VŨ-HỮU-SAN &Thế-Giới của Nước
 

Home
TàuCộng KhóThắng BiểnĐông
Tham-Luận Biển Đông
Hải-phận Cho Quốc-Gia Lào
ThủĐoạn TiêuDiệt VănHóa
BảnĐồ ThuyếtTrình Edm&Calgary
Dự-Án Song-Tử
Tàu TrungCộng Cắt Cáp Tàu ThămDò VN
Biển Đông 74,000 năm trước
Hải-đồ DângGiặc
Bản-Đồ Bắc TrườngSa
BảnĐồ MalaysiaViệtNam
Nước Việt Hình Chữ S
RVN-CDWR-MainBody.pdf
Hải Phận Triệu Km2
Hải Phận Triệu Km2 (Tiếp)
Hải Phận Valencia
TàiLiệu PhápLý
BảnÐồBiênGiớiViệt-Hoa
Bản-đồ Phân-Chia Vịnh Bắc-Việt
VịnhBắcViệt
LáThư Gởi Đầy Tớ
Law of the Sea
Forum Openings
RVN WhitePaper75
ChinaPropaganda-LuuVanLoi
TiếngNóiVịnhBắcViệt
VấnÐềBiênGiới-BsNguyenÐanQuế
HảiGiới ViệtHoa
Vùng Biển Sâu Cho Tương-Lai
LêChíQuangPhảnÐối
CácĐội HoàngSa
NamQuan
BiểnĐông ThiênKỷMới
Biển Đông Ô Nhiễm
VịnhBắcViệt-HàngHải
VịnhBắcViệt-HuyềnThoại
NguyễnNhã-NghiênCứu HoàngSa
Chủ Quyền HoàngTrường
HảiThươngBiểnÐôngCổThời
BsTrầnÐạiSỹTổngKếtHảiChiến
HảiChiếnHoàngSaNóiChuyện
Hải Chiến Hoàng Sa
HQ16ÐàoDân
HảiChiếnHoàngSaTrầnThếÐức
VĩnhLiêmHoàngSaHảiChiến
Chuyện Một Con Tàu
NgườiBạnHảiQuân
BạnTôiSầuÐông
HồngNhanMộtThời
CâyÐinh
NhữngÔngThánh
ÐờiSống CăngThẳng
HỗnChiến
NgỗngTuyết
NgườiĐànBà
CònNụCườiNào
SóiGià
SachMoiNgoTheVinh
TranhCổTấnTinhChâu
HảiQuân Còn Mất
TuầnThám NguyễnVănƠn
FutureDestroyer
Mischief Situation
DER-HQ4
To Chuc HQVNCH
Forgotten ASPB
Études Vietnamiennes
Environments'Protection
VN Water Culture
Legends-Water Realm
Useful Books&Maps
VN Sovereignty
Vietnam Energy
Raft Across Pacific
Triết Lý Nước
HảiQuânViệtNam TừBaoGiờ
Hàng Hải Gốc Rễ Việt Nam
Ðịa Lý Biển Ðông
Thuật Ngữ Hàng Hải
NgườiViệt KhámPhá MỹChâu
Ngày HảiQuân1973
Lịch Sử Thuyền Bè
Bài Vè Thủy Trình
Petrus Ký&VănHoá Thuyền
Photo Album
Người Thủy Thủ Già
SoạnThảo HảiSử
MộtNgàyVớiÐÐCang
Lược Sử Nước
PhanQuỳnh
NguyễnVănLục
HT Nguyễn Văn Lộc
VũNgọcRuẩn BốTôi
VũVănToàn
ThơVăn HoàngĐìnhBáu
KỷNiệm ÐờiQuânNgũ
ChiếcBình TháiLọ
ChânDung SVSQHQXI
BảoBình&HìnhẢnh
Quê Nhà 50 Năm Trở Lại
ChuVănAn2B3-1956
Giải Ảo! HãyTỉnh Giấc Mơ Ma
AnhHùng NguyễnThànhSắc
ThuỷThủĐoàn HQ-4
ChiếnThuật ĐầuChữ T
HìnhẢnh HQ4 HảiChiến HoàngSa
TrangHình HảiChiến HoàngSa
Trận HoàngSa Hồ Hải
Hải-Chiến theo Trung-Cộng
Hải-Chiến theo BùiThanh
Diễn-Tiến Trận Hải-Chiến
TâySa HảiChiến
QuanBinhTC HoàngSa1974
HQ16-HQ5 Bắn Nhau
HQ5-Rã Ngũ
Đại-Tá Ngạc Ở Đâu
ChuyệnMột ConTàu
Bông Hồng Cho Nhựt-Tảo
Danh-Sách Tử-Sĩ Hoàng-Sa
DanhSách CốThủ HoàngSa
TrươngVănLiêm-HQ5
TruyệnNựcCười MấyAnh SửaQuân-Sử
Lệnh TamBấtĐả-HứaThếHữu
AnhHùng BH NguyễnVănVượng
TưởngNiệm AnhHùng NguyễnVănĐồng
Phạm Ngọc Đa AnhHùng Tử-Sĩ
TaoBanNuocKhong
VĩnhBiệt NguyênNhi
CáchNhìn LịchSử XâmLược
NgườiLínhGiàHQ4 NgôThếLong
NguyễnThượngLong-HảiChiến HoàngSa
NguyễnThượngLong-TìmMãi YêuThương
VănTế 74 TửSĩ HảiChiến HoàngSa
Nhớ lại HCHS & SuyNgẫm
HànhQuân TrầnHưngĐạo47
Bộ Hình ChiếnTrường HQ-4
Tài-Liệu CTCT/VNCH
Các ChiếnHạm VN&TC ThamChiến
TàiLiệuHQ4-TổngCụcCTCT
Lố bịch kiểu Tàu phù
Hải-Chiến theo LữCôngBảy
Phòng-Tai của HQ-4
Tiểu-Sử Anh-Hùng Tử-Sĩ
TrầnVănĐảm-AnhHùng&Nhà VôĐịch
AnhHùng BùiQuốcDanh
VũĐìnhQuang-AnhHùngHảiPháo
Anh-Hùng Vương-Thương
VưongThếTuấn: HQ4 Xin Rút Lui
Người AnhHùng HoàngSa
Thư HT PhạmTrọngQuỳnh
Thư Bạn ĐồngMôn ChuVănAn
Tìm Hiểu Gerald Kosh
Văn Tế HoàngSa
Những BàiCa HảiChiến HS
Thư Người Giám-Lộ
BứcThư 15 Năm
24 Years After Naval Battle
Tiểu Sử Vũ Hữu San
Tựa
ToànTập
Tổng-kết Hải-Chiến
Hồi Ký Của NgườiVề Từ HoaLục
Thư Riêng Về Đơn-Vị
Giới Thiệu
Gặp lại Niên-Trưởng NBT
TrùmMền HôXungPhong  

 

Ðoản Văn

Chiếc Bình "Thái Lọ"

Ngọc Tâm 2 lần Tango

    T. đưa tay cột lại chiếc khăn quàng len cho ấm hơn, cơn gió lạnh làm tung tà áo cốt dầy, T. chống cây ba tong lững thửng tản bộ theo giòng người đang lũ lượt chen vai thích cánh đi dạo dọc theo đại lộ Fifth Avenue, con đường nổi tiếng sang trọng của thành phố Manhattan New York. Thôi thì đủ các sắc dân từ khắp bốn phương trời tụ hợp về đây. Nhiều người da trắng tưởng là Mỹ nhưng nghe họ nói chuyện mới biết họ là người ngoại quốc. Ðôi khi thấy dân da vàng, T. buột miệng chào bằng tiếng Việt, họ ngớ ngẩn ra một chút rồi cho biết họ là dân Mã Lai, Thai-Lan, Ðại Hàn, Nhật, v.v...

Có nhiều đêm thao thức mất ngủ T. khoác áo xuống phố đi dạo, bất kể ngày đêm, mưa nắng. Trung tâm thành phố lúc nào cũng nhộn nhịp du khách, hầu như thành phố này không bao giờ có ban đêm, chỉ khác về đêm các cửa tiệm đóng cửa nhưng mặt tiền và bên trong đèn vẫn bật sáng trưng. Thiên hạ vẫn tha hồ ngắm hàng chưng bầy bên trong và lề đường rộng hơn vì không có những quầy bán hàng rong rẻ tiền ngay trên viả hè giống như đường Lê Lợi của Saigon năm xưa. Vào dịp cuối năm nên đường phố kết hoa đăng mừng giáng sinh và đặc biệt đón thiên niên kỷ mới. Lên đây ngày nào T. cũng tản bộ khắp trung tâm thành phố từ đường Broadway đến Time Square. Cứ coi TV hoài chán ngấy T. lại khoác áo xuống đường vui chung với du khách, nhiều lúc T. không ngờ có ngày mình lại đặt chân đên đây, được đừng dưới chân bức tượng nữ thần tự do, được thăm Empire State Building, thăm 2 tòa nhà chọc trời của World Trade Center, và đặc biệt thú vị nhất là được dự bữa tiệc mừng giáng sinh tại Harward Club nơi đặc biệt dành riêng cho các cựu sinh viên trường Harward.

Trước khi đi con chàng đã cẩn thận nhắc nhở phải đeo cravate, T. không chiu,cho là chỉ cần mặc suit đoàng hoàng là được nhưng mới vào tới cửa trong lúc cháu Bắc lúi húi ghi tên, cashier đã tự động chọn một cravate hợp với bộ suit chàng đang mặc mang tới lịch sự xin phép giúp chàng. Tuy hơi khó chịu với kiểu cách rắc rối nhưng đành cười trừ. Chẳng phải riêng chàng, một ông bố Mỹ đứng bên cũng đang ngưả cổ cho nhân viên nhà hàng thắt hộ cravate trước những nụ cười ranh mãnh của đàn con. Khung cảnh Harvard club không tráng lệ huy hoàng mà thật giản dị. Trong ngoài sơn màu đặc biệt của trường đi từ xa đã nhận ra ngay. Trong sảnh đường bức hình Tổng thống Kennedy chưng ngay chính giữa, ông là cựu sinh viên. Hình em trai ông, thượng nghị sĩ Edward Kennedy cũng chưng bên cạnh hình các cựu viện trưởng, khoa trưởng, giáo sư và các nhân vật quan trọng trong chính phủ đã xuất thân từ trường này. Bước vào đây là bước vào thế giới thượng lưu đầy quyền thế của Mỹ nhưng không khí rất trang trọng ấm cúng.

- Chào ông bạn, khỏe không?

    Ðang miên man theo dòng ký ức, nghe tiếng nói lơ lớ nửa Việt nửa Tàu quen thuộc, T. quay lại. Ông Tàu gìa bán tranh bên lề đường vừa dọn hàng vừa cười chào. Suốt cả tháng nay, ngày nào đi qua khoảng đường này, T. cũng dừng lại ngắm nghía những bức tranh bầy quanh gian hàng. Từ chỗ sơ giao bây giờ hai người trở thành bạn. Lần đầu tiên đi qua, nhìn thấy một bức tranh đen trắng vẽ một chiếc bình vỡ, bên cạnh một bông hồng đặt trên mặt bàn chứ không cắm trong bình, T. ngắm hoài không chán. Bức tranh thật đơn sơ nhưng có một sức lôi cuốn, thu hút kỳ lạ, mỗi lần dừng chân T. lại tìm kiếm bức tranh đó để ngắm, để thấy hình như chiếc bình vỡ là hiện thân của chính mình. Chiếc bình hoa không còn đủ lành lặn để đựng nước mang lại sức sống cho một cành hoa nhỏ bé. Phải chăng đó là thân phận phế nhân, mất khả năng làm việc của mình sau cuộc giải phâũ thập tử nhất sinh? T. đã coi bức tranh như một người bạn cùng cảnh ngộ, chàng đã mua nó mang về trịnh trọng đặt trên lò sưởi, lặng lẽ ngồi thưởng thức, nhưng chàng chợt thấy tim mình nhói đau và hình như có một luồng điện lạnh chạy dọc khắp châu thân, chạm ngay vào cây sắt gắn trong cột xương sống làm cho chàng choáng váng. T. không còn đủ can đảm ngắm nó trong khung cảnh vắng lặng cô đơn khi các con đi làm hết, vội vàng chàng mang gửi lại quán bán tranh.

Bây giờ là mùa đông, trời NY lạnh buốt, cao ốc nhiều nên sức gió luồn qua thổi hun hút làm lạnh buốt xương. Giờ này bên kia bờ Thái Bình Dương quê hương yêu dấu trời cũng đã vào đông, những cơn gió lạnh từ phương bắc thổi xuống cùng mưa phùn làm không khí vừa ẩm ướt vừa lạnh, thấm thía nhất là ở miền quê. Dù nhà có khá giả T. vẫn co ro trong chiếc áo bông. Quê chàng thuộc tỉnh Thái Bình nhưng nhà chàng ở làng Vô Song huyện Thanh Quan cách tỉnh Thái Bình 13 cây số. Hàng ngày, T. phải đi bộ đến trường, đường thì xa, trời lại lạnh, phải dậy sớm lo đi học nên đến trường mệt nhoài. Bởi vậy T. hay ngủ gật, nhất là trong giờ luận văn, bị các bạn chế riễu, bắt nạt gọi là thằng thái lọ. Giận quá T. đã gồng mình lên đánh nhau dù biết mình nhỏ con sức yếu. Kết quả cả đám bị gọi lên văn phòng, mấy đứa kia bị phạt đuổi học một tuần, riêng T. chỉ bị chép và đi phạt ngày chủ nhật vì ông hiệu trưởng nể tình T. là cháu nội cụ huyện.

Sau buổi đó T. được gửi lên tỉnh trọ học, chàng không con ngủ gật nữa, các bạn cùng lớp hết bắt nạt, còn thân thiện hơn để được giúp đỡ giải hộ những bài toán khó. Nhưng cái tên thái lọ vẫn là biệt danh, tự nhiên T. lại hay để ý đến những chai những lọ có hình thù đặc biệt. Cuối tuần về nhà, T. không ham bắn chim, bắt dế như trước, chỉ loay hoay tìm tòi ngắm nghía đồ cổ bên nhà ông nội. Thấy một lọ nhỏ bụi bám đầy nằm lăn lóc ở góc tủ, T. cẩn thận lấy ra lau chùi.

-  Cái lọ này gầy như mình, ta đặt tên cho nhà ngươi là thái lọ nhe, sạch sẽ rồi về chỗ cũ đứng, thỉnh thỏang ta sang thăm mi.

Bàn tay ai xoa lên đầu làm T. giật mình quay lại sợ hãi nhìn thấy ông nội. Không ngờ ông đã đứng đằng sau nghe hết T. chuyện trò với cái lọ. T. cúi đầu chờ đợi quở phạt nhưng thật bất ngờ, ông nội vẫn âu yếm xoa đầu còn cho T. chiếc bình đó luôn, T. mừng rỡ ôm chiếc bình thái lọ vào lòng khoanh tay lí nhí cám ơn rồi chạy ù về nhà. Từ đó chiếc bình thái lọ là vật bất ly thân.

Hiệp định Geneve ký kết, gia đình di cư vào Nam trước, T. kẹt lại gần cả năm sau, bao lần trốn để tìm đường ra Hải Phòng. Lúc nào T. cũng ôm theo cái bình cổ, có lần đi qua đồn gác, không thoát, T. phải trốn ở trong bụi cây ven sông co ro trong cơn gió lạnh mùa đông sắp tàn. Chiếc bình ôm chặt trong lòng như vật hộ thân giúp T. thêm vững tâm quên được những nguy hiểm đang cùng đêm đen rình rập chung quanh, tiếng côn trùng, ếch nhái thi nhau vang trong đêm trường tịch mịch, T. thu hết can đảm, miệng ngậm chiếc bình lặng lẽ bơi qua sông, thân một mình vừa đi bộ vừa bơi như vậy dòng dã cả tuần mới ra tới Hải Phòng vừa kịp leo lên chuyến tầu áp chót di cư vào nam.

    Ở với VC hiểu được sự sảo quyệt gian ác dã man của chúng với chí làm trai và bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ dù đang học năm thứ nhứt cử nhân toán, T. cũng bỏ ngang để thi vào Hải Quân. Như một định mệnh đã an bài chàng thái lọ quê mùa hãnh diện trở thành 1 trong 81 Ðệ Nhất Bảo Bình Khóa 11 Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang.

Ngày giã từ trường học để bước vào đường binh nghiệp cũng là ngày ông nội vĩnh viễn ra đi sau 90 năm làm kiếp con người. Buồn vì mất ông nội kính yêu và nghĩ sẽ không gìn giữ kỷ vật quí giá một cách vẹn toàn được, T. mang tặng bảo tàng viện. 

Vào dịp Tết Mậu Thân, tình cờ T. chỉ huy trên 50 thủy thủ đóng quân tại bảo tàng viện ở sở thú để bảo vệ vòng đai Bộ Tư lệnh Hải Quân. Nhìn lại chiếc bình thái lọ vẫn y nguyên chỗ cũ chàng chợt nẩy ra tư tưởng đặt tên cho chiếc bình thái lọ thân yêu thành tên mới mang nhiều ý nghiã hơn. T. bèn biên thư cho Giám đốc viện bảo tàng kể rõ lai lịch chiếc lọ cổ và đề nghị đặt tên mới là "Ðệ Nhất Bảo Bình". Thư viết đi nhưng không hy vọng ước muốn lẩm cẩm của mình sẽ thành sự thật, nhưng kỳ nghỉ phép sau trở lại T. đã sung sướng đến muốn hét vang lên khi nhìn thấy hàng chữ Ðệ Nhất Bảo Bình khắc thật đẹp thật trang trọng trước kệ đặt chiếc bình cổ.

27 năm lưu lạc xứ người, nhiều lúc T. nhớ đến chiếc bình cổ, ước ao có ngày đất nước thóat ách cộng sản, T. được về nhìn lại kỷ vật xưa. Chả hiểu nó còn ở nguyên chỗ cũ hay đã lưu lạc đến một nơi vô định. Ðôi khi trong giấc chiêm bao, T. thấy chiếc bình Ðệ Nhất Bảo Bình bị rạn nứt lăn lóc trong góc tủ, bị quên lãng giống như các Bảo Bình đã bị tan hàng sau ngày mất nước, cô đơn như chiếc bình vỡ trong tranh, vô vị như thân phận phế nhân của chàng đang sống âm thầm suốt quãng đời còn lại.

San Jose Mùa Giáng Sinh 2002

Ngọc Tâm 2 lần Tango

Free Web Hosting