VŨ-HỮU-SAN &Thế-Giới của Nước
 

Home
TàuCộng KhóThắng BiểnĐông
Tham-Luận Biển Đông
Hải-phận Cho Quốc-Gia Lào
ThủĐoạn TiêuDiệt VănHóa
BảnĐồ ThuyếtTrình Edm&Calgary
Dự-Án Song-Tử
Tàu TrungCộng Cắt Cáp Tàu ThămDò VN
Biển Đông 74,000 năm trước
Hải-đồ DângGiặc
Bản-Đồ Bắc TrườngSa
BảnĐồ MalaysiaViệtNam
Nước Việt Hình Chữ S
RVN-CDWR-MainBody.pdf
Hải Phận Triệu Km2
Hải Phận Triệu Km2 (Tiếp)
Hải Phận Valencia
TàiLiệu PhápLý
BảnÐồBiênGiớiViệt-Hoa
Bản-đồ Phân-Chia Vịnh Bắc-Việt
VịnhBắcViệt
LáThư Gởi Đầy Tớ
Law of the Sea
Forum Openings
RVN WhitePaper75
ChinaPropaganda-LuuVanLoi
TiếngNóiVịnhBắcViệt
VấnÐềBiênGiới-BsNguyenÐanQuế
HảiGiới ViệtHoa
Vùng Biển Sâu Cho Tương-Lai
LêChíQuangPhảnÐối
CácĐội HoàngSa
NamQuan
BiểnĐông ThiênKỷMới
Biển Đông Ô Nhiễm
VịnhBắcViệt-HàngHải
VịnhBắcViệt-HuyềnThoại
NguyễnNhã-NghiênCứu HoàngSa
Chủ Quyền HoàngTrường
HảiThươngBiểnÐôngCổThời
BsTrầnÐạiSỹTổngKếtHảiChiến
HảiChiếnHoàngSaNóiChuyện
Hải Chiến Hoàng Sa
HQ16ÐàoDân
HảiChiếnHoàngSaTrầnThếÐức
VĩnhLiêmHoàngSaHảiChiến
Chuyện Một Con Tàu
NgườiBạnHảiQuân
BạnTôiSầuÐông
HồngNhanMộtThời
CâyÐinh
NhữngÔngThánh
ÐờiSống CăngThẳng
HỗnChiến
NgỗngTuyết
NgườiĐànBà
CònNụCườiNào
SóiGià
SachMoiNgoTheVinh
TranhCổTấnTinhChâu
HảiQuân Còn Mất
TuầnThám NguyễnVănƠn
FutureDestroyer
Mischief Situation
DER-HQ4
To Chuc HQVNCH
Forgotten ASPB
Études Vietnamiennes
Environments'Protection
VN Water Culture
Legends-Water Realm
Useful Books&Maps
VN Sovereignty
Vietnam Energy
Raft Across Pacific
Triết Lý Nước
HảiQuânViệtNam TừBaoGiờ
Hàng Hải Gốc Rễ Việt Nam
Ðịa Lý Biển Ðông
Thuật Ngữ Hàng Hải
NgườiViệt KhámPhá MỹChâu
Ngày HảiQuân1973
Lịch Sử Thuyền Bè
Bài Vè Thủy Trình
Petrus Ký&VănHoá Thuyền
Photo Album
Người Thủy Thủ Già
SoạnThảo HảiSử
MộtNgàyVớiÐÐCang
Lược Sử Nước
PhanQuỳnh
NguyễnVănLục
HT Nguyễn Văn Lộc
VũNgọcRuẩn BốTôi
VũVănToàn
ThơVăn HoàngĐìnhBáu
KỷNiệm ÐờiQuânNgũ
ChiếcBình TháiLọ
ChânDung SVSQHQXI
BảoBình&HìnhẢnh
Quê Nhà 50 Năm Trở Lại
ChuVănAn2B3-1956
Giải Ảo! HãyTỉnh Giấc Mơ Ma
AnhHùng NguyễnThànhSắc
ThuỷThủĐoàn HQ-4
ChiếnThuật ĐầuChữ T
HìnhẢnh HQ4 HảiChiến HoàngSa
TrangHình HảiChiến HoàngSa
Trận HoàngSa Hồ Hải
Hải-Chiến theo Trung-Cộng
Hải-Chiến theo BùiThanh
Diễn-Tiến Trận Hải-Chiến
TâySa HảiChiến
QuanBinhTC HoàngSa1974
HQ16-HQ5 Bắn Nhau
HQ5-Rã Ngũ
Đại-Tá Ngạc Ở Đâu
ChuyệnMột ConTàu
Bông Hồng Cho Nhựt-Tảo
Danh-Sách Tử-Sĩ Hoàng-Sa
DanhSách CốThủ HoàngSa
TrươngVănLiêm-HQ5
TruyệnNựcCười MấyAnh SửaQuân-Sử
Lệnh TamBấtĐả-HứaThếHữu
AnhHùng BH NguyễnVănVượng
TưởngNiệm AnhHùng NguyễnVănĐồng
Phạm Ngọc Đa AnhHùng Tử-Sĩ
TaoBanNuocKhong
VĩnhBiệt NguyênNhi
CáchNhìn LịchSử XâmLược
NgườiLínhGiàHQ4 NgôThếLong
NguyễnThượngLong-HảiChiến HoàngSa
NguyễnThượngLong-TìmMãi YêuThương
VănTế 74 TửSĩ HảiChiến HoàngSa
Nhớ lại HCHS & SuyNgẫm
HànhQuân TrầnHưngĐạo47
Bộ Hình ChiếnTrường HQ-4
Tài-Liệu CTCT/VNCH
Các ChiếnHạm VN&TC ThamChiến
TàiLiệuHQ4-TổngCụcCTCT
Lố bịch kiểu Tàu phù
Hải-Chiến theo LữCôngBảy
Phòng-Tai của HQ-4
Tiểu-Sử Anh-Hùng Tử-Sĩ
TrầnVănĐảm-AnhHùng&Nhà VôĐịch
AnhHùng BùiQuốcDanh
VũĐìnhQuang-AnhHùngHảiPháo
Anh-Hùng Vương-Thương
VưongThếTuấn: HQ4 Xin Rút Lui
Người AnhHùng HoàngSa
Thư HT PhạmTrọngQuỳnh
Thư Bạn ĐồngMôn ChuVănAn
Tìm Hiểu Gerald Kosh
Văn Tế HoàngSa
Những BàiCa HảiChiến HS
Thư Người Giám-Lộ
BứcThư 15 Năm
24 Years After Naval Battle
Tiểu Sử Vũ Hữu San
Tựa
ToànTập
Tổng-kết Hải-Chiến
Hồi Ký Của NgườiVề Từ HoaLục
Thư Riêng Về Đơn-Vị
Giới Thiệu
Gặp lại Niên-Trưởng NBT
TrùmMền HôXungPhong  

 

Thuật-ngữ hàng-hải của dân ta

Vũ-Hữu-San

Yếu-tố Ngôn-ngữ trong Dòng Sử nước Việt.

Ngôn-ngữ có những liên-hệ quan-trọng với sinh-mệnh dân-tộc.

Theo Sử-gia Lea E. Williams, sự độc-lập của quốc-gia chúng ta là một ngoại-lệ trong tiến-trình người Trung-Hoa thôn-tính vùng Đông-Á lúc xưa. Việt-Nam là quốc-gia độc nhất phục-hồi được nền tự-chủ sau hàng ngàn năm Bắc-thuộc. Bí-quyết của hiện-tượng này là suốt thời bị ngoại-bang đô-hộ, dân Việt vẫn sử-dụng và gìn giữ được tiếng mẹ đẻ. Khi người dân nói chuyện bằng tiếng Việt với nhau, đương-nhiên họ đã bảo-toàn được nguồn-gốc dân-tộc của họ . (1) Thật đúng với ý-nghiã của câu nói "Ngôn-ngữ còn, Dân-tộc còn" vậy!

Việt-ngữ lại là niềm tự-hào lớn cho dân-tộc chúng ta. Ông Mai-Liệu đã viết như sau:

"Chúng ta có thể tự-hào về dân-tộc và ngôn-ngữ Việt-Nam vì không riêng các sắc dân Bách-Việt khác đã mất gốc, mất tiếng tổ-tiên mà cả đến những dân-tộc hữu-danh như Do-Thái, Pháp ... cũng đã mất ngôn-ngữ (tiếng Gôloa của tổ-tiên dân Pháp và tiếng Hêbrơ của tổ-tiên dân Do-Thái) vì Pháp đã bị Đế-quốc La-Mã thống-trị, và Do-Thái đã lần lượt bị đô-hộ bởi ba Đế-quốc Assyri, Babylon và La-Mã..."(2)

Liên-hệ ngôn-ngữ và dân-tộc có quá nhiều vấn-đề để nghiên-cứu và để trình-bày. — đây, chúng tôi chỉ xin đề-cập đến các đặc-điểm về "tiếng Việt đậm màu sắc hàng-hải". Đồng-thời cũng nhân cơ-hội này, đưa ra vài ý-kiến riêng của chúng tôi về những giả-thuyết ngôn-ngữ khác của dân-tộc.

Ngôn-ngữ Đông-Nam-Á và Hàng-hải

Sách giáo-khoa Việt-Nam không ghi chép về tầm ảnh-hưởng rộng lớn cuả ngôn-ngữ Việt-Nam nói riêng, ngôn-ngữ Đông-Nam-Á nói chung, ra khắp mặt đại-dương. Tuy vậy, trong khi nghiên-cứu về sinh-hoạt của Đông-Nam-Á, nhiều nhà ngôn-ngữ-học đã đồng-ý nhận-xét ngôn-ngữ vùng này có tầm ảnh-hưởng rộng lớn lan tràn đi nhiều nơi khác trên địa-cầu.

Qua bài tường-trình "Sumérien et Océanien", nhà Ngôn-ngữ-học Paul Rivet minh-chứng rằng ngôn-ngữ Đông-Nam-Á mang tính-chất hàng-hải đã theo đường biển đi tới tận Nhật-Bản, Tasmania, Địa-trung-Hải, Phi-Châu, Mỹ-Châu.(3)

Cánh buồm và Hàng-hải, Yếu-tố Truyền-bá Ngôn-ngữ

Các giáo-sư Đại-Học Terry G. Jordan, Mona Domosh và Lester Rowntree nhận ra những con đường biển xuất-phát từ đất liền Đông-Nam-Á đi ra các hải-đảo. Trong khi hợp-biên cuốn sách "The Human Mosaic, Thematic Introduction to Cultural Geography", ba vị ấy đã vẽ ra một bản đồ mà theo đó, ngôn-ngữ Nam-Đảo Austronesian đi từ khu-vực nằm giữa Bắc Việt-Nam và Miến-Điện 5,000 năm trước, lan-truyền tới các hải đảo-đảo New Zealand, Easter Island, Hawaii Thái-Bình-Dương và Madagascar của „n-Độ-Dương bằng phương-tiện ghe thuyền. Nếu nông-nghiệp là "kỹ-thuật" giúp cho sự bành-trướng ngôn-ngữ „n-Âu thì cánh buồm và hàng-hải chính là yếu-tố căn-bản truyền-bá ngôn-ngữ Nam-Đảo.(4) Theo thuyết này, ngôn-ngữ gốc Môn-Khmer (gồm có Việt, Miến, Mên) phải là một ngôn-ngữ rất cổ, cổ hơn tất cả các loại ngôn-ngữ Nam-Á và Nam-Đảo mà người Đông-Nam-Á và Đại-Dương-Châu đang sử-dụng ngày nay.

Trung-Hoa Thừa-hưởng Thổ-ngữ Đông-Nam-Á

Vì nước ta nằm cạnh Biển Đông, dân ta sử-dụng loại ngôn-ngữ khác hẳn với các dân khác sống giữa lòng lục-địa. Tiếng Việt đã nhuốm mầu sắc hàng-hải đậm nét từ lâu đời. Thứ ngôn-ngữ hàng-hải này không những chỉ nhận thấy ở bán-đảo Hoa-„n mà ảnh-hưởng của nó có thể đã được tiền-nhân chúng ta đem đi truyền-bá rất xa trên các bước đường hải-hành viễn-duyên hay xuyên-dương thời cổ.

Việc truy-nguyên nguồn-gốc tiếng nói giữ vai trò quan-trọng trong ngành ngôn-ngữ-học. Cũng như những công-việc đào sới đất cát, mò lặn đáy biển, tìm tòi, ước-lượng tuổi tác cổ-vật..., các khoa-học-gia cũng thường dùng phương-pháp truy-tầm ngôn-ngữ trong môn Khảo-cổ-học. Tiến-sĩ Nhân-chủng-học Paul K. Benedict đã khám-phá ra nhiều từ-ngữ của các sắc dân vùng Đông-Nam-Á mà người Trung-Hoa đã vay mượn.(5) Sự vay mượn ngôn-ngữ này có lẽ đã xảy ra từ hồi tiền-sử. Vì lâu đời quá nên chính người Tàu cũng tưởng tất cả những từ-ngữ có tính-cách khoa-học, kỹ-thuật là nguyên-ngữ Trung-Hoa. Đúng ra, những tiếng căn-bản biểu-thị sự tiến-triển của nền văn-minh như đồ gốm, búa rìu, ghe thuyền, sắt vàng và đồng... đều là thổ-ngữ Đông-Nam-Á.(6)

Vè những sinh-hoạt sông biển, nhiều tiếng thoạt nghe tưởng như là nguyên-ngữ Trung-Hoa nhưng thật ra không phải như vậy. Sự truy-nguyên ngôn-ngữ cho thấy rằng hầu hết danh-từ hàng-hải đã đi từ Đông-Nam-Á lan rộng ra nhiều nơi và kho tàng ngữ-vựng Trung-Hoa cũng đã được thừa-hưởng không ít những ngôn-từ này.

Học-giả người Mỹ Keith Weller Taylor nghiên-cứu ngôn-ngữ Việt và Hoa, đã quả-quyết rằng: "Tiếng sông hay tiếng giang chẳng hạn là tiếng mà tổ-tiên người Việt đã dùng mấy ngàn năm xưa. Danh-tự Sông hay Giang nằm trong gia-đình ngôn-ngữ Nam-Á, cũng được nói bởi các dân láng giềng với Việt-Nam. Người Tàu chỉ mới vay mượn vào ngôn ngữ của họ không lâu lắm."(7)

Nếu cũng hiểu như vậy, ta thấy rằng tất cả những tên tương-tự như Dương-Tử-Giang, Trường-Giang, Ngô-Giang, Tây-Giang v.v... có lẽ chỉ mới được người Trung-Hoa nói đến không lâu, sau khi ngôn-ngữ Tàu và Việt ảnh-hưởng qua lại vào khoảng một thiên-niên-kỷ trước Tây-lịch mà thôi.

Một số học-giả nước ta và ngoại-quốc cho rằng danh-từ Lạc-Việt không phải là từ Hán-Việt. Lạc chính là Lạch, hay Rạch, hay con Sông nhỏ tức là các Việt-ngữ thuần-túy. Tên gọi Lạc-Việt dùng chỉ tiền-nhân chúng ta đã nhắc đến địa-bàn sinh sống là sông nước. Còn danh-tự Việt chắc chắn đã xuất-hiện cùng với Tổ-tiên của chúng ta, kể từ hàng chục ngàn năm về trước. Riêng người Hán, cho dù có nói quá-đáng đi nữa, theo như huyền-thoại Trung-Hoa, thì họ cũng chỉ mới đến sông Hoàng-Hà lập-quốc vào thiên-kỷ thứ ba TTL.(8), tức là tương-đối gần đây!

Trong khi đó văn-minh Hàng-hải/ Nông-nghiệp Hoà-Bình của vùng Đông-Nam-Á đã khởi-sự trẽ nhất là 11 ngàn năm trước đây.(9) Chiều-hướng ảnh-hưởng ngôn-ngữ trong cổ-thời phải đi từ khu trung-ương Hoà-Bình này mà toả ra ngoài. Đương-nhiên ngôn-ngữ văn-hoá đi theo đã từ Nam lên Bắc suốt nhiều ngàn năm, ngược hẳn lại với chiều-hướng mà người Tàu vẫn thường lầm lẫn xưa nay.

E. G. Pulleyblank chứng-minh dân-cư các nước Việt, Ngô, cũng như người họ Lý thuộc gốc Nam-Á. Theo học-giả này những tiếng như hổ cọp, nỏ ná, sông giang, thung lũng v.v... đều là nguyên-ngữ Nam-Á trước khi được Hoa-ngữ-hoá.(10)

Trong lãnh-vực văn-tự, chữ viết Trung-Hoa được kể là sử-dụng rất sớm sủa. Tuy vậy, khi xét về tiếng nói, thì ngôn-ngữ Tàu lại rất trẻ và không có phân tán rộng rãi. Krantz, 1988 và Rengrew, 1989 cho rằng chỉ có 4 ngôn-ngữ được kẻ là cổ xưa có tầm ảnh-hưởng rộng lớn là: Indo-European, Afro-Asiatic, Niger Congo và Austronesian. Ba ngôn-ngữ lan-truyền trên lục-địa. Chỉ có Austronesian duy-nhất ra ngoài đại-dương.

Một Nhận-định Sai-lầm Lớn lao

Qua các khiá-cạnh hàng-hải, chúng tôi nhận xét rằng một trong những sai lầm lớn nhất trong địa-hạt nhân-chủng và ngôn-ngữ là quan-niệm người Việt giống người Tàu, hay tệ hại hơn nữa ngườì Việt đi từ người Tàu mà ra.

Thật buồn thay cho những người Việt-Nam nào nghĩ như vậy. Người Tàu đã không bao giờ nhận Việt là Tàu, mà Sử-ký Trung-Hoa cũng ghi rõ ràng là trước khi họ xuất-hiện ở Đông-Á thì tiền-nhân của Bách-Việt đã sinh sống tại đó từ trước. Hơn nữa, một số Học-giả Trung-Hoa như Ku Chieh-Kang còn phải kêu gọi chính đồng-bào nước họ nên trở lại nguồn-gốc (11) để tìm xem ảnh-hưởng của Đông-Di, Nam-Man tác-dụng lên văn-hoá khởi-nguyên Trung-Hoa như thế-nào ngay thời lập-quốc.(12)

Thực-tế đã chứng-minh rằng sọ Việt, máu Việt, màu da, lông tóc, mắt mũi chúng ta khác-biệt hẳn người Tàu. Còn ngôn-ngữ cũng không có tí nào giống Tàu hết. Nếu tiền-nhân ta nói tiếng Tàu thì ta đã thành Tàu, đã nước mất cho Tàu. Mà chính tiếng Tàu là loại ngôn-ngữ nào? Khi Hoàng-Đế ngày xưa và Chủ-tịch nhà nước Trung-Hoa ngày nay nói chuyện với quốc-dân, bao nhiêu người thực-sự hiểu Ông ngay. Báo chí Mỹ viết rằng Mao-Trạch-Đông rất khốn-khổ vì Ông không phát-âm đúng giọng Quan-thoại và ngay cư-dân Bắc-Bình đôi khi không hiểu Ông nói gì. Đài phát-thanh truyền-hình với cả trăm triệu người nghe, nói các loại ngôn-ngữ khác-biệt hẳn nhau, nghe lạ tai cũng như giữa tiếng Việt-Nam và tiếng „n-Độ vậy.

Anthony Reid cũng như các nhà nghiên-cứu cận-đại cho rằng ảnh-hưởng ngôn-ngữ Trung-Hoa đi vào ngôn-ngữ Việt-Nam một cách hời-hợt bên ngoài và chỉ mới xảy ra tương-đối hồi gần đây mà thôi.(13)

Chúng ta tuy dùng từ Hán-Việt nhưng sự phát-âm khác hẳn Tàu, cách thức sử-dụng cũng không giống họ. Nếu hỏi một người Trung-Hoa về các từ Hán-Việt đó, họ không thể nhận ra là tiếng Hán và họ cũng thật-sự không biết tại sao lại có những sự biến-dạng ghê gớm như vậy.

Tám chín phần mười người Việt-Nam sống ở đồng ruộng. Cái đại đa-số tuyệt-đối người dân đó không dùng quá nhiều từ Hán-Việt như chúng ta vẫn thường thấy trên sách vở giấy tờ. Sau một thời-gian phải sử-dụng chữ Nho, tiền-nhân Việt đã dùng chữ Nôm để đưa chúng ta về gần lại cái gốc rễ ngày xưa. Số lượng từ Hán-Việt này vẫn đang suy-giảm hay biến-thể sang những dạng-thức mới khác hẳn cái gốc Trung-Nguyên của nó. Khi kỹ-thuật điện-toán, không-gian ảnh-hưởng mạnh mẽ hơn vào đời sống, sự suy-giảm sẽ còn tiến nhanh hơn nữa.

Cũng như văn-hoá nói chung, chúng ta không nên quá vội vàng để nhận xét sai lạc về những lớp sơn ngoại-lai này. Dân-tộc Việt-Nam vốn có nguồn gốc rất sâu xa và riêng-biệt của chúng ta. Thời-gian qua đi, ảnh-hưởng của ngôn-ngữ Tàu chắc chắn sẽ mờ nhạt dần.

Người đầu tiên thấy "Tàu sinh từ gốc Việt" mà ra

Không phải chỉ mới đây người ta mới thấy văn-minh Trung-Hoa từ phiá Nam khai-sáng. Năm 1903, thuyết Wieger đã xuất-hiện.

Sau một thời-gian truyền-đạo tại Trung-Hoa, Linh-mục Wieger của hội Truyền-giáo "The Society of Jesus" dành thời-giờ nghiên-cứu sinh-hoạt của người Tàu. Ông đã làm mọi người rất ngạc-nhiên khi cho xuất bản tập sách "Texte Historique" (14). Cha Wieger công-bố rằng cả văn-hoá bao gồm ngôn-ngữ, nhân-chủng Trung-Hoa đều khởi-sự từ vùng Miến-Điện/ Việt-Nam. (15)

Các lý-lẽ minh-chứng được tác-giả trình-bày như sau:

- Những chữ tượng-hình xưa nhất của Tàu đều liên-hệ đến quang-cảnh vùng nhiệt-đới, mang chỉ-dấu nơi chốn phát-sinh.

Ngôn-ngữ Trung-Hoa có âm-điệu tương-đồng nhiều nhất với ngôn-ngữ bán-đảo Đông-Dương hơn tất cả những vùng nào khác.

- Thanh-âm cổ nhất của ngôn-ngữ Tàu tìm thấy ở khu miền Nam nước Tàu, và

- Ngôn-ngữ Trung-Hoa vùng Hoa-Nam mang vẻ nguyên-chất hơn so với vùng Hoa-Bắc. Càng về Bắc, giọng nói càng thêm biến đổi.

Ý-Kiến Ông Nhượng Tống

Vào năm 1944, khi dịch sách "Đại-Việt Sử-ký Toàn-thư, Ngoại-kỷ" của Ngô-Sĩ-Liên và các Sử-thần đời Lê, Sử-gia Nhượng-Tông đã có những sự nhận-định rất xác-đáng về tự-pháp riêng-biệt của tiếng Việt cũng như nguồn-gốc bản-địa của người Việt-Nam như sau đây:

... Giống người chúng ta ngày nay là giống thuộc dòng Bách-Việt về miền Biển và vẫn ở đất này. Trong bao nhiêu năm chung đụng với người Tàu, sự lẫn giống cố-nhiên là có. Thế nhưng bảo chúng ta hoàn-toàn là con cháu khách buôn, các lính thú ở Tàu sang đây như ý nhiều người thì quyết là không đúng. Vì nếu như thế, sao tiếng nói của chúng ta lại khác hẳn của Tàu về tự-pháp? Ví-dụ khi Hình-động-từ mà người Tàu đặt trên Danh-từ thì bao giờ ta cũng đặt xuống dưới. Tàu nói hảo hoa thì ta nói hoa đẹp (hay bông đẹp). Tàu nói hiếu tử hiền tôn thì ta nói là con có hiếu, cháu hiền. Chúng tôi nghĩ nếu cùng một giống thì tiếng nói có thể khác nhau về phương-ngôn, về thổ-âm, chứ chẳng có thể khác nhau về tự-pháp như thế được.(16)

„y, đại-khái quan-niệm về nguồn gốc người mình ở tôi là thế. Mấy người ngoại-quốc khảo-cứu về nhân-chủng ở xứ ta còn có nhiều ức-thuyết nữa. Tổ-tiên ta, người thì cho từ Mân-Việt (Phúc-Kiến) sang, người thì cho tự Vân-Nam xuống; người lại ở Mã-Lai qua nữa. Đó chỉ là những ức-thuyết chả có gì là chắc chắn cả. Vậy tôi hãy tin ức-thuyết của tôi...

Có một số nhà ngữ-học cố công tìm ra những luật ngôn-ngữ cho tiếng Việt. Đã có nhiều luật được nêu ra tưởng như là những khám-phá lớn, nhưng rồi luật nào luật ấy cũng chỉ có hiệu-lực một cách giới-hạn và thường thường chỉ dùng cho chính tác-giả của nó mà thôi.

Việt-ngữ có vẻ như tiến-hoá một cách thật là tự-nhiên. Luật ngôn-ngữ mang ra áp-dụng không hoàn toàn chính-xác vì tiếng Việt rất giản-dị và có quá nhiều ngoại-lệ. Thực-tế cho thấy chiều-hướng tiến-hoá của ngôn-ngữ thực-dụng loài người cũng vậy. Tiếng nói càng ngày càng thêm giản-dị để thích-nghi hơn với sự truyền-đạt ý-nghĩ. Tình-trạng phức-tạp tối đa về văn-phạm có lẽ đã xảy ra cho tiếng Pháp nhưng thực-tế chứng-tỏ rằng ngữ-luật không mang lại lợi ích nhiều cho đời sống thường ngày.

Việt-ngữ đậm màu Hàng-hải

Ngày nay, chúng ta quen dùng các danh-từ Hán-Việt trong sách vở nhiều ngành khoa-học và kỹ-thuật, kể cả ngành hàng-hải. Tuy vậy nhưng trên tàu thuyền, người thủy-thủ Việt-Nam vẫn thường-xuyên sử-dụng những danh-từ thuần-tuý Việt-Nam. Ngữ-vựng hàng-hải của chúng ta rất phong-phú và cần được các nhà khoa-học lưu-tâm nghiên-cứu. Khi tìm hiểu những tiếng như ấp bổ chèo, ấp khẩu, bên đốc, bên lái, chèo, cặc, lồn, hèo, lù, lỗ, ngà, con trân, ống đụt, ống đôi, xiếm v.v... người nghiên-cứu tìm ra nhiều thích-thú. Vì bài viết có hạn, chúng tôi chỉ xin trình-bày một số nhỏ những nhận-xét về các tiếng của "người đi biển" mà thôi.,

Trong ngôn-ngữ Việt-Nam, những tiếng liên-hệ đến nước, sông, biển, bờ, bến, sóng, gió, buồm, lái v.v... rất nhiều. Các từ-ngữ hàng-hải được dùng dưới nhiều hình-thức để biểu-diễn tư-tưởng, có nhiều nghĩa đen, nghĩa bóng khác nhau. Qua ngôn-ngữ bình-dân cũng như qua văn-chương, người ta thấy ẩn-hiện đâu đó nhiều hình-ảnh, mỹ-từ liên-hệ đến các hoạt-động trên sông nước. Những người ngoại-quốc đọc sách Việt, nghe người Việt nói đều ghi-nhận đặc-điểm này. Hai học-giả Pierre Huard và Maurice Durand thuộc Trường Viễn-Đông Bác-Cổ của Pháp là những người đóng góp nhiều cho các công-trình khảo-cứu văn-hoá Việt-Nam cũng đã từng xác-nhận rằng tiếng Việt rất phong-phú các từ-ngữ hàng-hải.(17)

Hầu hết các địa-danh quan-trọng ở Việt-Nam mang hình-ảnh của sông (Giang, Hà, Thủy), của biển (Dương, Hải), hồ, bến, nước, kinh, ngòi v.v. Ngay như thủ-đô ngàn năm văn vật của cả nước cũng là thành phố nằm giữa các dòng sông: đó là Hà-Nội. Các thành-phố hay làng mạc khác có tên như Hải-Dương, Hà-Giang, Bến-Thủy, Hải-Phòng Bến-Hải, Long-Hồ, Ba Ngòi ...

Người Việt-Nam sống sát với Trung-Hoa lại bị họ đô-hộ cả ngàn năm, văn-hoá chúng ta chịu nhiều ảnh-hưởng của họ, nhất là phần ngôn-ngữ triết-học, văn-chương. Tuy vậy dân ta vẫn giữ lại được hầu như toàn-bộ tiếng nói bình-dân rất gần với Việt-ngữ thời tiền đô-hộ. Đặc-biệt nhất là ngôn-ngữ hàng-hải, vì mang tính-chất đặc-thù dân-tộc nên nhiều tiếng nói hoàn toàn là ngôn-ngữ cổ-nhân vẫn còn tồn-tại. Vốn là dân lục-địa, người Tàu di-cư sang nước ta không mấy ai thích sinh sống với sông nước. Quyền-lực của các quan đô-hộ gốc Trung-Hoa ít khi len lỏi vào được các làng thủy-cơ, các xóm chài lưới hay các nhóm thuyền-gia đi giang-hồ nay đây, mai đó. Tiếng nói của người đánh cá, dân thương-hồ Việt-Nam nhờ ít bị ảnh-hưởng ngoại-lai, đã may mắn được bảo-tồn.

Những hình-ảnh sông, hồ, biển, nước... gắn liền với thân-phận người dân Việt chúng ta đầy dẫy trong huyền-sử, lịch-sử, đời sống đã được nhiều văn-gia, thi-sĩ, nhạc-sĩ, họa-sĩ say mê diễn-tả dưới nhiều hình-thức. Các hình-ảnh hàng-hải sống thực ấy cũng là những đề-tài phong-phú cho các ngành nghệ-thuật khác. Nhiếp-ảnh-gia đoạt nhiều giải-thưởng quốc-tế Trần-Cao-Lĩnh đã viết: "Nếu nói: Biển Việt-Nam là một trong những kho tài-nguyên sung-túc cho xứ-sở thì với nhiếp-ảnh, Biển Việt-Nam cũng là một nguồn vô-tận cung-cấp cho nghệ-sĩ những đề-tài phong-phú nhất.(18)

Các tiếng Căn-bản Hàng-hải: Bè, Mảng

Về khía cạnh hàng-hải, sự nghiên-cứu các liên-hệ ngôn-ngữ giữa những sắc dân duyên-hà, duyên-hải và hải-đảo có thể dẫn đến nhiều giả-thuyết về sự di-dân bằng đường biển. Một khi những chi-tiết tương-đồng về ngôn-ngữ như vậy lại phù-hợp với những chi-tiết đặc-thù về các hoạt-động thủy-sinh thì các giả-thuyết di-dân trên biển sẽ dễ dàng thuyết-phục các nhà khoa-học.

Tiến-trình văn-minh hàng-hải khởi-phát từ lúc con người đầu tiên biết bám vào khúc cây để di-chuyển theo dòng nước. Sau đó, những chiếc bè đã ra đời tại khu-vực văn-minh Hoà-Bình.

Các nhà Úc-châu-học cho rằng người Đông-Nam-Á dùng bè vượt biển 60,000 năm trước. William Meacham ước-lượng trễ nhất là 10,000 năm TTL., cổ-nhân đã biết dùng bè để di-chuyển thường-xuyên qua lại trên biển Đông.(19)

Trước thời-gian này, một hình-thức bè thô-sơ nào đó đã đưa người Đông-Nam-Á vượt biển sang Úc-Châu từ 50,000 năm trước đây.(20)

Vậy ngay đây, chúng tôi xin đề-cập đến các tiếng gọi bè, mảng của dân Việt-Nam.

Theo tài-liệu Việt-Nam Tự-điển của hội Khai-Trí Tiến-Đức(21): Tre, gỗ, nứa ghép lại thả sông, thả biển; người Việt kêu là "Bè".

Đi theo âm "Bè" hay "Mảng", ta thấy người Tàu ngày nay sống trong lãnh-thổ của Cổ Việt kêu "B'ai", "Palsam"; thổ-dân Đài-Loan gọi là "P'ai", người Đại-hàn kêu "Palson", dân Polynesia gọi là "Paepae", người Ecuador kêu "Balsa", người Brazil gọi là "Jangada". Tài-liệu với chi-tiết về ngôn-ngữ như vậy được trình-bày bởi Ling Shun-Shêng vào năm 1956 trong bài viết "Formosa Sea-Going Raft and its Origin in Ancient China"(22) Ngoài ra, thổ-dân duyên-hải Tây-bá-lợi-Á kêu thuyền độc-mộc thông-dụng trong vùng là "Baidars", người Eskimo gọi là "Umiaks", dân quần-đảo Salomon kêu loại ghe bản-xứ của họ là "Mon".

Đường biển nối các địa-danh này có thể là hải-lộ mà cổ-nhân chúng ta thường qua lại. Khi đế-quốc Trung-Hoa bành-trướng, tiền-nhân ta phải ào ạt thoát ra biển để bảo-toàn mạng sống. Nhiều nhà khảo-cổ nghĩ rằng dân Việt suốt nhiều ngàn năm đã liên-miên phiêu-bạt trên biển làm kiếp thuyền-nhân.

Tên gọi theo Tiến-trình Phát-triển: Ghe thuyền

Theo sự nghiên-cứu của Wilheim G. Solheim II, tiếp theo bè mảng, các thuyền độc-mộc đã sự xuất-hiện và được dân Đông-Nam-Á sử-dụng từ 5 thiên-kỷ TTL.

Theo nhóm nghiên-cứu "Advanced Research Project Agency" các thuyền có thân phụ (outriggers) có lẽ phát-minh từ Việt-Nam(23) ra đời sau đó. Chừng 4,000 năm TTL. loại thuyền nhiều thân này là phát-minh giúp cho sự đi lại trên biển được vững bền hơn.(24)

Ngày nay tại Việt-Nam, các loại thuyền nhiều thân đã biến mất. Tuy vậy, những thuyền đi biển đi sông vẫn còn buộc những cây tre, cây bương kèm hai bên hông thuyền. Cây tre bương cũng làm thuyền bền vững hơn trước sóng gió, chúng là chứng-tích dân Việt khai-sinh outriggers vậy. Các giống dân Mã-Lai/ Nam-Dương, Melanesian, Polynesian và Nam-„n xử-dụng loại thuyền outriggers này rất nhiều.(25)

Ngoài ra, cuốn tự-điển "Webster's New Twentieth Century Dictionary" lưu-hành khắp thế-giới gần một thế-kỷ qua trong mục-từ "GãY'YOU", ghi là "một kiểu thuyền Việt-Nam có thân phụ loại outrigger". Tài liệu của Pierre Paris cũng bàn đến giả-thuyết các thuyền thân phụ hiện-hiên tại Việt-Nam.

Haddon, A. C. và Hornell, James hợp-soạn một bộ sách lớn nhan-đề "Canoes of Oceania", năm 1938, bàn về các loại thuyền ngoài biển Đông-Nam-Á. Trong quyển 3 "Definition of Terms, General Survey, and Conclusion", in lại ở Honolulu, 1975; Edwin Doran, Jr. không đồng-ý với Haddon và Hornell về thứ-tự phát-minh các ghe Thái-Bình-Dương. Ông cho là thuyền hai thân (double canoe) được phát-minh trước thuyền một thân phụ (single outrigger) và thuyền hai thân phụ (double outrigger.)

Tuy lý-thuyết khác nhau, cả ba học-giả này cùng nhận ra rằng double outrigger khởi-nguyên từ Việt-Nam (Wangka, Austronesian Canoe Origins, Texas A&M University Press, 1981: 90-92.)

Khoảng 4,000 năm TTL, người Đông-Nam-Á đã di-chuyển sang Đài-Loan và Nhật-Bản mang đến Nhật nghề trồng khoai sọ và hoa-mầu khác (New Light on a Forgotten Past, Wilheim G. Solheim, National Geographic, Vol 139, No 3, March 1971.)

Peter Bellwood ( Man's Conquest of the Pacific, New York, 1979) cũng cho rằng công-trình chinh-phục các đại-dương „n-Độ và Thái-Bình khởi-phát từ vùng Đông-Nam-Á, trong đó ông có đề-cập đến các nền văn-minh hàng-hải Hoà-Bình, Đông-Sơn.

Trong sách "Wangka" đã kể ở trên, Edwin Doran cũng đưa ra giả-thuyết: những di dân từ vùng cổ Việt đi ra khắp nơi hải-đảo Thái-Bình-Dương bằng thuyền bè kèm theo với bản-đồ dẫn-chứng.

Chúng ta có thể truy-nguyên đến ngôn-ngữ gọi tên ghe thuyền làm bằng-chứng hỗ-trợ cho những giả-thuyết của các học-giả này về sự bành-trướng văn-minh hàng-hải.

Ngoài danh xưng các loại bè đã được đề-cập ở đoạn trên, tại đây ta xét tiếp đến tiếng "GHE". Stephen C Jett, cùng trong bài viết "Diffusion versus Independent Development" (sưu-tập "Man Across the Ocean", University of Texas Press: Austin, 1971, trang 36), cũng lại cung-cấp thêm các tài-liệu về ngôn-ngữ gọi vật-dụng ấy (lấy thêm từ Ling, 1956: 47; Thompson 1950: 73): "Banga" ở Đài-Loan, "Banca" ở Phi-Luật-Tân, "Pongayi" ở Nam-„n, "Pongo" ở Oaxaca, Mễ-Tây-Cơ; "Bongo" ở Panama, "Panga" ở vùng duyên-hải xứ Colombia. Theo đó, ta nhận ra rằng âm-hưởng "GHE" tìm ra ở khắp hai đại-dương, tới cả Bắc, Trung và Nam Mỹ-Châu.

Ngoài ra âm-hưởng của những ngôn-ngữ khác về hàng-hải cũng mang những dấu-vết tương-đồng như cây "lui-hạ" (tức cây xiếm), người Nam-Mỹ kêu là "Guara", "nước" họ gọi là "Unu" còn "khoảng xa" thì được kêu là "Kora".

Tiếng "Kết Nút" theo những Hải-trình Xuyên-dương.

Trước khi phát-minh ra chữ viết, nhân-loại đã cố tìm cách ghi chép, tính-toán. — xứ ta vào thời thượng-cổ, "chưa biết chữ viết, người Việt nghĩ được một cách hay nhất là sử-dụng một hệ-thống dây buộc nút để có một khả-năng nào đó dùng liên-lạc"(26)

Sách An-Nam Chí của Cao-Hùng-Trưng có chép : "Nguyên đất Giao-Chỉ (khi chưa thuộc về Tàu) chưa có quận huyện, có ruộng lạc theo nước trào lên xuống (ruộng đồng chiêm, do phù-sa bồi)... Khẩn ruộng ấy là Lạc dân. Cai trị dân ấy là Lạc-Vương. Giúp việc ông vua ấy là các Lạc-tướng. Đều ấn đồng, thao xanh. Gọi là nước Văn-Lang. Lãy thuần-phác làm tục, thắt nút thừng làm trị (không có chữ). Truyền được mười tám đời."(27)

Bằng cách sử-dụng một chùm dây, kết những sợi dây mầu sắc, độ dài khác nhau, buộc những nút theo một quy-ước nào đó; người ta có thể ghi chép lại các biến-cố, lưu-trữ tài-liệu, làm việc kế-toán, gửi tin-tức... Dân Peru gọi dụng-cụ này là "Qui'pu". Người Việt cổ chúng ta dùng loại "Kết nút" này từ đời Hùng-Vương, có khi được gọi là "Kết thằng".

Tiếng Kết-Nút cũng là một danh-từ liên-hệ đến hải-hành thời cổ. Tương-đương với máy tính điện-toán ngày nay, lúc xưa thuyền bè có lẽ cũng dùng chùm dây kết nút như một dụng cụ hải-hành để ghi chép, tính toán...

Ký-giả Kuno Knobl, khi thấy chùm kết-nút trưng-bày ở Bảo-tàng-Viện Huế giống in hệt như loại quipu (phiên-âm là Kê'pu) của Peru, đã nghĩ rằng có sự giao-tiếp trực-tiếp giữa hai nơi Việt và Mỹ. Để chứng-minh niềm tin của mình là đúng đắn, Knobl đứng ra làm mot chuyén đi thuyền từ Hồng-Kông sang Mỹ-Châu.(28)

Các tiếng Lá và Nước trong mối Liên-hệ Nông-nghiệp và Hàng-hải

Đối với sinh-vật và nhất là con người, không có gì thân-thương, quý-trọng hơn là chính cái thân-thể của mình. Người Việt gây giống rau cỏ, bầu bí, cây trái từ những loại cỏ dại, dây rừng, cây hoang làm thực-phẩm nuôi thân, mở đường cho loài người bước lên nền văn-minh nông-nghiệp. Dân ta hẳn đã suy-ngẫm chín chắn đến mức-độ sâu xa nào đó mới gọi tên các bộ-phận trong thân-thể là lá (lá phổi, lá gan, lá lách, lá mía ...), là quả (quả tim, quả thận...), là trái (trái tay, trái chân, trái vế, trái đùi...), là hạt (hạt dái, hạt nước mắt...), là buồng (buồng gan, buồng phổi, buồng trứng ....)

Như đã trình-bày ở một chương phía trên: Người Việt yêu cây cỏ đất đai rất nhiều mà yêu sông hồ biển cả cũng không kém. Sinh-hoạt của dân ta liên-hệ chặt chẽ với nước cũng như với đất. Người Cổ Việt sống trên sông hồ, biển cả, họ yêu nước đến độ gọi tổ-quốc, quê-hương, lãnh-thổ, quốc-gia là nước.

Sự liên-hệ giữa các ngành nông-nghiệp, ngư-nghiệp và hàng-hải đã được nhiều học-giả lưu-tâm nghiên-cứu. Carl Sauer cùng với Meacham đã đôi lần nhấn mạnh đến tầm quan-trọng của sự phát-triển ngư-nghiệp, hàng-hải trong tiến-trình văn-minh Á-Đông thời cổ.(29)

Những tiếng như cây xiếm, cây chèo, lá buồm, chân chèo, tay lái.. mang những vết-tích kết hợp nông-nghiệp ngư-nghiệp.

Danh-xưng Đặc-biệt: Xiếm

Chúng tôi đã tìm kiếm định-nghĩa của chữ "Xiếm" nhưng không không thấy trong các tự-điển Việt-Nam. Danh-tự Xiếm này có lẽ đã cùng chung số-phận với nhiều danh-xưng hàng-hải quan-trọng khác đang đi dần vào quên-lãng. Sự "đau lòng" là ở chỗ những tiếng "thuần Việt" này có thể đã từng chung sống với dân-tộc ta từ nhiều ngàn năm về trước.

Theo hình-dạng và công-dụng của nó, chúng tôi xin tạm thời diễn tả cây xiếm (có khi gọi trệch đi là cây xiên hay cây xiêm) như sau:

"Xiếm là một trang-cụ trên các thuyền buồm, dùng để chống lại sự giạt ngang. Xiếm trên bè hình chữ-nhật làm bằng tre. Xiếm trên thuyền thường làm bằng gỗ, đặt ở giữa thuyền. Xiếm trên các loại ghe bầu, ghe nang được đặt trong một cái rãnh ở mũi ghe, hình cong cong như một lưỡi đoản-đao. Vài loại ghe như ở Cửa Lò có gắn cây xiếm ở giữa thuyền. Vào đầu thập-niên 1960, một số hải-thuyền Việt-Nam Cộng-Hoà được gắn tới hai cây xiếm phía trước cột buồm giữa".

Cây Xiếm còn được gọi là "Lui Hạ" trên các ghe bầu. Dân đi biển các vùng Quảng-Ngãi, Bình-Định, Phan-Rang kêu nó là "Xà Bát".(30) Thổ-dân Đài-Loan cũng dùng trang-cụ này trên bè đánh cá mà họ gọi là tS'iam,(31) phát-âm tương tự như tiếng Xiếm của ta.

Trong cổ-thời, thuyền bè Việt-Nam có khả-năng đi chếch ngược với hướng gió là nhờ trang-cụ này. Trống đồng Đông-Sơn ghi dấu những Tàu bè người Lạc-Việt được trang-bị các cây xiếm có lẽ cả ở mũi lẫn ở lái thuyền từ nhiều thế-kỷ trước công-nguyên. Ngày nay, trên các Tàu buồm và nhất là loại thể-thao hay thuyền đua, cây xiếm được cải-biến nhiều, làm bằng những vật-liệu khác nhau như tre, gỗ, sắt, plastic. Hình dạng xiếm cũng chịu sự biến đổi, không còn vuông vức như xưa; có cái hình bình-hành, hình thang, cái khác lại mang dáng vẻ như đuôi con cá voi.

Tiếng Pháp là Dérive. Tiếng Anh là Leeboard, Daggerboard. Centerboard. Leeboard cũng như Dérive diễn-tả công-dụng của "Xiếm" trên Tàu thuyền dùng chống giạt. Daggerboard chỉ "Xiếm" hình đoản-đao. Centerboard nói "Xiếm" đặt giữa thuyền.

Bà Francoise Aubaile- Sallenave cho một định-nghiã như sau:

Dérive: Sorte de quille mobile, enfoncée dans l'eau, soit au centre de dérive du bateau quand elle est unique, soit quand il y en à plusieurs à l'exterieur de chaque côté, ou bien, comme sur les radeaux de Sầm Sơn et de Formose, enfoncés, en divers endroits du radeau. Elles empêchent le bateau de dériver latéralement.(32)

Tự-điển Anh-Việt của Nguyễn-Văn-Khôn (32) không dịch Leeboard ra Xiếm mà viết như sau: "lee-board n. Bản sắt ở dưới đáy thuyền để đỡ trôi giạt". Câu này là một cách giải-nghĩa công-dụng của Xiếm nhưng đã cho rằng leeboard (chỉ) làm bằng sắt!

Từ-điển Anh-Việt của Viện Ngôn ngữ học thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia,(34) đã không dịch ra Việt-ngữ hai từ Leeboard và Daggerboard, chỉ dịch có từ Centerboard như sau: "Centerboard: n., miếng ván có thể di-chuyển nâng lên hoặc hạ xuống qua một cái khe ở sống thuyền buồm để giữ cho thuyền khỏi bị trôi giạt" (trang 236, cột 3), thay vì dùng từ Xiếm của tiếng ta đã có từ lâu!

Tam-bản và các Giả-thuyết về Nguồn-gốc của nó

Ngày xưa, trong khi các tiếng liên-hệ đến hàng-hải thời cổ xuất-phát từ Đông-Nam-Á lan-truyền qua các nước Đông-Á và Nam-Á thì cũng có thể có nhiều tên gọi ghe thuyền của Việt-Nam qua tới Mỹ-Châu. Phương-tiện hàng-hải của người Việt cổ-thời chắc chắn là động-cơ trung-gian truyền-bá loại ngôn-ngữ này. Những chứng-cớ sau đây hỗ-trợ cho giả-thuyết này:

Một khám-phá về ngôn-ngữ-học đáng để ta lưu-tâm là trường-hợp tiếng "tam-bản" mà người tây-phương phiên-âm là "sampan". Như Tiến-sĩ Paul K. Benedict cho biết có nhiều danh-từ mà trước đây người ta đã tưởng là tiếng Trung-Hoa thật ra lại có nguồn-gốc Đông-Nam-Á.(35) Phản, bản là ngôn-ngữ Đông-Nam-Á. Tam-bản không phải chỉ loại thuyền có ba (tam) tấm ván (bản) ghép lại và như vậy, "tam-bản" không phải nguyên-ngữ của Tàu. Tam-bản dùng chỉ chung các loại ghe thuyền nhỏ, có thể là độc-mộc, có thể do 3,4,5 hay nhiều thanh ván gỗ hay tre đan lại ...

N. Peri tìm ra nguồn-gốc tiếng này phát-xuất từ Columbia, Peru thuộc Nam-Mỹ.(36) Nhà khảo-cứu này lý-luận rằng : "từ-ngữ "tam-bản" là nguyên-ngữ Nam-Mỹ. Từ cổ-thời, thổ-dân ở đó gọi ghe thuyền bằng những tiếng mà phát âm tương-tự như "chiampa, champana, champan, champa ...". Paul Rivet mang thêm dẫn-chứng từ tài-liệu của một học-giả Nam-Mỹ là Francisco A. Loayza, đề-nghị nghiên-cứu thêm về các loại từ-ngữ này.(37) Bẵng đi một thời-gian hơn nửa thế-kỷ, một học-giả kim-thời là George F. Carter, giáo-sư Texas A & M University, Texas 77843, khi đề-cập đến liên-hệ giữa hàng-hải và ngôn-ngữ Á-Mỹ, đã xác-nhận người Columbia gọi Tàu thuyền nhỏ là "chamban".(Chinese Contacts with America: Fu-Sang Again, Anthropological Journal of Canada, Vol. 14, No. 1, 1976.)

Theo sách Thanh-Thư về Tàu Thuyền Cận-duyên Miền Nam Việt-Nam (Blue Book of Coastal Vessels South Vietnam, Columbus, Ohio, 1967: 6): "...tam-bản là loại thuyền (junk) nhỏ . Một định-nghĩa nữa xuất-xứ từ vùng sông Dương-Tử, gọi tất cả mọi loại thuyền nào quá hẹp không đủ chở một con trâu đứng ngang giữa khoang thuyền, là "tam-bản". Worcester, G. R. G. đề-nghị dùng bề dài toàn-thể chiếc ghe 9m làm giới-hạn phân-loại giữa "thuyền" và "tam-bản".(38)

Tam đã không phải là ba mà bản cũng không phải là nguyên-ngữ của Trung-Hoa. Paul K. Benedict truy-cứu thấy danh-từ "bản" dùng để gọi một tấm ván hay một miếng gỗ phẳng là nguyên-ngữ Đông-Nam-Á. Ông xếp chúng vào loại ngôn-ngữ Nam-Thái và liệt-kê như sau : Nam-Dương "papan", Thái "pheen", Thái Trắng "phuun" (ván đóng thuyền) Makazayazaya "pa:n"... ; danh-từ gọi ghe Nam-Dương "banka", Thái "?baan", Thổ Nùng "bo:n", "ban"(39).. Còn người Việt chúng ta có những chữ như phản, bản, phên, phà.

Cách truy-cứu này phù-hợp với các khám-phá kể trên tăng-cường cho lý-luận: ngôn-ngữ về ghe thuyền Mỹ-Châu gần với Đông-Nam-Á hơn là gần với Trung-Hoa hay bất cứ một xứ-sở nào khác.

Sau nữa, nếu tất cả các luận-thuyết trên là xác-đáng, người ta đã tìm được một bằng-chứng: "ảnh-hưởng ngôn-ngữ đã đi ngược lại từ Nam-Mỹ qua Việt-Nam và các xứ cận kề Đông-Nam-Á". Bằng chứng hiếm-hoi này thật quý-giá vì nó có thể đánh đổ được lý-luận của phái "Văn-minh Mỹ-Châu độc-lập". Đó là "Lý-thuyết giao-tiếp Cựu và Tân-thế-giới không vững: nếu đã có chứng-cớ liên-hệ Á sang Mỹ, tại sao lại không tìm thấy ảnh-hưởng nào ngược lại từ Mỹ sang Á ?"

Danh-từ trong Lịch-toán

Hải-hành không những liên-hệ đến thiên-văn mà còn liên-hệ đến lịch-toán. Vì sống trong vùng có hai vụ gió mùa, người Việt biết rõ chu-kỳ và thời-gian mùa gió. Vì cần lấy nước vào ruộng, dân ta lưu-tâm quan-sát mực nước lên xuống, họ cũng thông-hiểu chu kỳ và biên-độ thủy-triều cùng thời-gian khi nào trăng tròn hay khuyết...

Khi nghiên-cứu các danh-từ dùng trong âm-lịch, một số nhà nghiên-cứu đã cho rằng gốc-tích việc đặt tên 12 con giáp không đến từ nước Trung-Hoa mà lại đến từ khu-vực Việt-Nam chúng ta. Có cả giả-thuyết còn đi rất xa như cho rằng:

- mẫu-tự ABC đi từ tên các con giáp của âm-lịch vùng Đông-Nam-Á.

- tên gọi trong âm-lịch Đông-Nam-Á tạo nên hệ-thống 24 chữ cái Alphabet thông-dụng ngày nay.

- ngôn ngữ Việt-Mường chính là nguyên-ngữ dùng trong cách gọi tên 12 địa-chi của lịch Á-Đông.

Việc giải-thích tại sao chữ "quốc-ngữ Việt-Nam" lại quá hoàn-chỉnh theo cách-thức đánh vần ABC hơn hẳn các loại ngôn-ngữ khác cùng với giả-thuyết "Alphabet có gốc từ Việt-Nam" xin được trình bày trong một bài viết khác.(40)

Sau đây chúng tôi chỉ xin gợi ý một vài điều nhận-xét tổng-quát về các danh-từ dùng trong lịch mà thôi:

a- Liên-hệ Việt và Tàu

-Người Việt chắc chắn đã hiểu biết lịch-toán từ thượng-cổ. Jerry Norman đã tìm ra rằng :" ...dân Tàu tiếp-xúc với người Nam-Á trước cả Thiên-kỷ thứ nhất TTL, đã vay mượn một số kiến-thức văn-hoá của họ. Vì hình-thức (thập-nhị chi) của Trung-Hoa giống cận kề với những danh-từ hiện được dùng tại Việt-Nam và Mường, sự vay mượn ngôn-ngữ rất có thể qua vùng duyên-hải Đông-Nam, chỗ hai nước Ngô và Việt về cổ-thời.(41)

-Thập-nhị chi được thể-hiện bởi các con vật sinh-sống nhiều ở vùng đất dân Việt cư-trú, không phải các động-vật vùng ôn-đới của lưu-vực sông Hoàng-Hà. Lịch-toán rất có thể do người Việt thuộc nền văn-minh Hoà-bình / Đông-Sơn chúng ta phát-minh. Truyện ghi trong sách sử của Tàu về "Sứ Việt-Thường cống Rùa Thần" hỗ-trợ cho giả-thuyết này.

b- Liên-hệ Việt và cổ Mỹ-Châu

Việt và Mỹ cùng dùng loại âm-lịch tính theo sự chuyển-động của nguyệt-cầu và cùng sử-dụng tên súc-vật để chỉ ngày như 12 con giáp trong thập-nhị chi của ta.

(1)- 5 tên gọi đồng-nhất về Dần (Cọp Việt, Báo Mỹ), Mẹo (Thỏ Việt-Mỹ), Tị (Rắn Việt-Mỹ), Thân (Khỉ Việt-Mỹ), Tuất (Chó Việt-Mỹ.)

(2)- 5 tên tương-đồng đặc-tính : vua chúa: Thìn (Rồng Việt, Vua Kên-kên Mỹ), nông-súc, nông-phẩm chính: Sửu (Trâu Việt, Ngô Mỹ), thiên-tai cho mùa màng: Tí (Chuột Việt, Thủy-tai Mỹ), súc vật ăn cây cỏ: Mùi (Dê Việt, Nai Mỹ), loài chim muông, Dậu (gà Việt, chim ưng Mỹ.)

(3)- 2 tên còn lại thuộc lục-súc Việt-Nam: Ngọ (Ngựa Việt, thần Chết Mỹ) và Hợi (heo Việt, Nước của lịch Mỹ.) Theo Paul Kirchhoff, trong nhiều xứ Á-Đông, Ngọ (Ngựa) liên-hệ đến Thần Chết.(42) — Mỹ không có Heo làm gia-súc, Hợi đã được thay thế bằng Nước.

Sự kiện người dân Việt biết trước, thổ-dân Mỹ biết sau, lại cùng một hệ-thống danh-hiệu có thể chứng-tỏ lịch-toán là sản-phẩm của hàng-hải người Việt cổ chúng ta đã mang qua Tân-thế-giới.

Các Giả-thuyết về Liên-hệ "Ngôn-ngữ và Hàng-hải"

Chúng tôi có được dịp đọc qua một số sách khảo-cứu về ngữ-học. Mặc dù không thông-thạo môn này, chúng tôi rất ngạc-nhiên vì không thấy mấy nhà nghiên-cứu lưu-tâm đến các hoạt-động hàng-hải cũng như ngôn-ngữ đặc-biệt của ngành này.

Trên thực-tế, văn-hoá chịu ảnh-hưởng của việc chuyển-vận, và nhân-loại chỉ khởi sự di-chuyển nhanh, xa và nhiều khi biết hải-hành.

Trên đất, người ta không chuyển-vận được nhiều, khu-vưc họat-động nhỏ hẹp vì bị giới-hạn bởi sông hồ, núi non, rừng rậm, sa-mạc ... Nếu so với sự phát-triển đường biển thì "chuyển-vận trên đất liền phát-triển với một mức-độ chậm chạp hơn nhiều..."(43)

Ngôn-ngữ đi theo con đường loài người di-chuyển. Tại Đông-Nam-Á, địa thế lại đặc-biệt, những sự chuyển-vận hầu hết nhờ vào thuyền bè. Trong các công-trình nghiên-cứu ngữ-học vùng Đông-Nam-Á, người ta không thể bỏ quên sự quan-trọng của khía cạnh hàng-hải. Trong những bảng ngôn-ngữ tỷ-hiệu dùng so-sánh hiện nay, các danh-từ chuyển-vận đường thủy hầu như bị môn ngữ-học vô-tình loại bỏ.

Văn-hoá Hoà-Bình phát-sinh từ lúc Biển Đông rộng mở, khi các vùng đồng bằng tại biển Sunda, vịnh Thái-Lan và vịnh Bắc-Việt dần chìm trong biển nước. Người dân ta từ biển đi theo các dòng sông vào những vùng cao, dùng thuyền bè làm phương-tiện sinh-hoạt. Tuy sau này hầu hết người dân cầy cấy ruộng đất nhưng vẫn nửa cạn nửa nước, một số khác còn tiếp-tục sống với sông, hồ, biển, nước. Tiếp theo Hoà-Bình, nền văn-minh Đông-Sơn còn nhuốm mầu biển cả đậm-đà hơn nữa. Hoà-Bình Đông-Sơn có những địa-bàn rộng rãi ngang qua các mặt đại-dương. Vậy không thể lấy những không-gian hạn-hẹp của những nền văn-minh như Lưỡng-Hà-Địa, Bắc Trung-Hoa hay cả „n-Độ ra làm tiêu-chuẩn nghiên-cứu cho những nền văn-minh hàng-hải của dân-tộc ta.

Bên cạnh nhiều giả-thuyết về xếp hạng ngôn-ngữ Việt-Nam, Wolfram Eberhard cũng góp nhiều ý-kiến mà chúng tôi cố thu gọn như sau:

(1)Văn-hoá Việt, ngoài đặc-tính hàng-hải của văn-hoá Nam-đảo, còn trộn lẫn từ văn-hoá của hai chủng- tộc là Dao (Yao) và Thái.

(2) Trong ba loại ngôn-ngữ Thái, Dao, Việt thì ngôn-ngữ Thái gần với Hoa-ngữ nhất trong khi ngôn-ngữ Dao và Việt lại liên-hệ với ngôn-ngữ Nam-đảo của Nam-Dương và các ngôn-ngữ Nam Thái-Bình-Dương.

Thoạt đọc sách "A History of China" của Ông(44), người ta thấy các lời phát-biểu của Ông nghe có vẻ rắc rối. Tuy thế, sách này chứng-minh rằng trong khi Việt với Thái-Dao cùng chịu chung ảnh-hưởng của một thứ văn-hoá nông-nghiệp, lại chỉ riêng có Việt là có thêm văn-hoá hàng-hả cạnh nông-nghiệp. Ngôn-ngữ Việt như vậy hẳn phải bao gồm đủ cả hai đặc-tính Nam-Á lẫn Nam-đảo.

Khi nghiên-cứu ngữ-học, Cụ Mai-Liệu, cho biết ngôn-ngữ của tiền-sử Việt có sự kiện kỳ lạ: ngôn-ngữ Việt-Nam là hột-từ căn-bản, tổng-hợp hầu hết ngôn-ngữ của các dân Bách-Việt trong 3 chi lớn của đại-tộc Việt: Tạng Miến (Tibeto Burman), Nam-Á (Austro Asian) và Mã-lai đa-đảo (Malayo Polinesian) tức Nam-Đảo (Austronesian).(45)

Nếu các giả-thuyết: (1) gốc gác của những thuyền nhiều thân (Outriggers) đi từ Việt-Nam" và (2) Việt-ngữ có ảnh-hưởng ít nhiều trên ngôn-ngữ các sắc dân Thái-Bình-Dương và „n-Độ-Dương (ít nhất là một số từ-ngữ hàng-hải) là đúng, thì đề-nghị của Wilhelm Schmidt có thêm lý lẽ hỗ-trợ. Nhà ngữ-học này đề-nghị gộp cả họ Nam-Á (Austroasian - trong đó có Việt-ngữ) lẫn họ Nam-Đảo (Austronesian - bao gồm các đảo) vào một nhánh lớn gọi là Nam-phương-ngữ - Austric.

Đến nay, các nhà ngữ-học vẫn còn không hoàn toàn đồng-ý với nhau được về việc sắp-xếp Việt-ngữ vào trong một gia-đình, một tiểu họ hay một họ ngôn-ngữ nào. Tiếng Việt có được đặt vào quá nhiều chỗ đứng khác nhau: trong gia-đình Việt-Mường, trong tiểu-họ Mon Khmer, thuộc họ ngôn-ngữ Thái (Austro-Thai), thuộc họ Nam-Á (Austroasian), họ Altaic, có nguồn-gốc Mã-lai, có liên-hệ với ngôn-ngữ Nam-Đảo như Melanesian v.v...

Ông Nguyễn-Khắc-Ngữ sau khi soạn-thảo xong cuốn Tự-Điển Chàm-Việt đã tìm thấy rằng người Chiêm-Thành và người Việt-Nam cùng nói nhiều tiếng tương-tự. Trong khoảng 1000 tiếng thông-dụng của Chàm (cổ-thời), người ta thấy có trên 200 tiếng giống tiếng Việt.(46)

Theo Ông Bình-Nguyên-Lộc, những thuyết về ngôn-ngữ của các ông Tây, ông Việt thật rối loạn khiến người ta phải điên đầu:

- Ông Kari-Himly cho rằng tiếng ta có bà con với tiếng Môn.

- Ông H, Maspéro bỏ Việt-ngữ vào bộ Thái-ngữ.

- Ông E. Souvignet cho rằng tiếng ta có liên-hệ đến Mã-Lai ngữ.

- B.S. Reynaud nhấn mạnh về ngữ-vựng Miên Việt giống nhau quá nhiều.

- Sử-gia Nguyễn-Phương khẳng định tiếng ta là tiếng Tàu. (Việt-Nam thời khai-sinh.)

- Giáo-sư Lê-Ngọc-Trụ cố chứng-minh 10 năm trước, lời khẳng-định trên.

- Sử-gia Phạm-Văn-Sơn kết-luận rằng Việt-ngữ và Việt- chủng là một chủng-tộc và một ngôn-ngữ riêng biệt.(47)

Nhà ngữ-học nào cũng cố đưa ra được lý-lẽ mà ông ta tin rằng vững-vàng để bảo-vệ lập-trường của mình và xem ra đều có một phần nào đó hữu-lý. — đây xin đề-nghị chúng ta cùng dùng thử "viên thuốc hàng-hải" may ra có thể bớt cơn điên đầu được chút nào và cũng để vượt qua cơn rối loạn hay chăng?!

Khi nghiên-cứu về hàng-hải cổ-thời, người ta thấy tiền-nhân Việt chúng ta xuất-hiện từ lâu ở Đông-Nam-Á, lại giao-thương khắp nơi bằng đường biển, thế nên ngôn-ngữ ta đã pha-trộn rất nhiều và ảnh-hưởng các loại ngôn-ngữ khác cũng không ít. Cứ lấy nguyên-lý "thày bói xem voi" ra làm thí-dụ thì ta có lẽ hiểu được thực-trạng của sự xếp đặt ngôn-ngữ này đúng sai thế nào.

Những Ảnh-hưởng của Sinh-hoạt Hàng-Hải sang Ngôn-ngữ

Chưa có một nhà khoa-học nào nghiên-cứu thử xem ảnh-hưởng sinh-họat hàng-hải tác động lên các sinh-hoạt văn-hoá khác trong cổ-thời như ngôn-ngữ, triết-lý, nghệ-thuật... ra sao. Đối với các dân-tộc khác xa cách biển cả, đất ít sông hồ; tầm ảnh-hưởng đó nếu có cũng không to lớn bao nhiêu nhưng có lẽ nó thật quan-trọng trong mọi sinh-hoạt của dân Việt ta vào thời cổ.

Trước khi tìm hiểu ngôn-ngữ, người ta thấy cần xem lại hoàn-cảnh sinh-hoạt của con người hồi 40,000 năm về trước. Theo nhiều nhà khoa-học thì có lẽ ngôn-ngữ phát-triển mạnh khi đó. Nhờ các tiến-bộ của ngũ-quan và đặc-biệt sự phát-triển tiếng nói để truyền-thông mà nhân-loại đã tồn-tại và ..

Những ai đã một lần sống với sông hồ biển cả hay từng qua quãng đời thuyền-nhân sẽ thấu hiểu một số điều chúng tôi trình bày sau đây:

Xuôi ý như Buồm xuôi gió hay Trôi đi theo Dòng nước

Giáo-Sư Trần-Quốc-Vượng đã viết nhiều về tinh-thần xuôi ý trong Việt-Ngữ: Danh-từ Thần Nông hay Ông Thần Nghề Nông đúng là theo sát với tinh-thần "xuôi ý" trong ngôn-ngữ Việt-Nam.(48)

Nhà Dân-tộc Ngôn-ngữ-học Nguyễn-Bạt-Tuỵ đã từng kêu gọi: Ngữ ta thuộc một hệ-thống phụ-âm đầu đặc-biệt mà người Trung-Hoa (kể cả người "Việt" Hoa-Nam) không có, vậy ta phải tôn-trọng tinh-thần xuôi ý của ta mà không ăn nói như người Hán.

Nhận-xét "xuôi ý" này của riêng ngôn-ngữ ta đã được Triết-gia Kim-Định cùng một số học-giả Việt-Nam khác nêu ra trong hai ba thập-niên vừa qua.

Không như đi bộ, cưỡi ngựa hay lái xe; kẻ bộ-hành, người kỵ-mã hay tài-xế phải quẹo qua lại liên miên, người điều khiển con thuyền, giữ thẳng hướng đi. Một số loại ghe thuyền ở Việt-Nam có thể tự nó lái lấy và giữ hướng đi trong nhiều ngày dài, không cần phải sửa đổi tay lái.(49)

Khi lái thuyền trên biển rộng, dẫn ghe theo dòng sông; người thuỷ-thủ hướng ghe thuyền về bờ, về bến. Muốn đi đâu là thuyền sẽ đến đó vậy.

Thí dụ: Tôi đi Đà-Nẵng. Người Việt không nói: Tôi đi đến Đà-Nẵng. (NgườI Anh nói: I go to Dà-Nẵng, người Pháp nói Je vais à Đà-Nẵng)

Ước muốn của người đi biển luôn luôn là mong mỏi được xuôi sóng, xuôi gió, thuyền xuôi theo dòng nước, thời-tiết được tốt đẹp để sao cho thuận buồm xuôi gió và hải-trình êm ả như một giấc mơ

Trực-giác hơn Luận-lý

Sử gia Phạm-văn-Sơn cho rằng người Việt chúng ta sử-dụng trực-giác nhiều hơn luận-lý.(50) Rất có thế vì chúng ta là con cháu của dân hàng-hải nên không mấy người Việt chúng ta có thể trở nên những nhà Luận-lý hay Triết-gia nổi tiếng.

Thật thế, trước khi hàng-hải biển đổi thành môn khoa-học thực-dụng đặt căn-bản trên toán-học, người đi biển qua nhiều ngàn năm thường chỉ dùng trực-giác nhiều hơn luận-lý để vượt thoát khó khăn. Nhà hàng-hải giỏi là người có trực-giác tốt, cảm-nhận những thay đổi của thiên-nhiên và tự thích-nghi được với thời-tiết nắng, mưa, gió, sóng...

Xưng-hô với người Đối-diện như Người trong Gia-đình

Đời sống trên sông biển, dù trong khuôn-khổ nhỏ hẹp như một thuỷ-thủ-đoàn hay lớn hơn như trong một đoàn ghe thuyền và nhất là trong tổ-chức bộ-lạc hải-du, để sống còn, người ta rất đoàn-kết, coi nhau như thành-phần của đại gia-đình. Khi gặp nhau dù chưa quen, chúng ta biểu lộ lòng thân-ái qua tiếng hỏi câu chào vì "bốn biển cùng một nhà, tất cả là bà con anh em". Người Việt-Nam xưng-hô với mọi người, dù thân hay sơ cũng xếp người ấy vào vai vế nào đó, và cũng tự nhận mình vào một thứ hạng làm sao cho tương-xứng với người đối-thoại.

Tự-do như Biển rộng Sông dài

Ngôn-ngữ Việt thể-hiện sự tự-do tối-đa trong cách biểu lộ tình-cảm con người. Vốn sẵn có tinh-thần tương-trợ, lòng hiếu khách, tâm-hồn rộng rãi bao la của những người hành thủy, nên lời ăn tiếng nói của dân-ta hồn-nhiên như có nhạc-điệu. Ngôn-ngữ không gò bó theo văn-phạm, ngữ-luật rắc rối. Việt-ngữ rất có thể ảnh-hưởng của biển rộng, sông dài.

Đi ngang qua những kiến-thức tương-tự về các ảnh-hưởng hàng-hải như vậy, chúng tôi hiểu đuợc những điều nhận-xét "có vẻ như không ổn" về người Việt. Chẳng hạn như tại sao người Việt chúng ta vừa hiền vừa cam-đảm, cả chia rẽ lẫn đoàn-kết, mới kỷ-luật đó mà nay muốn nổi loạn, dũng-cảm trong chiến-tranh nhưng ít thù-hận trong hoà-bình....

Chúng tôi đã một lần suy-nghiệm nên xem tính-chất của nước: Nước đầy vơi và không hết bao giờ, khi yên phẳng-lặng, khi động cuồng-loạn, có lúc đang lặng lại hoá ra cuồng, chỗ nào Nước cũng tới được. Nước cuốn trôi mọi rác rưởi, nước cũng sửa sạch mọi dơ bẩn ... Người Việt chúng ta có nhiều dáng vẻ thật gần Biển và gần Nước. Tương-tự như Biển hay thay đổi, người thủy-thủ trên biển ngày nay cũng vậy. Dân Viêt-Nam ta có chịu nhận những "điều không ổn về tri-thức đó chăng?

Ngôn-ngữ Hàng-hải, Di-sản Quý-báu của Dân-tộc Việt

Chưa có một sử-gia nào đưa ra quan-niệm là nước ta vẫn tồn-tại sau hàng ngàn năm Bắc-thuộc vì nhờ vào truyền-thống hàng-hải lâu đời của dân-tộc; nhưng không một ai trong chúng ta có thể phủ-nhận được một sự thật hiển-nhiên rằng đứng ra ngoài hàng trăm giống dân vùng Đông-Á bị Tàu đồng-hoá hay tiêu-diệt, chỉ còn mỗi một giống dân hàng-hải tiền-tiến là người Việt chúng ta sống sót mà thôi.

Văn-minh Trung-Hoa gắn liền với lục-địa, tầm ảnh-hưởng của nó trên ngôn ngữ bình-dânViệt-Nam nói chung không có bao nhiêu. Phần từ-ngữ hàng-hải của chúng ta, nhờ mang đậm sắc-thái đặc-thù dân-tộc mà miễn-nhiễm đối với Hoa-ngữ, thật đúng là một di-sản vô cùng quý-báu, đáng được bảo tồn và phát-huy. Trong khi nhiều danh-từ mới về kỹ-thuật đang làm giàu thêm Việt-ngữ, chúng ta cũng không nên vô-tình quên lãng các lời ăn tiếng nói dùng trên sông nước ngày xưa để thiệt thòi cho vốn liếng ngôn-ngữ Việt-Nam.

Kỹ-thuật mới cũng đang xâm-nhập các hoạt-động hàng-hải làm con người quên mất dần các phương-tiện cổ-sơ như bè, mảng, chèo, lù v.v... cùng quên đi cả ngôn-ngữ nguyên-thủy của tổ-tiên. Mọi người Việt chúng ta và đặc-biệt là những dân hành thủy cần góp nhặt lại các danh-từ hàng-hải thời cổ và nên cùng nhau sử-dụng, đồng thời phát-triển thêm. Những danh-từ mới đây như đi bờ, dẫn lộ ... cùng tất cả những tiếng hàng-hải khác nên được ghi thêm vào từ-điển.

Không lý nào hàng muôn vạn tiếng nói đã gắn liền với dòng sinh-mệnh dân-tộc sau nhiều ngàn năm truyền-thống, lại có thể vì sơ-ý của thế-hệ chúng ta mà để cho mai một hay sao ?

Vũ-Hữu-San

-------

Phụ-Chú

(1) Southeast Asia: A History, Lea E. Williams, Oxford University Press, New York, 1976, trang.40-41.

(2) Tuần-báo Sáng, San José, không biết số, các trang 34-40.

(3) Sumérien et Océanien, trong Collection linguistique, publiée par la Société de linguistique de Paris 24, Paris, 1929.

(4) 7th Edition, Nxb Longman, New York, 1997, bài viết trang 178, bản-đồ trang 177.

(5) Trang 306, National Geographic, Vol. 139, No. 3, March 1971. Bài của Peter T. White, nhan-đề "Mosaic of Cultures."

(6) Từ-điển "Austro-Thai Language and Culture with a Glossary of Roots," HRAF Press,1975: 59, 237.

(7) The Birth of Vietnam, University of California Press, 1983: 9.

(8) Học-gỉả Ray Huang còn nói rõ hơn nữa về niên-đại đó như sau: "As things stand today, the first page of Chinese history that has archaeological backing bears the relatively late date of 1600 B.C. at the founding of the Shang dynasty..." (China: A Macrohistory, New York, 1988, p. 6.)

(9) Historical Dictionary of Vietnam, William J. Duiker, The Scarecrow Press, Inc, New Jersey & London 1989, p. 69.

(10) Bài "The Chinese and Their Neighbors in Prehistoric and Early Historic Times", trong "The Origins of Chinese Civilisation", edited by David N. Keightley", University of California Press, Berkley, 1983, trang 433-442.

(11) Sách "Ku Chieh-kang and China's New History", Nationalism and the Quest for Alternative Traditions, Laurence A. Schneider, University of California Press, Berkeley, Los Angeles, London, 1971, p.14: The non-Chinese peoples were thus seen as a primary source of historical continuity for China, past and present.

(12) Laurence A. Schneider, Ku Chieh-kang and China’s New History, Nationalism and the Quest for Alternative Traditions, University of California Press, 1971.

(13) "Southeast Asia in the Age of Commerce 1540-1680", Volume One: The Lands Below the Winds, Anthony Reid, Yale University Press, 1988, p. 3, nguyên-văn như sau: The tones which Vietnamese and the Tai group [Thai, Shan, Lao, and others] share with Chinese once caused linguists to classify these languages as Sino-Tibetan, but recent work [Haudricourt 1953, 1954] has established that Vietnamese is an Austro-Asiatic language related to Mon-Khmer, and that its tones have developed relatively recently.

(14) Texte Historique. Vol. 1, Père L. Wieger Hochienfu, Chine, 1903 pp. 15-16.

(15) A Short History of China, Edward Thomas Williams, Harper & Brothers Publishers, New York and London, 1928: 631-632.

(16) Đại-Việt Sử-ký Toàn-thư Ngoại-kỷ, Ngô-Sĩ-Liên và các Sử-thần đời Lê, Bản dịch của Mạc Bảo Thần Nhượng-Tống, 1944, Đại-Nam, California in lại, thập-niên 1990, trang 57.

(17) Connaissance du Việt-Nam, Hanoi 1954: 232.

(18)"Việt-Nam Quê-hương Muôn Thuở, My Country Forever, Trần-cao-Lĩnh, France, 1984: 27.

(19) Origins and Development of the Yủeh Coastal Neolithic: A Microcosm of Culture Change on the Mainland of East Asia, William Meacham, in "The Origins of the Chinese Civilization" edited by David N. Keightley, University of California Press, Berkley,1983.

(20) The Cambridge History of Southeast Asia, Vol. 1- From Early times to C 1800-, edited by Nicolas Tarling, Cambridge University Press, 1992, p. 55.

(21) Xuất-bản ở Hà-Nội những năm 1931-1937.

(22) Đăng trong "Bulletin of the institute of Ethnology, Academia Sinica", 1: 25-54.

(23) Theo báo-cáo của Advanced Research Project Agency, sách Junk Blue Book: A Handbook of Junk of South Vietnam, Washington DC.,1962.

(24) Nguyên-văn trong "New Light on a Forgotten Past," Dr. Wilhelm G. Solheim II viết: Probably not long before 4000 B.C. the outrigger was invented in South- east Asia, adding the stability needed to move by sea. (National Geographic Vol. 139, No. 3, March 1971: 330.)

(25) Wangka, Edwin Doran, Jr.; Texas A&M University Press, Texas, 1981.

(26) Jean Chesneaux, Contribution à l'histoire de la nation vietnamienne, Paris, 1955). The Vietnamese Nation - Contribution to a History, Malcolm Salmon dịch ra Anh-ngữ, Sydney, 1966: 18.

(27) Dẫn trong sách "Đại-Việt Sử-ký Toàn-thư Ngoại-kỷ, Ngô-Sĩ-Liên và các Sử-thần đời Lê", Bản dịch của Mạc Bảo Thần Nhượng-Tống, 1944, Đại-Nam, California in lại, thập-niên 1990, trang 44-45.

(28) Kuno Knobl. Journey of No Return, Boston, 1976.

(29) Agricultural Origins and Dispersals, Series Two, New York 1952: 24-25.

(30) Bài "Nét độc-đáo của chiếc ghe bầu Việt Nam" trong Phụ-bản Đại-dương và những con Tàu, báo Khoa-học Phổ-thông, Sài-gòn tháng 4/1984, trang 20.

(31) Ling Shun-Shêng, 1956, Formosan Sea-going Raft and its Origin in Ancient China in Bulletin of the institute of Ethnology, Academia Sinica,1:25-54,Taipei

(32) Bois et Bateaux du Việtnam", Paris, 1987, trang 162.

(33) Nhà Xuất-bản Khai-Trí, Saigon, 1952.

(34) Nhà xuất bản TP Hồ chí Minh 1993.

(35) Bài của Peter T. White, nhan-đề "Mosaic of Cultures."National Geographic, March 1971: 306.

(36) Bulletin de l'école francaise d'Extrême-Orient, Hanoi, t. XIX, 1919: 14-19.

(37) A propos du mot "sampan", Journal de la société des americanistes de Paris 12, 1920: 253-254.

(38) Sail and Sweep in China: The History and Development of the Chinese Junk as illustrated by the Collection of Junk Models in the Science Museum, Her Majesty's Stationery Office: London, 1966.

(39) Austro-Thai Language and Culture with a Glossary of Roots, HRAF Press,1975: 59,237.

(40) Xem bài Lịch-Toán và Ngôn-Ngữ, Lướt Sóng số 31, ngày 30-4-1997: 89-107.

(41) Linguistic of the Sino-Tibetan Area - The State of the Art, edited by Graham Theorgood, Australia,1985: 85-89

(42) Diffusion of a Religious System from India to Mexico, báo-cáo XXXV Congresso internacional de Americanista: Mexico 1962: 80.

(43) Funk & Wagnalls New Encyclopedia, Vol.23, New York, 1992, mục-từ: Transportation.

(44) Wolfram Eberhard,"A History of China", Fourth Edition, University of California Press, 1977.

(45)Nguyễn Việt An, Ngôn Ngữ Việt và Ngôn Ngữ Việt-Cộng (SàiGòn Nhỏ, Giai-phẩm Xuân Mău Dần 1998: 058-067.)

(46) Nguồn gốc Dân-tộc Việt-Nam, Nguyễn-khắc-Ngữ, 1985, từ trang 131 đến 136.

(47) NGMLCDTVN , trang 472-473.

(48) Trong Cõi, Những Ý kiến về Lịch sử, Truyền thống và Hiện trạng Dân tộc của một Sử gia trong nước, Trần-Quốc-Vượng, Hoa-Kỳ, 1993.

(49) Connaissance du Việt-Nam, Pierre Huard và Maurice Durand, Hanoi 1954, trang 232.

(50) Việt-Sử Toàn-thư.

Free Web Hosting