VŨ-HỮU-SAN &Thế-Giới của Nước
 

Home
TàuCộng KhóThắng BiểnĐông
Tham-Luận Biển Đông
Hải-phận Cho Quốc-Gia Lào
ThủĐoạn TiêuDiệt VănHóa
BảnĐồ ThuyếtTrình Edm&Calgary
Dự-Án Song-Tử
Tàu TrungCộng Cắt Cáp Tàu ThămDò VN
Biển Đông 74,000 năm trước
Hải-đồ DângGiặc
Bản-Đồ Bắc TrườngSa
BảnĐồ MalaysiaViệtNam
Nước Việt Hình Chữ S
RVN-CDWR-MainBody.pdf
Hải Phận Triệu Km2
Hải Phận Triệu Km2 (Tiếp)
Hải Phận Valencia
TàiLiệu PhápLý
BảnÐồBiênGiớiViệt-Hoa
Bản-đồ Phân-Chia Vịnh Bắc-Việt
VịnhBắcViệt
LáThư Gởi Đầy Tớ
Law of the Sea
Forum Openings
RVN WhitePaper75
ChinaPropaganda-LuuVanLoi
TiếngNóiVịnhBắcViệt
VấnÐềBiênGiới-BsNguyenÐanQuế
HảiGiới ViệtHoa
Vùng Biển Sâu Cho Tương-Lai
LêChíQuangPhảnÐối
CácĐội HoàngSa
NamQuan
BiểnĐông ThiênKỷMới
Biển Đông Ô Nhiễm
VịnhBắcViệt-HàngHải
VịnhBắcViệt-HuyềnThoại
NguyễnNhã-NghiênCứu HoàngSa
Chủ Quyền HoàngTrường
HảiThươngBiểnÐôngCổThời
BsTrầnÐạiSỹTổngKếtHảiChiến
HảiChiếnHoàngSaNóiChuyện
Hải Chiến Hoàng Sa
HQ16ÐàoDân
HảiChiếnHoàngSaTrầnThếÐức
VĩnhLiêmHoàngSaHảiChiến
Chuyện Một Con Tàu
NgườiBạnHảiQuân
BạnTôiSầuÐông
HồngNhanMộtThời
CâyÐinh
NhữngÔngThánh
ÐờiSống CăngThẳng
HỗnChiến
NgỗngTuyết
NgườiĐànBà
CònNụCườiNào
SóiGià
SachMoiNgoTheVinh
TranhCổTấnTinhChâu
HảiQuân Còn Mất
TuầnThám NguyễnVănƠn
FutureDestroyer
Mischief Situation
DER-HQ4
To Chuc HQVNCH
Forgotten ASPB
Études Vietnamiennes
Environments'Protection
VN Water Culture
Legends-Water Realm
Useful Books&Maps
VN Sovereignty
Vietnam Energy
Raft Across Pacific
Triết Lý Nước
HảiQuânViệtNam TừBaoGiờ
Hàng Hải Gốc Rễ Việt Nam
Ðịa Lý Biển Ðông
Thuật Ngữ Hàng Hải
NgườiViệt KhámPhá MỹChâu
Ngày HảiQuân1973
Lịch Sử Thuyền Bè
Bài Vè Thủy Trình
Petrus Ký&VănHoá Thuyền
Photo Album
Người Thủy Thủ Già
SoạnThảo HảiSử
MộtNgàyVớiÐÐCang
Lược Sử Nước
PhanQuỳnh
NguyễnVănLục
HT Nguyễn Văn Lộc
VũNgọcRuẩn BốTôi
VũVănToàn
ThơVăn HoàngĐìnhBáu
KỷNiệm ÐờiQuânNgũ
ChiếcBình TháiLọ
ChânDung SVSQHQXI
BảoBình&HìnhẢnh
Quê Nhà 50 Năm Trở Lại
ChuVănAn2B3-1956
Giải Ảo! HãyTỉnh Giấc Mơ Ma
AnhHùng NguyễnThànhSắc
ThuỷThủĐoàn HQ-4
ChiếnThuật ĐầuChữ T
HìnhẢnh HQ4 HảiChiến HoàngSa
TrangHình HảiChiến HoàngSa
Trận HoàngSa Hồ Hải
Hải-Chiến theo Trung-Cộng
Hải-Chiến theo BùiThanh
Diễn-Tiến Trận Hải-Chiến
TâySa HảiChiến
QuanBinhTC HoàngSa1974
HQ16-HQ5 Bắn Nhau
HQ5-Rã Ngũ
Đại-Tá Ngạc Ở Đâu
ChuyệnMột ConTàu
Bông Hồng Cho Nhựt-Tảo
Danh-Sách Tử-Sĩ Hoàng-Sa
DanhSách CốThủ HoàngSa
TrươngVănLiêm-HQ5
TruyệnNựcCười MấyAnh SửaQuân-Sử
Lệnh TamBấtĐả-HứaThếHữu
AnhHùng BH NguyễnVănVượng
TưởngNiệm AnhHùng NguyễnVănĐồng
Phạm Ngọc Đa AnhHùng Tử-Sĩ
TaoBanNuocKhong
VĩnhBiệt NguyênNhi
CáchNhìn LịchSử XâmLược
NgườiLínhGiàHQ4 NgôThếLong
NguyễnThượngLong-HảiChiến HoàngSa
NguyễnThượngLong-TìmMãi YêuThương
VănTế 74 TửSĩ HảiChiến HoàngSa
Nhớ lại HCHS & SuyNgẫm
HànhQuân TrầnHưngĐạo47
Bộ Hình ChiếnTrường HQ-4
Tài-Liệu CTCT/VNCH
Các ChiếnHạm VN&TC ThamChiến
TàiLiệuHQ4-TổngCụcCTCT
Lố bịch kiểu Tàu phù
Hải-Chiến theo LữCôngBảy
Phòng-Tai của HQ-4
Tiểu-Sử Anh-Hùng Tử-Sĩ
TrầnVănĐảm-AnhHùng&Nhà VôĐịch
AnhHùng BùiQuốcDanh
VũĐìnhQuang-AnhHùngHảiPháo
Anh-Hùng Vương-Thương
VưongThếTuấn: HQ4 Xin Rút Lui
Người AnhHùng HoàngSa
Thư HT PhạmTrọngQuỳnh
Thư Bạn ĐồngMôn ChuVănAn
Tìm Hiểu Gerald Kosh
Văn Tế HoàngSa
Những BàiCa HảiChiến HS
Thư Người Giám-Lộ
BứcThư 15 Năm
24 Years After Naval Battle
Tiểu Sử Vũ Hữu San
Tựa
ToànTập
Tổng-kết Hải-Chiến
Hồi Ký Của NgườiVề Từ HoaLục
Thư Riêng Về Đơn-Vị
Giới Thiệu
Gặp lại Niên-Trưởng NBT
TrùmMền HôXungPhong  

 

Truyện Ngắn:

SÓI GIÀ

Sầu Đông

Ba người đàn ông cùng ngó về phiá cửa ra vào của cái shopping mall nằm ngay lối ra subway.

Ông Luận lên tiếng:

- Ai như lão Túc làm cho CIBC thì phải.

Hai người đàn ông còn lại:

- Chính hắn rồi.

Ông Bình:

- Bữa nay sao hắn thong thả thế nhỉ. Hay là hắn đang nghỉ hè.

Ông Phụng:

- Nghỉ hè thế quái nào được. Mấy năm trước, hễ nghỉ hè là hắn đưa vợ, con đi chơi xa. Mà hôm nay coi hắn nhàn nhã quá, lại đi có một mình.

Ông Túc vừa bước qua cửa quán cà phê Timothy thì đã bị ông Luận chặn lại:

< Nghỉ hè hay sao mà ngày này thong thả vậy cà. Mọi khi vẫn thấy đi với bà ấy cơ mà.

- Ủa! Vẫn ba ông.

Ông Phụng:

- Không vội thì ngồi đây làm tách cà phê, rồi muốn đi đâu thì đi.

- Cũng chẳng vội gì.

Bốn người đàn ông chẳng lạ gì nhau: Bắc Mỹ rộng lớn thênh thang là vậy nhưng chỉ cần bốc điện thoại lên là có thể hình dung ra được đời sống của nhau. Họ đã có lúc làm gần sở nhau ở Sàigòn: Ông Túc làm cho Bank of America, nhưng gia đình bên vợ có mấy đứa em du học ở tỉnh Quebec từ trước 75 , nên theo bên vợ về Montreal, sau khi cả nhà chạy thoát tới Guam vào những ngày cuối cùng của tháng tư đen. Ông Phụng du học ở New Zealand, về làm cho truyền hình, qua Montreal cùng đợt với ông Túc, đi học lại, và dạy học cho một trường cao đẳng. Mấy năm nay, ông đã được gợi ý cho nghỉ hưu nhiều lần, nhưng ông thuộc nằm lòng bài chịu đấm ăn xôi, nhất định không xin nghỉ dù nhà trường hứa hẹn bù đắp đầy đủ những quyền lợi cho người chịu về hưu sớm. Nhưng lì mấy thì lì, xứ chẳng phải xứ mình, mà bọn ăn trên xứ này chúng nó đều là chồn tinh cả, chúng có cách bẩy mình ra. Cuối cùng thì ông Phụng cũng được nghỉ sớm vài năm, cũng có khoản bồi hoàn thở được. Coi vậy mà chúng nó vẫn còn tử tế. Chớ kẹt lại VN lâu như mấy người bạn của ông, và giờ này mới qua tới xứ này, thì chỉ có cháo loãng Bắc Mỹ cùng với không khí tự do tha hồ mà thở, dù là tầng ozone bị hổng đã làm tổn hại đến phẩm chất của không khí rất nhiều. Ông Luận được gia đình người em bảo lãnh qua năm 84. Ông xuất thân trường Công Chánh Phú Thọ, nhưng đi học trở lại thì không kịp nữa. Ông làm ở chi nhánh của một hãng kỹ thuật của Mỹ ở Dorval gồm trên một trăm nhân viên, nhưng khác với ông Phụng, ông chỉ mong hãng cho về hưu sớm. Hãng ông làm chuyên sản xuất những bộ phận rời của máy photocopy, nhưng muốn làm bền ở đây cũng phải sức vóc hơn người. Hôm được hãng cho hưu non, ông đã bù khú một bữa đích đáng với mấy người bạn quen. Ông bảo: " Thế là thoát." Ai hỏi kỹ thêm, ông chỉ cười. Chỉ có người hiểu rõ câu nói của ông là ông Bình. Ông Bình là giám đốc một công ty khai thác hải sản ở Vũng Tàu trước đây. Ở ngay Vũng Tàu mà chậm chân mãi đến 90 mới qua được Canada. Ông là người phụ tá cho ông Luận ở cùng một hãng.

 

* * * * *

Ông Bình:

- Xe ông để đâu mà bữa nay lại đi metro vậy?

- Tôi để xe ở garage cho họ tune up.

Ông Phụng đùa với ông Túc:

- Hôm trước vào chỗ chi nhánh ông làm thấy mấy cô đầm xinh quá. Ông làm ở đó tha hồ mà vung vít nhé.

- Để dành chỗ cho ông đấy, còn tôi thì chả dám sờ tới mấy ả tóc vàng nữa.

- Sợ rồi sao?

- Phải sợ chứ! Sống lâu ở xứ này phải biết sợ nhiều thứ, nhất là gái tóc vàng. Lờ quờ, nó lột không còn quần xà lỏn mà mặc.

Ông Bình:

- Mình phải lột nó trước.

Ông Túc nói đùa:

- Các cụ coi phim nhiều rồi, các cụ đã thấy rõ là bọn nó nhanh tay hơn đám đàn ông mình nhiều. Da vàng mũi tẹt, nó vừa lột, vừa ịn một cái là bẹp dúm lại, xơ xác tiêu điều ngay.

Ông tiếp:

- Nói cho nghiêm chỉnh thì công việc mình làm cũng đã tối tăm mắt mũi rồi, trong đầu lúc nào cũng lởn vởn mấy hàng số, về đến nhà phải rán mà quên những chuyện ở sở làm, vậy mà cũng nhiều phen lên ruột lắm.

Ông Phụng lên tiếng:

- Mấy ông bạn tôi qua sau 75 cứ khen là tôi có job ngon, đi dạy thong thả, nhàn hạ, quần áo lúc nào cũng tươm tất, lại được mấy tháng hè, và chung quanh toàn đầm thơm; nhưng mà có nằm trong chăn mới biết chăn có rận các cụ ạ. Đi dạy chẳng ngon như mấy cụ tưởng đâu! Còn đầm thơm, cẩn thận thì phải đứng xa chúng nó khoảng vài feet. Tuyệt đối không tiếp riêng một đứa nào.

Ông Túc:

- Bạn tôi nói thật chí lý lắm. Ngày xưa lúc còn ở Sàigòn, đi làm mình cũng phải kèn cựa mới lên được. Ở đây mà không kèn cựa hơn người thì tiêu tùng luôn. Mụ giám đốc nó mới tươi cười bàn chuyện với mình, nhưng sơ xảy một cái là nó đuổi mình cái rụp không thương tiếc gì đâu. Cứ như mấy ông lại khoẻ: làm hãng, hết việc là nghỉ, hai tuần cầm chắc cái cheque, chỉ khi nào nhu cầu xuống quá nó mới cho nghỉ việc mà thôi. Các ông làm ở hãng đó được gần mười năm kể là bảo đảm rồi. Nó không cho mình nghỉ thì cứ thế mà làm cho tới lúc về hưu.

Ông Bình:

- Con lạy bố. Con chả ham làm hãng tư cho tới lúc về hưu. Khi nào cho con đi dạy như bố Phụng, hay cho con làm công chức, gác dan cho tây đi ị, thì con sẽ lạy chúng nó cho con làm cho tới lúc phải có cái gậy chống mới thôi. Các bố cứ nhìn con đây là rõ rồi còn gì.

Ông Luận:

- Giờ mới thấy là sáng vác ô đi, tối vác về sướng thật. Xứ này lại thừa xâm banh, sữa, hột gà nữa. Vậy mà mấy thằng cháu tôi ra trường, chúng nó chê mấy cái job chánh phủ . Tụi nó bảo những job chánh phủ không có tương lai. Khu vực tư nhân nó chê mấy người làm công chức lắm.

Ông Túc:

- Chúng nó là lớp trẻ. Chúng nó là dân ở đây. Chúng nó biết luật chơi. Biết luật chơi và chơi cho đàng hoàng thì cũng có thể sống dễ chịu như đám trung lưu xứ này; nhưng vẫn phải nhận là đám nha, y, dược bề gì cũng dễ ổn định hơn dân professional những ngành khác. Những ngành khác, ngoi được lên dàn trên của chúng nó thì cũng phải trầy vi , tróc vảy với chúng. Dân mình phải một, hai thế hệ nữa thì hoạ may.

Ông Túc nhìn đồng hồ, rồi kiếu từ mấy người bạn quen ra về. Cả ba người đàn ông còn lại nhìn theo ông Túc khuất nhanh dưới thang cuốn của họng metro.

 

* * * * *

Khi ông Túc đã khuất hẳn dưới thang cuốn của họng metro, ông Phụng mới lên tiếng:

- Làm chung với dân bên này không dễ dàng đâu, nhất là làm ở văn phòng. Những nghề độc lập không nói làm gì, như mở văn phòng hộ tịch, phòng nha, phòng y, lời ăn, lỗ chịu,... chớ còn làm chung hãng lớn với bọn bên này mệt trí lắm. Tụi nó coi vậy mà kèn cựa dữ lắm. Còn bọn quí tộc thứ thiệt, đừng hòng mà ngoe nguẩy với chúng. Chẳng thà xuất tí vốn mở cái convenient store mà lại nhẹ người, chỉ hao tốn thời gian và bận bịu mà thôi.

Ông Luận:

- Ngay ở xứ mình, bọn con vua cháu chúa, một lũ ăn chơi trác táng mà hễ mở miệng là coi người như cỏ rác, nói gì bọn quỉ này! Mà cũng chẳng cần phải kể đâu xa, ngày xưa mình có chút việc lại một ngân hàng ở Sàigòn, gặp thằng giám đốc học ở Tây về, con một lão nhà quê chưa ký được một chữ ký cho ngay ngắn, mà khi tiếp mình nó làm như nó là bộ trưởng quốc phòng đang ra lệnh cho một anh thiếu tá văn phòng chuyên thưa, dạ và cắp cặp cho mấy ông tướng không bằng.

Ông liếc mắt nhìn qua bàn bên cạnh gồm bốn anh đàn ông và hai chị đàn bà da trắng:

- Các ông biết không, trước kia tôi hay ngồi ở đây mỗi cuối tuần. Mấy đứa bên kia tụi nó trụ từ cả trước khi tôi biết chỗ này. Một thằng là tài xế xe bus, thằng kia nghe đâu làm cho hãng xây cất, thằng tóc bạc trắng ăn disability dài hạn, còn thằng tóc đỏ chuyên bán mutual fund, hai mụ kia thì một là thư ký cho một hãng bảo hiểm và một là nhân viên bán hàng cho một tiệm bán áo quần.

Ông Bình:

- Coi bộ cụ rành đám này.

- Tại tôi hay ngồi đây vào cuối tuần, và có lần buột miệng hello với mấy tên ấy. Trong bọn, thằng bán mutual fund có vẻ dễ chịu hơn cả. Tôi đã có lần nói chuyện với nó. Nó thấy mình ăn mặc sạch sẽ, nói tiếng Anh tuy có accent, nhưng ít nhất thì cũng ngay ngắn, đàng hoàng, và khi nó biết mình làm technician cho một hãng có tí tiếng tăm thì nó lân la nói chuyện với mình. Các cụ đã biết cả rồi: bọn bên này nó chả nhọc công làm quen với ai nếu nó không thấy khai thác được chuyện gì! Nó gạ mình mua mutual fund của hãng nó! Nó là trung gian môi giới tài chánh mà!!

Ông Bình:

- Mất chính quyền đau thật, mà mất nước về tay mấy thằng cọng sản thì cái nhục còn gấp vạn lần. Qua đây là xứ dân chủ, tưởng đã thoát được cái nhục, nào ngờ nó còn chồng chất ... Tôi là tôi chúa ghét mấy thằng tài xế xe đò, xe buýt, vậy mà đến xứ này mình cứ phải gặp chúng nó dài dài. Nói ngay tình thì nơi nào cũng có kẻ tốt người xấu, nhưng thỉnh thoảng gặp mấy thằng tài xế mất dạy là mình lại tức đến lộn ruột.

Ông Luận vỗ vai bạn:

- Hạ hoả đi ông bạn ơi. Chấp làm gì bọn ấy. Xứ nào bọn thất giáo cũng như nhau cả. Tôi cũng mới đây thôi, hôm xe bị hỏng, phải đi bus về nhà. Thằng tài xế xe bus cà chớn. Nó nhìn mình làm ra bộ lơ đãng, rồi thật lâu nó mới chịu xé cái transfer cho mình.

- Tụi nó là một bọn racist! Ông cứ hỏi tên và số hiệu của nó rồi thưa nó cho nó mất việc, cho nó chết cha nó đi!

- Nó chả mất việc đâu, mà lại nhọc công, nhọc lòng mình. Chúng cứ tưởng là đám di dân đến xứ này toàn là một lũ ăn bám hay một lũ mọi rừng. Thật ra chúng nó mới là mọi. Chúng nó sống và suy nghĩ như mấy cái máy mà xứ này đã rập khuôn vào đầu chúng rồi. Chúng nó đâu biết là bọn ăn trên ở đây khôn hơn cả quỉ. Chúng nó tài tình lắm. Chừng nào chúng còn cho người vào xứ chúng nó thì có nghiã là di dân nhập cư còn đem đến thặng dư ngân sách cho xứ của chúng. Còn ngược lại, đừng hòng! Mấy thằng tài xế xe buýt qua đến xứ mình thì sợ là xích lô cũng không có cho chúng nó đạp! Chung qui cũng là do bọn cọng sản khốn nạn mà ra cả. Nhưng dân mình cũng phải là dân thế nào mới vấp phải cái bả ấy đậm đến như thế chứ!! Ai bảo là dân mình thông minh, chớ tôi thì tôi thấy dân mình nhìn chung chả khác mấy anh mọi Phi Châu mấy tí: người lạ từ xa tới nói gì cũng nhắm mắt tin theo, còn anh em trong nhà thì hở ra là cãi cọ, đấu đá lẫn nhau.

Ông Phụng:

-Thật thì người mình qua đến đây cũng khá phức tạp , cũng đủ thành phần; ngay những người có ăn có học mà nhiều kẻ cũng còn lèm bèm lắm. Nhưng chuyện chúng nó, chúng nó làm; chuyện mình, mình làm; mình chẳng động tới chúng, mà mình cũng chẳng chấp chúng, vậy là mình sống yên ổn. Các ông biết không? Dàn trên phiá bên này chúng nó cũng có một nhúm với nhau, nó không nói trắng ra là lũ di dân, tị nạn, dẫu có là con giòng cháu giống đi nữa, cũng chỉ là tay sai, bồi, bếp nhà chúng mà thôi, nhưng có ở gần bọn chúng, và có việc phải tiếp xúc với chúng nó thì mới thấy được. Rừng nào cọp nấy mà.

Ông Bình:

- Chỗ ông làm có bị nạn đó không?

- Đâu mà chẳng có! Nhưng mình biết việc mình, phận mình là êm. Còn đua với chúng nó sao được hả ông!!...Tôi kể cho ông nghe thêm chuyện này: mới hôm qua tôi đi thăm bệnh ở phòng mạch một cô bác sĩ người mình, mới ra trường vài năm nay. Cái con receptionist là một con nhóc nói được tiếng Việt, vài thứ tiếng Hoa, và tiếng Anh; vậy mà nó tiếp chuyện với người già, bà lão chỏng lỏn, trống không, làm như mấy người ấy là cái thứ gì ấy! Nó chỉ mới lớn lên ở xứ này ít năm đó ông. Nhưng mà, tôi cũng đã có dịp gặp được một cô y tá hết sức tử tế cách đây không lâu. Có lẽ hôm ấy tôi đã gặp may.

Ông Bình bỗng thấy nhói một cái bên phiá trái tim. Mặt ông tái đi. Ông lẩm bẩm: '' Cẩn thận, không khéo lại bị stroke''. Trong bốn người xem như là bạn đồng lứa sáng nay, ông là người kẹt nhất: qua trễ nhất, mà gia đình lại problem nhiều nhất. Nhiều hôm, đang tắm, ông lên cơn giận bất thần, ông đấm tay rầm rầm trên thành bồn tắm, nước mắt, nước mũi dàn dụa. Cái thân mình chịu đọa đầy không nói làm gì, nhưng mụ vợ hèn và dốt quá, và lũ con thì đúng là một lũ mán rừng. Ra đường bị lũ mọi xứ này coi thường là phải lắm rồi!

Ông Phụng:

- Ông đau gì vậy? Có cần tôi đưa về nhà không?

- -! không sao đâu. Êm rồi. Thỉnh thoảng tôi bị nhói tim một cái. Tôi vẫn thường đi check với bác sĩ gia đình, vài tháng một lần.

- Phải cẩn thận nghe ông. Cố gắng ổn định tinh thần. Đến tuổi mình rồi, cái gì cũng phải bỏ ngoài tai hết, cái gì cũng phải xả bỏ hết, nhất là các ông qua đã trễ, lại gặp nhiều khó khăn nữa.

Ông Luận:

- Cứ noi gương ta đây nè. Vợ, con èng èng hả? Cho chúng mày đi luôn. Chúng mày đã quên rằng ông đã từng là "vua" thì ông còn chi mà cần đến quân bay nữa. Ông chẳng cần đến tụi bay, ông cũng vẫn sống khoẻ mà. Các ông thấy không, không có đàn bà khoẻ hẳn ra các ông ạ. Vậy mà lũ khốn ở đây nó vẫn tìm mọi cách nhồi vào đầu mấy lão già mắc dịch là bảy bó vẫn động cỡn ... ngon lành được! Quỉ có khác!!!

* * * * *

Ba người tách làm hai khi ra khỏi Timothy. Ông Bình lấy metro về nhà trước, còn ông Phụng và ông Luân rủ nhau đi lòng vòng quanh cái mall kiếm mua mấy cái áo bán sale. Áo sơ-mi loại sang bình thường phải 50, 60 đô la một cái; hôm nay quảng cáo còn có nửa giá.

Ông Phụng quay qua ông Luận:

- Tôi xin lỗi ông trước. Hồi nãy ông nói đùa hay là thật vậy?

- Thật, chớ đùa gì?

- Tôi chẳng dám khuyên ông, nhưng đến tuổi mình mà cu ki một mình thì buồn lắm.

- Ông ở trong hoàn cảnh khác. Bề nào thì ông cũng trở lại được nghề cũ của ông, và bà xã ông cũng học hành, có việc đàng hoàng. Các cháu nhà ông lại nhanh nhẹn, tháo vát. Tôi có nói chuyện vài lần với các cháu. Cả nhà ông ít nhất có một mẫu số chung là hiểu được tổ chức xã hội và cách suy nghĩ của tụi bên này. Tôi tin là ông nói gì thì bà ấy và các cháu đều hiểu cả. Cứ cho là tôi đoán mò đi, nhưng tôi tin những người trình độ đồng đều nhau, dễ cùng hiểu với nhau nhiều vấn đề .

- Thì vợ, con ông cũng có khác gì vợ, con tôi.

- Khác lắm đó ông. Tôi nói mà không ai hiểu tôi cả.

Ông Phụng:

- Tôi còn nhớ ngày xưa lúc học chung với ông ở lớp toán thống kê, ông thầy dạy bọn mình khen là ông có bộ óc tinh nhạy lắm, và còn khen là ông hiểu rất kỹ các nguyên tắc làm quyết định trong kinh doanh mà.

- Cám ơn ông đã nhắc lại chuyện cũ.

- Cách đây ít lâu, một thằng cháu nhà tôi ở Mỹ qua chơi, nói là có biết ông, và còn nhắc rằng hồi kia ở Sàigòn ông dạy môn kinh tế năm thứ nhất và năm thứ hai rất hay và rõ ràng. Nó nói là qua đến Mỹ mà nó còn tiếp tục học về business là vì còn nhớ đến ông.

- Hân hạnh cho tôi quá! Nhưng bụt chùa nhà không thiêng ông ơi!!

- Dạo ở Sàigòn, lại nhà ông chơi, bà vợ ông bà ấy hiền lắm mà.

- Xưa khác, nay khác! Gia đình tôi đã đặc biệt, mà gia đình bà vợ tôi còn đặc biệt hơn. Bà ấy có bà chị lớn thì từ khi về nhà chồng ngày càng khôn ngoan ra, kỹ càng và sắc bén mọi mặt, mà ngoại giao thì không ai bằng. Có bao nhiêu cái khôn ngoan bà ấy lấy hết cả, còn con mụ nhà tôi thật kỳ lạ, mụ ấy ngày càng cùn đi, nhiều khi nghe mụ ấy nói chuyện, mình có cảm tưởng mụ ấy chưa học hết tiểu học. Mụ ấy chả biết chuyện gì bên ngoài hàng rào căn nhà cả; mụ chỉ biết cắm đầu vào làm như tù khổ sai cho mấy đứa con, và lúc nào cũng lo không biết hũ nước mắm trong bếp mỗi ngày vơi đi mất bao nhiêu. Sau 75, lúc còn kẹt ở VN, nói gì mụ ấy cũng không chịu nghe nữa! Nhiều lúc muốn phát điên.

- Ông có nói quá không đấy?

- Ông biết tính tôi mà. Tôi đâu có phải là loại nói xấu vợ, con, nhưng quả thật là mình hết hy vọng rồi. Ở xứ này một vài yếu tố quyết định thành bại là phải luôn tìm học, tìm hiểu, phải thích nghi với môi trường chung quanh, phải giữ cho được những interpersonal relation tốt đẹp thì mới sống được.

- Phụ nữ nhiều khi họ thực tế hơn mình đó ông. Họ chả cần nghĩ xa xôi đâu. Họ chỉ cần có cái cheque dù ít nhưng có để trả ngay được tiền nhà, tiền ăn là đủ. Ông còn nhớ ông anh tôi chứ? Ngày xưa ông ấy là giám đốc ngoài cảng. Bây giờ ông ấy sống một mình. Gặp ông ấy bao giờ tôi cũng được nghe một câu: "Cái con mụ ngu dốt ấy nó làm nhục tao ; nó bảo là chẳng hiểu các ông tiến sĩ, với giám đốc hay ho cỡ nào, mà chạy ra ngoài rồi chả ông nào mở nổi một cái tiệm nho nhỏ kiếm đủ sống để nuôi vợ, con, trong khi dân chài lưới ,với dân làm ruộng họ kiếm tiền như nước !" Ông ấy còn nhắc, và giận dữ: "Nó còn dám bảo mình là thôi đi ông ơi! Cứ bắt chước con này làm cu li mà sống, chớ cứ chờ hết interview này đến interview khác thì chỉ có mà rã họng!!!"

- Đúng là cái lũ đàn bà đái không qua ngọn cỏ. Chúng đâu có biết chúng ông đã bầm dập, te tua đủ kiểu rồi. Ở xứ này mấy gã di dân già đã là cái nợ đời, đời nào miếng ngon, miếng lành tụi nó chịu nhường cho các anh được. Khôn hồn thì ngồi yên, không nhúc nhích, cựa quậy, chờ lãnh tiền già. Còn rán mang cái thân trâu già mà kéo cày thì ... sớm qui tiên lắm.

Nói đến đây ông Luận buột miệng:

- Mẹ chúng nó chứ. Cứ đằng thẳng ra thì đến thống đốc ngân hàng liên bang Mỹ ông cũng chẳng coi ra cái thá gì ...

Ông Phụng:

- Này ông. Đúng là cứ đằng thẳng ra thì mình đâu có thua kém thằng quỉ nào, nhưng thống đốc liên bang Mỹ cũng có thớ lắm đấy! Nó chả phải là hạng người phàm.

- Vẫn biết vậy. Cái giống chúng nó là cái giống ăn người mà. Chúng nó đâu có khờ khạo như dân mình. Ngay từ thế kỷ mười lăm, mười sáu chúng nó đã phiêu lưu tìm kiếm những vùng đất mới; và đến những thế kỷ gần đây thì chúng nó ăn trùm thiên hạ. Ông cứ nhìn ngay cái xứ này thì rõ: chỉ hơn hai thế kỷ mà nó đã xây dựng bao nhiêu công trình, đường xá,... Bắc Mỹ ngày nay giàu có là nhờ phần lớn tài nguyên và mồ hôi, sức lực, cùng trí tuệ của những xứ khác.

Ông Phụng:

- Mình cũng phải công bằng một tí chứ: nếu không có cái giống ăn người ấy thì không chừng cả thế giới vẫn còn sống trong bóng tối của thời trung cổ, và bọn mình ngày nay...

Ông Luân cướp lời:

- Không có chúng nó thì cái giá chót của tớ đây cũng vào cỡ tổng trấn Bắc Thành. Ông Phụng tiếp theo câu đùa của bạn:

- Còn tớ thì mèn ra cũng thượng thư bộ học.

Hai người nhìn nhau phá ra cười.

Ông Luân chià tay ra bắt tay bạn:

- Thôi nhá, hẹn một dịp khác mình gặp lại nhau nghe bạn. Bữa nay tôi phét lác như vậy đã điếu lắm rồi!

Sầu Đông

Free Web Hosting