Sưu Khảo & Lược-dịch từ sách "Nanhai Trade" của Wang Gungwu

Hải Thương Trên Biển Đông Thời Cổ

Phần Dẫn Nhập

Văn minh Trung Hoa bắt đầu từ đất liền, tức là từ b́nh nguyên Hoàng hà (cách cửa sông rất xa). Lúc mới h́nh thành, thế-giới văn minh ấy gồm có những ruộng nương mà con người cày cấy, họ thường phải chiến đấu để bảo vệ nó, những ḍng sông mà con người kiêng nể và cố công thuần phục, và những phố phường thành quách được xây-dựng để họ ẩn nấp và pḥng-thủ trước quân thù. Biển cả chỉ được xem là một biên cương ḥa b́nh nằm về hướng đông, từ đó đem đến muối, cá và cũng là đường ranh giới sâu thẳm và bất tận giữa một bên là ông hoàng, nhà hiền triết cùng người dân thường và một bên là các thần thánh và những linh hồn bất tử.

Từ rất xa xưa những người Trung Hoa đầu tiên chắc đă biết thế nào là biển cả. Thực ra một bộ phận của các bộ tộc nước Ân (những người thiết lập ra triều đại nhà Thương 1523-1027 trước CN) đă cư trú tại các vùng duyên hải Sơn Đông và Hà Bắc và nếu căn cứ vào cách họ sử dụng vỏ ṣ ốc người ta đoán là bộ tộc này đă di-cư từ miền Nam lên mà cũng có thể họ đă từng trước đó giao thương lâu đời với vùng Đông Nam Á. Nhưng xét cho cùng th́ cả hai quan điểm trên đều không hội đủ những chứng cứ xác đáng. Theo những ǵ mà người ta biết được th́ đối với cái nền văn minh h́nh thành từ sự ḥa quyện giữa các bộ tộc nước Ân với các chủng tộc vùng Trung nguyên có từ trước cả nước Ân và kế đó là cùng với các nhóm bộ lạc phía Tây đă lập nên nhà Chu (1027-256 trước CN) th́ biển cả không có chút quan trọng nào cả. Không có bằng chứng nào cho thấy có sự quan tâm nào đến việc trao đổi các sản phẩm biển cho măi đến giữa triều đại nhà Chu.

Lúc đó là thế kỷ 6 trước CN, khi nước Tề, sau khi thôn tính hầu hết bán đảo Sơn Đông và miền Nam Hà Bắc, đă cho các nước khác thấy việc tiến hành một nền thương mại và công nghiệp phát triển hệ trọng đến mức độ nào. Ông quan được nhiều người biết tiếng thời nhà Tề là Quản Trọng, không những chỉ thúc đẩy việc mua bán đồng và sắt bằng đường sông với Hoa Nam cùng thúc đẩy sự lớn mạnh các ngành công nghiệp tơ lụa, mà Ông c̣n khuyến khích phát triển của ngành đánh bắt hải sản qui mô lớn và ngành sản xuất muối (có thể bao gồm cả giao thương buôn bán cá ướp muối (1). Thủ phủ nước Tề là Lâm Túc, một đô thị nằm trên sông Túc cách vịnh Lai Chu 50 dặm (trông ra vịnh Chihli) đă trở thành một trong những trung tâm thương mại lớn nhất Trung Quốc trong hai thế kỷ kế tiếp. Những đoàn tàu đánh cá của nơi đây nhất-định phải lớn lao nhưng chẳng có bằng chứng nào cho thấy người dân nước này sử dụng biển như một huyết mạch giao thương.

Rồi đến thế kỷ sau (Thế kỷ V trước CN), đă có chứng cứ đầu tiên về hoạt động giao lưu thương mại giữa bán đảo Sơn Đông và vùng cửa sông Dương Tử. Việc giao thương này di­n ra ngay sau khi xuất hiện các vương quốc phi Trung Hoa như nước Ngô và nước Việt (ngày nay chính xác là hai tỉnh Giang Tô và Triết Giang). Hai vương quốc này trở nên giàu mạnh một phần nhờ gia tăng việc giao thương với các đô thị Trung Hoa ở phía Bắc và phía Tây Bắc của họ. Điều có ư nghĩa là sự thành công của hai nước này phần lớn nhờ biết cách lợi dụng bọn quan lại người Hoa và ngành chuyên chở đường thủy đă phát triển (2) của chính họ.

Trong một tài liệu được lưu trữ có tên là Quốc Vụ (Sử Quốc-gia), người ta t́m thấy bằng chứng về một chuyến vi­n-chinh của Hải-Quân nước Việt đến tận duyên hải Sơn Đông vào giữa thế kỷ thứ 5 (tr. CN). Tài liệu mô tả lộ tŕnh chuyến đi bắt đầu từ một cảng nằm gần cửa sông Dương Tử, có thể là Tô Châu ngày nay, rồi men theo duyên hải Giang Tô lên tới tận vịnh Triều Châu. Tài liệu cũng cho thấy là người Việt rất rành rẽ về hải tŕnh này và có thể trước đó người Việt đă nắm giữ phần lớn việc giao thương trong vùng (3). Đó cũng là bằng chứng về khả-năng vượt trội của Hải-Quân người Việt. Ngược lại, không có ǵ chứng-tỏ là những h́nh thức hải-thương nhu vậy quan-trọng với người Trung-Hoa.

Xét theo quan điểm của sử học cận đại th́ chính việc sử dụng những quan lại người Hoa ở hai nước Ngô, Việt mới là bước phát triển quan trọng hơn. Đó mới quả thực là bước đầu tiên tiến tới "Hoa hóa" dần dần cái bộ phận cực bắc của một nhóm các dân tộc mà dân Trung Hoa gọi là người Việt. Dân tộc Việt không hẳn là phi Hoa mà có thể theo cách gọi của giáo sư Owen Lattimore, "chưa hẳn là Hoa", việc "Hoa hóa" bao hàm tất cả tiến tŕnh đồng hóa và nô dịch" mà theo giáo sư Owen Lattimore nhận xét khi nghiên cứu sự phát triển của xă hội Trung Hoa, đă hoàn tất mỸ măn bằng việc đồng nhất hóa về mặt văn hóa và sự hợp nhất các dân tộc cùng ṇi giống hay quan hệ huyết thống gần gũi, mặc dù chưa hẳn là Hoa về mặt xă hội nhưng sẽ là người Hoa ngay khi người dân tiếp thu những đặc tính văn hóa biến đổi họ thành người Hoa (4). "Công việc Trung Hoa hóa" từ lâu đă được khích thích bởi các cuộc tiếp xúc buôn bán lâu dài, nay lại được gia-tăng mau hơn, khi người Việt bành trướng về hướng bắc tới tân châu thổ (b́nh nguyên) Hoàng hà. Các nhà cai trị nước Ngô và Việt chấp nhận những thể chế Trung Hoa qui phục các nhà tư tưởng và các nhà chính khách Trung Hoa, nhưng việc đồng hóa của người Trung Hoa phương bắc chỉ gia tăng nhanh sau khi vương quốc hùng mạnh của người Việt đă tan ră trước các đạo quân của nước Sở vào năm 334 trước Công Nguyên. Nguyên nhân chính của việc này là do người nước Sở (thủ phủ nước này là tỉnh Hồ Bắc ngày nay) đă đem văn hóa của ḿnh làm giàu cho văn hóa Trung Hoa để rồi sau đó chính họ lại bị Hoa hóa. Từ thế kỷ thứ III trước CN, người nước Sở đă đóng góp phần lớn vào việc truyền bá văn hóa và ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa xuống phía nam và sang phía đông. Chính v́ vậy mà vào thế kỷ thứ 3 trước CN khi người Việt vùng Giang Tây bị đồng hóa cũng có nghĩa là nhóm người đầu tiên sống chết với biển đă trở thành bộ phận của dân tộc Trung Hoa. Người Trung Hoa lúc này bao gồm cả những người "dùng thuyền thay cho xe và dùng mái chèo thay v́ cưỡi ngựa.(5)

Từ rất lâu người ta biết rất rơ là việc giao thương buôn bán đă đến trước việc chinh phục về chính trị, và văn hóa của người Hoa. Tại Hoa Nam, người Hoa đổi tơ lụa và hàng hóa chế tạo của họ để đổi lấy những hàng hóa xa xỉ như ngà voi, ngọc trai, đồi mồi, lông chim bói cá (Phỉ Thúy) và lông công, sừng tê giác, quế hồi và trầm hương. Cùng đi đôi với sự phồn vinh mỗi lúc mỗi gia tăng ở đồng bằng Hoàng hà, nhu cầu về hàng hóa trên cũng gia tăng theo, và nhu cầu này có thể là động cơ mạnh nhất cho việc bành trướng quyền lực chính trị của người Hoa xuống phía nam. Cuối thế kỷ thứ 4 trước CN, người Trung Hoa đă phần nào nới rộng sự kiểm soát của họ tại khu vực nam sông Dương Tử, chuyển động cuối cùng nhắm hướng Nam Hải chỉ c̣n là vấn đề thời gian mà thôi.

Cuộc chiến gay go tranh giành quyền lực giữa thất chiến quốc với nhau đă tŕ hoăn cuộc vận động Nam tiến này. Cho tới năm 221 trước CN, người chiến thắng sau cùng của cuộc chiến, tân đế chế nhà Tần, nắm toàn bộ vùng duyên hải từ bán đảo Liêu Đông (ngày nay nằm trong Măn Châu) tới cảng Ninh Phố (Ningpo) thuộc tỉnh Triết Giang bây giờ. Năm ấy Tần Thủy Hoàng đă chuẩn bị sẴn sàng cho cuộc tiến quân vào đất Việt. Năm 214 trước CN, vị Hoàng Đế này đă cai trị được hầu hết những khu-vực duyên hải nam Triết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông và Bắc Việt. Người Trung Hoa đă tiến được đến Biển Hoa Nam.

Biển Nam Trung Hoa chính là trọng tâm của loạt bài nghiên cứu về ngành giao thương Trung Hoa này vậy. Vùng biển nam Trung Quốc trải dài về phía tây từ cảng Phúc Châu tới cảng Palembang, c̣n về phía đông th́ từ hải đảo Đài-Loan (Formosa = Taiwan) tới duyên hải phía tây của Borneo. Vùng này rộng tương đương với vùng Nam Hải, mà các tài liệu cổ Trung Hoa vẪn nói đến.

Vùng biển nam Trung Quốc có một số cảng tốt nằm giữa Phúc Châu và Sài G̣n và điểm nổi bật là nó có đặc tính gần giống với Địa Trung Hải. Lộ tŕnh giao thương chính của vùng này mà một đầu nằm ở phía đông bắc và đầu kia phía tây nam, lọt vào đường đi của hai luồng gió mùa, do đó rơ ràng là vùng này thích hợp với loại hải hành theo gió mùa.

Vùng biển này có một vị trí quan trọng ở Đông Nam Á và là nơi, trong bài viết này, được xem như là một đơn vị vùng trong việc nghiên cứu cổ sử.

Cần phân biệt rơ ràng giữa một bên là cái đơn vị ra đời từ lâu và một bên là vùng Đông Nam Á, chỉ mới xuất hiện từ thế kỷ thứ 10 sau CN, nghĩa là sau khi nước An Nam đă giành được độc lập chính trị từ tay Trung Quốc và sau sự xuất hiện một nền văn hóa tổng hợp mới của các nước chịu ảnh hưởng Ấn Độ như Đông dương và Indonesia. Cái đơn vị vùng gọi là Đông Nam Châu Á này đại thể bao gồm các vùng đất và biển nằm ở phía nam vĩ tuyến 30 độ Bắc (bán cầu) và kinh tuyến 90 độ Đông. Đặc điểm của vùng này là tính cách tương đồng về văn hóa và chủng tộc trước khi có sự thâm nhập của người Trung Hoa và người Ấn và sự thể là cả hai nền văn minh lớn này bắt đầu tiến vào vùng này gần như cùng một thời điểm. Vùng đất này lại càng quan trọng hơn khi một bộ phận dân chúng hướng đến người Trung Hoa để t́m sự phát triển thương mại văn hóa và chính trị th́ lại có một bộ phận khác quay sang người Ấn. Nét đặc trưng mang nhiều ư nghĩa là gần như vào khoảng giữa miền duyên hải phía tây của vùng này, ở 15 độ vĩ bắc, khoảng giữa vùng Tourane ngày nay, ta có thể kẻ một đường hướng vào đất liền, đi chếch về hướng tây bắc phân cách rơ ràng ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ rất khác nhau. Đường phân chia này cũng cho thấy hai phương pháp chinh phục văn hóa khác biệt: Trung Quốc bằng con đường đất liền c̣n Ấn Độ hầu hết bằng đường biển. (6)

Vùng biển Nam Trung Quốc là trục lộ chính được gọi là nền giao thương Đông Tây ở Châu Á, xét cả về mặt trao đổi hàng hóa lẪn mặt tư tưởng. Đây là "Con đường tơ lụa"thứ hai. Các thủy lộ chạy ngang các eo biển (giữa các đảo) có thể ví như những sa mạc và những hẻm núi Trung Á. Các cảng nằm trong trục lộ này giống những "lữ quán, trạm dừng chân" (kiểu phương đông). Người Hoa bắc đánh giá vùng đất liền bên ngoài Bích Ngọc Môn thế nào th́ người Hoa nam cũng nh́n vùng biển Nam Trung Quốc như thế ấy. Chủ yếu nhận định cục diện này của trục lộ giao thương đă tạo cảm hứng cho bài khảo sát ngắn chung quanh cuộc bành trướng của người Trung Hoa xuống vùng duyên hải phía nam.

Người ta biết rất ít về đời sống kinh tế của các dân tộc nam Trung Quốc thời xa xưa (7). Một số ít địa điểm tiền sử dọc duyên hải đă được khảo sát cũng chỉ thấy rằng người dân đă từng sinh sống ở đây khác hẳn người Trung Hoa và đă có một nền văn hóa dị biệt. Một số tài liệu Trung Hoa c̣n sót lại miêu tả một cách sơ lược về những dân tộc có nền văn hóa kém phát triển cư ngụ tại khu vực phía nam sông Dương Tử. Trong các sắc dân này; hầu hết thuộc nhóm "Bách Việt" có lẽ đă sinh sống ở dọc bờ biển, từ nam Giang Tô đến vùng Bắc Việt. Họ là những thuyền nhân và những thủy thủ lành nghề, thường nắm giữ phần lớn việc giao-thương với người Trung Hoa, nhiều khi bằng đường biển tới tận duyên hải Giang Tô. Không thấy có tài liệu nào nói đến sự giao thương đường biển từ vùng biển Triết Giang hướng xuống phía Nam, nhưng do giao thông trên bộ khó khăn giữa Triết Giang với Phúc Kiến, ngay cả trong nội hạt Phúc Kiến, giữa Phúc Kiến với Quảng Đông, mà tất cả đều chỉ dấu rằng đường biển phải là phương tiện đi lại d­ dàng và có lẽ là cách di-chuyển an toàn nhất. Lịch sử cận đại khi nhận xét về khu vực này, khẳng định tầm quan trọng của việc buôn bán ở các vùng duyên hải đối với đời sống dân chúng. Chúng ta có thể kết luận là khi nói đến h́nh thức giao thương của người Việt trong các thời kỳ cổ xưa, điều chắc chắn là hầu hết công việc giao thương đó đều được tiến hành bằng các tàu biển xuôi ngược ven vùng duyên hải biển nam Trung Hoa. Tuy nhiên c̣n một điều có vẻ chắc chắn là người Trung Hoa không đóng một vai tṛ nào trong việc thực hiện những giao thương này, cho đến khi mở ra kỷ nguyên của Đệ nhất Đế Chế vào năm 221 trước CN.

Dương Hữu Đức & Vũ Hữu San

--------------

(1) T'ung Shu-Yeh, Xuân Thu Sử (722-481 tr. CN) Đại Học Ch'i-lu xuất bản số 5 năm 1946 trang 150-152.

(2) Nước Ngô bành trướng về hướng Bắc (kể từ giữa thế kỷ VI tr. CN). Nước Việt đă chặn đứng cuộc bành trướng này (vào năm 473 tr. CN). Từ 473 đến 334 tr. CN nước Việt trở thành một thế lực lớn vùng duyên hải đông nam Trung Quốc. Sử kư (Shih-Chi ), 41 3a-5a và Ngô Việt Xuân Thu, chương xvi, trang 232. So sánh K.S. Latourette, bản hoa ngữ, New York, ấn phẩm thứ 3 (1950) trang 50.

(3) Quốc vụ, chương 19, trang 219. Xem thêm tác giả Wei chu-hsien; quan hệ giữa Trung Quốc cổ đại và phương Tây trong quyển Ku-shih Yen Chiu (cổ sử nghiên cứu), Thượng Hải1934, số 11, phấn 2 trang 762 (= cổ sử nghiên cứu)

(4) Owen Lattimore "An Inner Asian Approach to the Historical Geography of China" (đi sâu vào cách tiếp cận kiểu Châu Á vào địa lư kiểu Trung Hoa) trong tạp chí địa lư (geographical Journal)số CX, tháng 7-, 1947, trang 184.

(5) Xem Ngô Việt Xuân Thu, chương 6, trang 232

(6) Người Trung Hoa lần đầu tiên chuyển động xuống phía Nam là vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên nhưng phải măi đến giữa thế kỷ thứ 1 sau công nguyên họ mới thực sự chiếm được phần Bắc nước An nam. Cũng cùng thời gian ấy, người Ấn, một cách ḥa b́nh hơn, đă đem văn hóa của họ tiến xa hơn về hướng đông, tới tận Phù nam và có thể cả Lâm ấp nữa. Và đến gần cuối thế kỷ thứ 3 sau công nguyên, các đội quân của người Trung hoa đă đối đầu với đội quân của những người Chàm( chịu ảnh hưởng của Ấn độ) trên chiến trường Nam bộ An nam

(7) Để hiểu thêm về những tranh căi hiện nay chung quanh các chủng tộc cư trú từ lâu đời ở Hoa Nam, xin xem thêm Lichi, the Formation of the Chinese People( h́nh thành dân tộc Trung hoa), Cambridge, 1928; W. Eberhard, A History of China (lịch sử Trung Quốc) London, 1950, và cuộc nghiên cứu mới đây của Harold J-Wiens, "China's March towards the tropics" (Đường Tiến của Trung Quốc Hướng xuống Vùng Nhiệt đới) Yale University, 1954

Free Web Hosting