VŨ-HỮU-SAN &Thế-Giới của Nước
 

Home
TàuCộng KhóThắng BiểnĐông
Tham-Luận Biển Đông
Hải-phận Cho Quốc-Gia Lào
ThủĐoạn TiêuDiệt VănHóa
BảnĐồ ThuyếtTrình Edm&Calgary
Dự-Án Song-Tử
Tàu TrungCộng Cắt Cáp Tàu ThămDò VN
Biển Đông 74,000 năm trước
Hải-đồ DângGiặc
Bản-Đồ Bắc TrườngSa
BảnĐồ MalaysiaViệtNam
Nước Việt Hình Chữ S
RVN-CDWR-MainBody.pdf
Hải Phận Triệu Km2
Hải Phận Triệu Km2 (Tiếp)
Hải Phận Valencia
TàiLiệu PhápLý
BảnÐồBiênGiớiViệt-Hoa
Bản-đồ Phân-Chia Vịnh Bắc-Việt
VịnhBắcViệt
LáThư Gởi Đầy Tớ
Law of the Sea
Forum Openings
RVN WhitePaper75
ChinaPropaganda-LuuVanLoi
TiếngNóiVịnhBắcViệt
VấnÐềBiênGiới-BsNguyenÐanQuế
HảiGiới ViệtHoa
Vùng Biển Sâu Cho Tương-Lai
LêChíQuangPhảnÐối
CácĐội HoàngSa
NamQuan
BiểnĐông ThiênKỷMới
Biển Đông Ô Nhiễm
VịnhBắcViệt-HàngHải
VịnhBắcViệt-HuyềnThoại
NguyễnNhã-NghiênCứu HoàngSa
Chủ Quyền HoàngTrường
HảiThươngBiểnÐôngCổThời
BsTrầnÐạiSỹTổngKếtHảiChiến
HảiChiếnHoàngSaNóiChuyện
Hải Chiến Hoàng Sa
HQ16ÐàoDân
HảiChiếnHoàngSaTrầnThếÐức
VĩnhLiêmHoàngSaHảiChiến
Chuyện Một Con Tàu
NgườiBạnHảiQuân
BạnTôiSầuÐông
HồngNhanMộtThời
CâyÐinh
NhữngÔngThánh
ÐờiSống CăngThẳng
HỗnChiến
NgỗngTuyết
NgườiĐànBà
CònNụCườiNào
SóiGià
SachMoiNgoTheVinh
TranhCổTấnTinhChâu
HảiQuân Còn Mất
TuầnThám NguyễnVănƠn
FutureDestroyer
Mischief Situation
DER-HQ4
To Chuc HQVNCH
Forgotten ASPB
Études Vietnamiennes
Environments'Protection
VN Water Culture
Legends-Water Realm
Useful Books&Maps
VN Sovereignty
Vietnam Energy
Raft Across Pacific
Triết Lý Nước
HảiQuânViệtNam TừBaoGiờ
Hàng Hải Gốc Rễ Việt Nam
Ðịa Lý Biển Ðông
Thuật Ngữ Hàng Hải
NgườiViệt KhámPhá MỹChâu
Ngày HảiQuân1973
Lịch Sử Thuyền Bè
Bài Vè Thủy Trình
Petrus Ký&VănHoá Thuyền
Photo Album
Người Thủy Thủ Già
SoạnThảo HảiSử
MộtNgàyVớiÐÐCang
Lược Sử Nước
PhanQuỳnh
NguyễnVănLục
HT Nguyễn Văn Lộc
VũNgọcRuẩn BốTôi
VũVănToàn
ThơVăn HoàngĐìnhBáu
KỷNiệm ÐờiQuânNgũ
ChiếcBình TháiLọ
ChânDung SVSQHQXI
BảoBình&HìnhẢnh
Quê Nhà 50 Năm Trở Lại
ChuVănAn2B3-1956
Giải Ảo! HãyTỉnh Giấc Mơ Ma
AnhHùng NguyễnThànhSắc
ThuỷThủĐoàn HQ-4
ChiếnThuật ĐầuChữ T
HìnhẢnh HQ4 HảiChiến HoàngSa
TrangHình HảiChiến HoàngSa
Trận HoàngSa Hồ Hải
Hải-Chiến theo Trung-Cộng
Hải-Chiến theo BùiThanh
Diễn-Tiến Trận Hải-Chiến
TâySa HảiChiến
QuanBinhTC HoàngSa1974
HQ16-HQ5 Bắn Nhau
HQ5-Rã Ngũ
Đại-Tá Ngạc Ở Đâu
ChuyệnMột ConTàu
Bông Hồng Cho Nhựt-Tảo
Danh-Sách Tử-Sĩ Hoàng-Sa
DanhSách CốThủ HoàngSa
TrươngVănLiêm-HQ5
TruyệnNựcCười MấyAnh SửaQuân-Sử
Lệnh TamBấtĐả-HứaThếHữu
AnhHùng BH NguyễnVănVượng
TưởngNiệm AnhHùng NguyễnVănĐồng
Phạm Ngọc Đa AnhHùng Tử-Sĩ
TaoBanNuocKhong
VĩnhBiệt NguyênNhi
CáchNhìn LịchSử XâmLược
NgườiLínhGiàHQ4 NgôThếLong
NguyễnThượngLong-HảiChiến HoàngSa
NguyễnThượngLong-TìmMãi YêuThương
VănTế 74 TửSĩ HảiChiến HoàngSa
Nhớ lại HCHS & SuyNgẫm
HànhQuân TrầnHưngĐạo47
Bộ Hình ChiếnTrường HQ-4
Tài-Liệu CTCT/VNCH
Các ChiếnHạm VN&TC ThamChiến
TàiLiệuHQ4-TổngCụcCTCT
Lố bịch kiểu Tàu phù
Hải-Chiến theo LữCôngBảy
Phòng-Tai của HQ-4
Tiểu-Sử Anh-Hùng Tử-Sĩ
TrầnVănĐảm-AnhHùng&Nhà VôĐịch
AnhHùng BùiQuốcDanh
VũĐìnhQuang-AnhHùngHảiPháo
Anh-Hùng Vương-Thương
VưongThếTuấn: HQ4 Xin Rút Lui
Người AnhHùng HoàngSa
Thư HT PhạmTrọngQuỳnh
Thư Bạn ĐồngMôn ChuVănAn
Tìm Hiểu Gerald Kosh
Văn Tế HoàngSa
Những BàiCa HảiChiến HS
Thư Người Giám-Lộ
BứcThư 15 Năm
24 Years After Naval Battle
Tiểu Sử Vũ Hữu San
Tựa
ToànTập
Tổng-kết Hải-Chiến
Hồi Ký Của NgườiVề Từ HoaLục
Thư Riêng Về Đơn-Vị
Giới Thiệu
Gặp lại Niên-Trưởng NBT
TrùmMền HôXungPhong  

 

 

Sơ-Lược Hải-Sử Nước Ta:

Hải-Quân và nếp sống Thủy-sinh
trong dòng sinh-mệnh dân-tộc


Hải-Sử dân ta không những dài như trường-giang, rộng tựa đại-dương mà đã khởi đi từ sáu bảy chục ngàn năm về trước.

Vũ Hữu San

Sử-ký ở nước ta

Cụ Lệ-thần Trần-Trọng-Kim viết trong phần Tựa của cuốn "Việt-Nam Sử-Lược," quyển 1 như sau:

"Chủ-đích (của việc ghi chép Sử) là để làm một cái gương chung-cổ cho ngư(c)i cả nước được đời đời soi vào đấy mà biết cái sinh-họat của người trước đã phải lao-tâm lao-lực những thế nào, mới chiếm giữ được cái địa-vị ở dưới bóng mặt trời này. Người trong nước có thông-hiểu những sự-tích nước mình mới có lòng yêu nước yêu nhà, mới biết cố gắng học-hành, hết sức làm-lụng, để vun-đắp thêm vào cái nền xã-hội của tiên-tổ đã xây-dựng nên mà để lại cho mình ..."

Chủ-đích của vị Sử-gia tăm-tiếng họ Trần cũng là niềm mong ước của mọi người chúng ta khi đọc Việt-Sử. Tuy thế người lính thủy hay người thường-dân hành thủy hay cả những người yêu sông nước, biển cả - muốn thông-hiểu sự-tích nước mình, dân mình liên-hệ ra sao với sinh-hoạt nước - lại không được cái may mắn như vậy. Cầm cuốn Sử nước ta lên mà xem cho hết, người đọc chỉ thấy các sinh-hoạt quá-khứ của tiền-nhân ở trên đất, trên bờ; tương-tự như trong những cuốn sách sử-ký của các dân-tộc khác nằm trong lục-địa.

Sử-gia Trần-Trọng-Kim nhận-xét về chuyện "Sử nước ta được chép theo lối sử Tàu" một cách xác-đáng như sau: "Cái lối làm sử của ta theo lối biên-niên của Tàu, nghiã là năm nào tháng nào có chuyện gì quan-trọng thì nhà làm sử chép vào sách. Mà chép một cách rất vắn tắt cốt để ghi lấy chuyện ấy mà thôi, chứ không giải-thích cái gốc-ngọn và sự liên-can việc ấy với việc khác là thế nào." Vì thế, sinh-hoạt thực-sự của đại-đa-số dân-chúng không được nói đến trong Việt-sử.

Donald Worster đã một lần chê trách các nhà viết sử. Chúng ta cũng có thể bắt chước Ông mà phát-biểu một câu "nhẹ-nhàng" như sau: "Viết sử mà không có nước ở trong, đó là một thiếu sót lớn. Kinh-nghiệm nhân-loại (và đặc-biệt là của nguời "nước" ta) đâu có khô khan đến như vậy!"

Cách ghi chép chính-sử là như vậy. Tuy nhiên may mắn hơn cho dân ta, những sinh-hoạt thủy-sinh được kể lại khá nhiều qua dã-sử, cổ-tích và thần-thoại. Ngoài ra trong một số sách cổ-văn hiếm hoi, ta cũng thấy người xưa ghi-nhận được những sinh-hoạt. Sách Tàu cũng nói "Người Việt-cổ sinh hoạt dưới nước nhiều hơn ở trên cạn nên bơi lội rất giỏi, biết làm các thứ thuyền nhỏ là Linh và thứ thuyền nhỏ thân dài là Đĩnh, thuyền lớn gọi là Tu-lự, thuyền có lầu tức Lâu-thuyền và thứ thuyền có gắn mũi qua tức là Qua-thuyền... Theo Hoài-Nam-Vương Lưu-An đời Hán, thì người Việt rất thạo thủy-chiến, rất quen dùng thuyền, ở trên cạn ít mà ở dưới nước nhiều. Họ cắt tóc, xâm mình, đóng khố ngắn để tiện bơi lội, tay áo cộc để tiện chèo thuyền."

Hồn "Nước" dựng nước Việt-Nam

Biển Đông bao quanh một nửa đất nước chúng ta. Theo Bernard Philippe Groslier, biển cả đã gợi ra trong trí óc người dân Đông-Dương cái ấn-tượng về nguồn gốc của muôn loài, một tâm-tưởng đến cả thế-giới trước khi khai-thiên lập-địa và cũng là nơi quê-hương cho người chết (tổ-tiên) trở về.

Mỗi khi đề-cập đến đất nước quê-hương, mọi người Việt chúng ta đều có một ý-thức sâu xa về "hồn nước linh-thiêng". Một học-giả ngoại-quốc, Tiến-sĩ Keith Weller Taylor có lẽ là người đầu-tiên nhận ra điều này. Ông phân-tích chính-xác nhiều điều về tính-thần tự-chủ của dân Việt-Nam rất đúng. Taylor cho rằng: "Nước (Water) có hồn nước (Aquatic Spirit) linh-thiêng, có năng-lực tạo dựng nên dân-tộc, nên nước Việt-Nam chính-thống..." Chúng tôi rất thích đoạn-văn của Ông, tuy ngắn gọn nhưng ý-tứ uyên-bác, khó dịch sao cho chính-xác được. Vậy xin chép lại nguyên-văn như sau: "The idea of an aquatic spirit's being the source of political power and legitimacy, which attended the formation of the Vietnamese people in prehistoric times, is the earliest hint of the concept of the Vietnamese as a distinct and self-conscious people".

Hải-Sử, nơi chất chứa những (truyền-thống) cực kỳ quan-yếu của dân-tộc

Tại các nước Âu-Mỹ, Hải-sử (Maritime History) là một ngành khoa-học được khai-sinh từ lâu. Nhưng ở xứ ta, danh-từ "Hải-sử" ít khi được nghe nói tới, và cũng chưa có một cuốn Sử nào ghi chép thuần các sinh-hoạt thủy-sinh. Tuy vậy nếu xét cho kỹ, chúng ta thấy rằng Hải-Sử đúng là nơi cần-thiết cho việc ghi chép các thành-tích lẫy-lừng và truyền-thống cực-kỳ quan-yếu của dân-tộc.

Một phần của bài viết, phần "Tiền Hải-Sử" Việt-Nam mà chúng tôi trình-bày tiếp đây là những kiến-thức mới mẻ. Nhờ tiến-bộ trong nhiều ngành khoa-học, ngày nay nhân-loại hiểu biết nhiều hơn về quá-khứ. Tuy một số chi-tiết nhỏ còn là giả-thuyết, nhưng nói một cách tổng-quát, có nhiều nét độc-đáo về sinh-hoạt nước của tiền-nhân chúng ta đáng nói và đã có nhiều học-giả quốc-tế đổ xô đến nghiên-cứu.

Không ở một nơi nào khác trên địa-cầu, Khoa Tiền-hải-sử có nhiều vấn-đề cần tìm hiểu như tại khu-vực Biển Đông.

Riêng với dân-tộc Việt-Nam, Tiền-hải-sử phải được coi là một ngành học quan-trọng vì nhiều lý-do sau đây:

- Truyền-thống hàng-hải lâu đời của dân-tộc hiện-diện trong mọi sinh-hoạt dân-tộc.

- Bờ biển Việt-Nam và Hoa-Nam từ xưa đến nay chính là nơi quy-tụ nhiều kiểu ghe thuyền phong-phú hơn bất cứ nơi nào khác trên thế-giới. Kiến-trúc tàu bè Việt-Nam rất độc-đáo và đã đạt đến trình-độ kỹ-thuật cao ngay từ cổ-thời. Clinton Edwards cho rằng những Người Biển (Orang Laut) ở Đông-Nam-Á thuộc những bộ-lạc Hải-du (Sea nomads) phát-triển truyền-thống hàng-hải trước khi chính họ mở mang nông-nghiệp.

- Những nền văn-minh "nước" từ Hoà-Bình đến Đông-Sơn xuất-hiện liên-tục trong tiến-trình sinh-hoạt văn-hoá của người Việt-Nam. Nền văn-minh Hoà-Bình đã tiến-triển trong khoảng thời-gian 9,000- 5,600 năm TTL., chuyển sang Bắc-Sơn 8,300-5,900 năm TTL., liên-tục qua nhiều nền văn-minh; sau này tới thời Đồ Đồng của Phùng-Nguyên 3,000-1500 năm TTL., rồi Đông-Sơn 500 năm TTL., rõ ràng nhuốm mầu sắc hàng-hải."

- Theo Bernard Philippe Groslier, và dân-cư Đông-Dương (trong đó đại-biểu chính là Việt-Nam) đã đóng vai trò quan-trọng trong vùng Đông-Nam-Á. Cho dù Java có thể là nơi con người xuất-hiện trước hết, nhưng Đông-Dương luôn luôn là cái kho chứa nhân-lực mà từ đó gửi đi khai-hoá khắp vùng.

- Wilhelm G. Solheim II viết rằng: nh-hưởng của văn-minh Hoà-Bình tạo-lập lên các nền văn-minh Yangshao (Ngưỡng-Thiều, miền bắc Trung-Hoa.) và cả nền văn-minh Lungshan (Long-Sơn) cũng từ phiá Nam đem lại.

Solheim còn đi xa hơn nữa, Ông cho rằng Đông-Nam-Á thời cổ chính là nơi phát-sinh những đường hàng-hải giao-tiếp với khắp các nơi ở dọc bờ biển Á-Châu, Âu-Châu, Phi-Châu, Đại-Dương-Châu và ở cả Mỹ-Châu. Solheim lý-luận rằng chỉ có sự kiện Đông-Nam-Á giữ vai-trò trung-tâm phân-tán như trục một cái bánh xe toẻ ra khắp phía, người ta mới giải thích được hiện-tượng lịch-sử là tại sao các chủng-tộc khác biệt của loài người sống xa cách nhau trên khắp thế-giới lại có nhiều sự tương-đồng giữa những sinh-hoạt văn-hoá như vậy.

Bài viết này nằm trong chủ-đề "Hải-Sử", chúng tôi xin trình-bày về những sinh-hoạt thủy-sinh của dân ta trên sông nước (thủy), biển Đông (hải) và ngoài Đại-(dương). Đặc-biệt, hoạt-động Thủy, Hải, (Tuần-) Dương-quân đươc đặc-biệt kể đến như là những thành-tích cực-kỳ quan-trọng trong dòng sinh-mệnh của dân-tộc.

Những Thuyền-nhân Đầu-tiên của Nhân-loại

Trước hết, ta phải kể đến vấn-đề thật cổ-kính của thời-gian mà ít ai tưởng-tượng nổi. Phải có một thứ "văn-minh nước" nào đó đã xuất-hiện từ lâu tại vùng đồng-bằng Sunda. Kỹ-thuật thuyền bè của dân-cư Biển Đông đủ tiến-bộ để giúp di-dân đường biển từ Đông-Nam-Á sang Úc-Châu từ 60,000 năm trước. Chứng-cớ hiển-nhiên này không những đã được những nhà Úc-Châu-học công-nhận, mà các khoa-học-gia mọi ngành khoa-học khác cũng đồng-ý.

Văn-minh Nước thời Băng-Đá

Trong khoảng 60,000 năm cho đến nay, Trái Đất trải qua nhiều giai-đoạn nóng và lạnh chen kẽ nhau. Mực nước biển đã dâng lên hạ xuống nhiều lần, sự sai-biệt có tới 150m. Cách nay chừng 18,000 năm, diện-tích Biển Đông chỉ bằng phân nửa hiện nay. Khi băng đá hai cực địa-cầu tan rã thì nước biển dâng lên nhanh. Cho đến khoảng 4,000 năm trước Tây-lịch (TTL), hàng trăm ngàn dậm vuông lục-địa đã bị ngập dưới Biển Đông. Vì diện-tích đất đai bị suy-giảm nên mật-độ dân-số gia-tăng. Nhiều sự tiếp-xúc, trao đổi, va chạm giữa những giống người khác nhau đã xảy ra. Lúc xưa dân-cư sống rải rác khắp nơi trong vùng đất thấp rộng lớn Sunda, nay cùng gặp nhau trong một môi-trường sinh-hoạt mới vùng đồi núi. Tiến-bộ khởi-sự từ đó.

Theo ý-kiến của một số nhà khảo-cổ, khi nước ngập nơi cư-trú, dân-chúng từ vùng Sunda (kể cả Hoàng-Sa, Trường-Sa) đã chạy lên các vùng cao. Học-giả Thái-Lan Sumet Jumsai cho hay vào khoảng 16,000 năm trước đây, khi mực nước biển dâng lên nhanh thì số lớn dân-cư đã di-chuyển về khu-vực phía Bắc của Biển Đông. Có lẽ vì nhờ tập-trung nhiều nhân-lực, văn-minh Hoà-Bình bộc-phát. Peter Bellwood tường-trình công-trình chinh-phục Thái-Bình-Dương của dân-cư Hoà-Bình (Hoabinhians) trong cuốn sách nổi-danh của ông, cuốn "Man's Conquest of the Pacific"

Chester Norman cho rằng vịnh Bắc-phần và vịnh Thái-Lan mà lúc trước là hai vùng đồng-bằng trũng và cạn, nay biến thành hai vịnh biển mới. Văn-minh Hòa-Bình được tạo-dựng trong thời-gian thềm lục-địa Sunda bị ngập nước. Người ta phải di-chuyển đi khai-phá đồng-bằng. Yếu-tố quan-trọng nhất của đà phát-triển là sự ra đời của các giống cây cho hạt. Những loại ngũ-cốc thuần-hóa sau này thích-hợp cho ruộng nước. Khoảng 5,500 năm trước, cây lúa nước đã được trồng trọt.

Sinh-hoạt Biển Đông thời hậu Băng-Đá

Theo những ghi-nhận của ngành Địa-Chất-học, vào thời xa xưa, khoảng 16,000 năm trước, nuớc đại-đương dâng cao với đà gia-tăng nhanh nhất. Tại vùng Biển Đông vào thời Hău Băng-Đá, sự thay đổi của địa-thế rất mãnh-liệt. Những thay đổi đĩa-thế đã lôi-cuốn theo những thay đổi lớn về môi-sinh con người. Sự tiến-bộ vượt bực của văn-hoá người Việt (Yủeh) trong bối-cảnh bể dâu đó đã được William Meacham nghiên-cứu và trình-bày trong một bài viết rất nổi-tếng của Ông, nhan-đề "Origins and Development of the Yủeh Coastal Neolithic: A Microcosm of Culture Change on the Mainland of East Asia".

Một số kết-quả khảo-cứu trực-tiếp liên-hệ đến sinh-hoạt thủy-sinh như sau:

- Vì nguồn gốc và địa-bàn riêng biệt, sinh-hoạt người Việt ở duyên-hải khác-biệt với người Tàu ở Trung-thổ. Không thể nào vì thấy một vài ảnh-hưởng văn-hoá giống nhau mà người ta có thể coi dân Bách-Viêt như một thứ dân Tàu được. Nhiều chúng-cớ cho hay là loài người dã có mặt trên Sunda Land mười mấy ngàn năm trước. Những đồng-bằng thấp, được gọi tên chung là Sunda Land đó, nằm ngoài Biển Đông ngày nay đã hoàn-toàn bị ngập nước. Những dân-cư thời đó chính là tiền-nhân người (Bách-) Việt sau này. Họ sinh sống bằng cách thu-nhặt hải-sản như tôm cua, hào nghêu... , săn bát tôm cá ngoài hồ, ao, sông, biển. Trong khoảng từ 15,000 năm đến 4,000 năm trước đây, nước biển dâng lên, làm thay đổi môi-trường sinh-hoạt và tạo nên sự dồn ép mật-độ dân-số.

- Văn-minh Hoà-Bình xuất-hiện 11,000 - 7,600 trước đây, văn-minh Bắc-Sơn, khoảng 8,300 - 5,900 năm trước Tây-Lịch (TTL.).

- Bè tre và có thể cả loại ghe thuyền sơ-đảng được dùng khắp nơi, 10,000 năm TTL.

Người Việt và những Phát-minh thiết-yếu đóng góp cho Nhân-loại

Trái đất chúng ta đang ở có tới gần ba phần tư bề mặt che phủ bởi nước. Các nhà văn-minh-học đều đồng-ý rằng văn-minh loài người tiến-triển được là nhờ sự chuyển-vận.

Các sách Bách-Khoa Từ-Điển đồng-ý rằng cho đến ngày nay, chuyển-vận đường thủy vẫn quan-trọng hơn đường bộ và đường hàng-không. Nếu so với sự phát-triển đường biển thì "chuyển-vận trên đất liền phát-triển với một mức-độ chậm chạp hơn nhiều... Sự chuyển-vận đường bộ được cải-thiện rất ít cho mãi tới năm 1825, khi kỹ-sư người Anh George Stephenson áp-dụng máy hơi nước để chạy một đầu máy xe lửa ...

Sinh-hoạt trên địa-bàn "Nước", dân Việt là tác-giả hầu hết những phát-minh thiết-yếu về đường thủy. Bè, thuyền độc-mộc, mái chèo, cánh buồm, bánh lái, thuyền nhiều thân (outriggers) cây xiếm ... là những công-trình sáng-tạo mà tiền-nhân ta đóng góp cho sự tiến-bộ của nhân-loại.

Về đẩy thuyền (propulsion), kể từ việc dùng bè thả trôi cho đến cả kỹ-thuật cao như việc đi ngược gió hay lái thuyền tự-động cũng đều do tiền-nhân chúng ta tạo-dựng. Thành-quả đáng kể nhất có lẽ là cách sử-dụng phối-hợp tài-tình hai hệ-thống buồm và xiếm. Nhờ vậy, một số loại ghe thuyền ở Việt-Nam có thể tự nó lái lấy và giữ hướng đi trong nhiều ngày dài, không cần phải sửa đổi tay lái.

Người Việt "vượt" từ Ngư-nghiệp sang thẳng Nông-nghiệp

Sau khi duyệt-xét lại những biến-chuyển về địa-thế bờ biển Đông-Á vào khoảng thời-gian từ 15,000 năm TTL. đến 4,000 TTL., nhà địa-lý-học Carl Sauer đi đến kết-luận: Đông-Nam-Á là nơi khởi-sự nông-nghiệp.

Theo một số học-giả Việt-Nam, danh-tự "Việt" có nghiã là tiến lên, vượt trội lên... Tính kiên-quyết của dân ta vượt mọi khó khăn trở ngại biểu-lộ ngay từ trong những ngày đầu sinh-hoạt. Nhà địa-lý-học Carl Sauer đã đề-cao tinh-thần tiến-bộ của dân-cư giống Việt (Yủeh) vào giai-đoạn khởi-nguyên nền văn-hoá Hoà-Bình ở vùng đất "Sunda -Hoà Bình" như sau: "Mực nước biển dâng cao làm tăng thêm nhịp bồi đắp phù-sa lên những khu thung-lũng duyên-hà trong khi các vùng đất thấp tiếp-tục bị ngập lụt. Dân-cư khi xưa ở rải rác thì lúc này thu lại thành các vùng cư-trú dọc theo những nguồn nước... Một thế-giới mới đã thành hình, sự thay đổi môi-trường vật-lý địa-dư đã trở thành cơ-hội thuận-tiện tối-đa cho những dân thích phiêu-lưu và mong tiến-bộ... Người dân bỏ sự nhàn rỗi và nhờ trí óc tò mò để tìm thử-nghiệm, một cộng-đồng như vậy chỉ cần một thời-gian ngắn để chuyển-tiếp từ ngư-nghiệp sang thẳng nông-nghiệp."

Người Việt Nông-nghiệp và Thương-Mại

Trong sinh-hoạt nông-nghiệp, người ta thường chia người Đông-Nam-Á làm hai loại: dân miền cao và dân miền xuôi. Dân miền cao trồng các loại hoa màu hợp cho vùng đất khô ráo. Dân miền xuôi canh-tác lúa nước, cần dẫn nước vào ruộng. Phải cần kỹ-thuật cao và có tổ-chức điều-hành tốt thì số lượng thực-phẩm sản-xuất mới gia-tăng.

Xã-hội miền xuôi lại có thể phân-biệt thành hai thành-phần: là nông-dân và thương-gia. Đạc-điểm sinh-hoạt này được Donald G. McCloud trình-bày. Ông viết rằng: Dân-cư đồng bằng có hai nghề canh-nông và thương-mại, tức là cầy bừa ruộng nương và buôn bán viễn-dương. Nhóm hải-hành viễn-dương trao đổi hàng-hoá có nhiều cơ-hội trở nên giàu sang và thường nắm giữ thế-lực chính-trị. Nếu thế xã-hội Việt ngày xưa, rất có thể chỉ gồm hai giới Nông và Công

Khi xem xét tình-trạng Đông-Nam-Á từ thế-kỷ thư 9 đến 14, các nhà nghiên-cứu hợp-biên một sộ sách nhan đề: "Southeast Asia in the 9th to 14th Centuries," (edited by David G. Marr and A. C. Milner), Institute of Southeast Asian Studies, Singapore, phát-hành năm 1986. Các báo-cáo của nhóm này cho thấy xã-hội Đại-Việt vẫn còn mang nhiều nét văn-hoá địa-phương Đông-Nam-Á hơn là văn-hoá Trung-Hoa. Hệ-thống xã-hội "Sĩ Nông Công Thương" mới thành-hình khi nước ta nhiễm cái ảnh-hưởng văn-hoá Trung-Hoa một cách nặng-nề mà thôi.

Người Tàu lúc xưa rất run sợ trước những chuyến hải-hành xuyên-dương như: phải đi tàu Man, sợ cướp, sợ bị giết, sợ chết đuối, sợ xa nhà nhiều năm... Trong khi đó, sách sử Trung-Hoa ghi chép nhiều chi-tiết về hoạt-động thương mại của người Bách-Việt. Sinh-hoạt của những thương-gia Việt giầu có kiểu "phú-gia địch-quốc" nhờ thương-mại viễn-duyên được ghi lại khá nhiều. Theo học-giả Sterling Seagrave thì những người Trung-Hoa trong nước và hải-ngoại giầu có ngày nay là nhờ đươc thừa-hưởng truyền-thống thương-mại từ người Việt thời chiến-quốc. Seagrave không ngại-ngần, đã sử-dụng những "chữ lớn" như Roots (gốc rẽ), Children of Yueh (con cháu người Việt) để đề-cập đến nhiều nhân-vật kim cổ nổi danh như vậy.

Địa-bàn Cư-trú của Tổ-tiên và Nhu-cầu của Quân Thủy

Địa-bàn cư-trú chủ-yếu của tổ-tiên ta là khu-vực mới được phù-sa sông Hồng, sông Mã bồi đắp. Vùng đất này nằm giữa một bên là núi cao, một bên là biển cả.

Địa-bàn sinh-hoạt thời cổ cũng là nơi giao-tiếp giữa hai môi-trường: núi và biển. Có hai đặc-điểm nổi bật lên như sau:

- Hệ-thống sông ngòi thoát nước dày đặc, có hình-dạng nan quạt ở đầu thượng nguồn.

- Mưa lũ hàng năm tràn lan khắp nơi. Nước chảy đến mấy chỗ trũng, tạo ra vô số đầm lầy, hồ ao chi chít.

Địa-hình tạo nên một 'thế-giới nước' tác-động trực-tiếp đến cuộc sống hàng ngày của người Việt cổ. Các di-tích khảo-cổ cho chúng ta biết rằng tất cả các địa-điểm cư-trú đều nằm trên các gò bãi. Có thể nói nước bao quanh làng xã Viêt-Nam. Nước tạo nên biên-giới thiên-nhiên chia cắt từng vùng đất. Nước là môi-trường sinh-sống của người Viêt-Nam.

Từ lâu, khái-niệm về quê-hương, xứ sở, về lãnh-thổ, tổ-quốc đã được tổ-tiên ta thể-hiện bằng tên của môi-trường gắn chặt với cuộc sống của mình: Nước !

Phương-tiện di-chuyển chính-yếu của người dân Việt thời cổ suốt mấy chục ngàn năm là thuyền bè. Ngay khi một tập-hợp võ-trang nào đó được hình-thành, thuyền bè đương-nhiên trở nên phương-tiện đầu tiên và căn-bản của các cuộc hành-quân. Những trang-bị trên thuyền lập tức biến thành khí-cụ cơ-hữu của quân thủy.

Những người lính Việt đầu tiên của quân-ngũ có lẽ không mang nặng nhiệm-vụ bảo-vệ "diện-địa". Những quân-nhân này nằm lòng phần trọng-trách giữ an-ninh "đường thủy" nhiều hơn. Từ-ngữ "giữ nước" có thể đã ghi lại dấu vết rằng "các người lính đầu tiên phục-vụ dưới cờ nước ta là những người lính thủy".

Có nhiều lý-lẽ tạo nên sự tin-tưởng rằng Thủy-quân của ta ra đời trước Lục-quân.

Huyền-sử "Nước" và Thần-thoại Dân-tộc

Các truyền-thuyết xưa nhất của dân-tộc đều là những truyện cổ-tích mà nội-dung có gốc rễ sâu đậm về hàng-hải. Xin lược-kê một số nhỏ như sau:

- Dân ta khởi đi từ Động-Đình-Hồ, dòng dõi Long-Quân với các vua Kinh-Dương-Vương, Lạc-Long-Quân.

- Bọc trăm trứng sinh trăm con: 50 con lên núi, 50 con xuống biển.

- Người Văn-Lang làm nghề chài lưới, vua bắt dân lấy chàm vẽ mình để thuồng luồng tưởng rằng đồng-loại mà không làm hại.

- Thuyền của dân ta vẽ hai con mắt, có ý để cho các thủy-quái ở sông, ở bể không quấy-nhiễu đến.

- Truyện Thủy-tinh đánh nhau với Sơn-Tinh...

Bàn về danh-hiệu của Kinh-Dương Vương và Lạc-Long Quân ta không thể quên chữ Kinh tức là đất Kinh và Dương là đất Dương, hai châu thuộc địa-bàn của giống Giao-Chỉ chúng ta. Với chữ Lạc-Long Quân cũng vậy. Danh-hiệu này chỉ có nghiã là vua của giống Lạc-Long cũng như Kinh-Dương Vương là vua miền châu Kinh, châu Dương. Lạc-Long Quân lấy Âu-Cơ tức nàng con gái đất Âu. Chữ Âu là tên một con sông nước Việt (Chiết-Giang) ngày nay vẫn còn. Nó nhắc chữ Âu-Lạc, Âu-Việt, Đông-Âu, Tây Âu ... Tất cả địa-đanh đều ở miền Biển, chằng chịt nhiều sông hồ.

Huyền-sử nước ta đưa ra nhiều hình-ảnh về những chuyến di-dân từ Biển Đông vào cư-trú dọc duyên-hải, chẳng hạn như các chuyện sau đây:

Truyện Lạc-Long-Quân kể rằng: Ông vua Rồng này có quê Mẹ từ ngoài biển cả đi vào, giúp dân trừ yêu-quái trên đất liền, dạy dân cách trồng lúa để ăn, may quần áo để mặc. Sau này dù Lạc-Long-Quân đã bắt cóc và lấy Âu-Cơ thuộc giống tiên làm vợ, nhưng ông thường trở về lại Thủy-Cung.

Huyền-thoại Sơn-tinh Thủy-tinh làm chứng cho giai-đoạn giao-tiếp giữa những "người đường biển" và những "người đường cao". Cảnh-trí tuy ghi lại từ thời những Vua Hùng dựng nước, nhưng chứng-tích khảo-cổ lại tiết-lộ rằng thời-gian đã có thể xảy ra từ hàng chục ngàn năm trước.

Thần-thoại "Ông Thần Độc-Cước" vùng Sầm Sơn, Thanh-Hoá cũng vậy. Vị thần loại-trừ bọn cướp từ biển vào, toán giặc từ núi xuống, giữ cho dân vùng duyên-hải được yên ổn làm ăn.

Hình-bóng Thần-kỳ của Hải-quân

Truyện Sơn-tinh Thủy-tinh làm chứng cho giai-đoạn giao-tiếp giữa những "người đường biển" và những "người đường cao". Huyền-thoại được kể như ghi lại trong thời những Vua Hùng dựng nước, nhưng chứng-tích khảo-cổ lại có thể tiết-lộ khác-biệt: thời-gian hai sinh-hoạt của cư-dân từ Biển Đông đi lên và từ Núi Rừng đi xuống, giao-tiếp nhau đã xảy ra từ hàng chục ngàn năm trước. Và cũng có thể là ... tiền-thân của những người chiến-sĩ biển đã xuất-hiện qua vai trò Thủy-Tinh

Trong giai-đoạn sáu chục ngàn năm, tính từ các chuyến đi Úc của người Đông-Nam-Á đến khi Vua Hùng dựng nước Văn-Lang, chắc chắn đã có nhiều tổ-chức hay lực-lượng trên Biển Đông của dân ta được thành-lập. Trong sứ-mạng bảo-vệ các hoạt-động thủy-sinh cho đồng-bào, những tổ-chức quân thủy này chắc chắn là các nhóm võ-trang đầu-tiên của nhân-loại chiến-đấu trên mặt nước.

Sinh-hoạt trong môi-trường "nước Biển Đông", quân thủy của ta ngay từ những ngày đầu đã là hải-quân nước xanh thuần-tuý. Ý-tưởng "Nước Nâu trước, Nước Xanh sau" của Đại-tá Thủy-Quân Lục-Chiến Mỹ chỉ đúng cho các khu-vực ngoài Đông-Nam-Á mà thôi.

Vua Hồng Lạc (Bua, Bố Rồng) từ biển vào bờ, định-quốc an-dân, mang hình-ảnh hào-hùng của một vị Tổ tiên-khởi Hải-quân ngày nay. Theo ý ông Trần-Quốc-Vượng, Lạc-Long-Quân là vị anh-hùng văn-hoá lớn nhất của Thần-thoại Việt-Nam, từ biển tới, từ sông lên, diệt "Ngư-tinh", "Mộc-tinh", "Hồ-tinh", khai-sáng miền châu-thổ sông Hồng. Lạc-Long-Quân cũng là vị anh-hùng văn-hoá đầu tiên chống sự xâm-lấn của phương Bắc (Đế-Lai), bảo hộ lãnh-thổ riêng cho con cháu dựng nước..."

Những Đường Thuyền-nhân Di-tản

Dân Việt là giống dân bản-địa của Biển Đông. Tuy yêu quê-hương, nhưng cũng có ngườI vì hoàn-cảnh ngặt nghèo mà phải ly-hương.

Di-cư đường biển là đề-tài đã được nhiều học-giả nghiên-cứu. Elden Best tìm ra nhiều nguyên-nhân đã khiến người ta phải rời bỏ quê-hương đi xa. Trường-hợp "Thuyền-nhân Việt ly-hương" ngày nay và 4,000 năm trước, cũng nằm trong những lý-lẽ tương-tự.

Học-giả Mỹ Stephen C. Jett có cùng ý-kiến với Elden Best, nhận thấy nhiều chứng-tích rằng người tị-nạn cũng thực-hiện những chuyến xuyên Thái-Bình-Dương. Các áp-lực của dân Tàu tại vùng Đông-Á, những sự bành-trướng lãnh-thổ của nước Trung-Hoa đã tạo nên nhiền đợt di-dân đông đảo đi về Nam, chạy ra các đảo, và lang bạt ra xa cho tới tận Phi-Châu và Mã-Đảo. Jett cũng như nhiều nhà khảo-cứu tiếng-tăm khác cho rằng nhiều ít phải có những nhóm di-tản đã vượt đại-dương qua Mỹ-Châu.

Một số Học-giả tiền-tiến người Trung-Hoa cũng nhận thấy rằng dân Bách-Việt đã tới Mỹ-Châu. Theo Paul Shao, tuy người ta thấy có dấu-vết văn-minh Trung-Hoa trên đất Mỹ nhưng những di-dân Á-Đông mang văn-minh đi truyền-bá phần lớn lại không phải người Trung-hoa thuần-túy mà là các giống dân khác như Đông-Di, Nam-Man...

Nhân dịp phổ-biến các kết-quả khảo-cứu, Paul Shao đã kêu gọi mọi người nghiên-cứu kỹ-lưỡng vai trò khai-phá Mỹ-châu của tị-nạn Việt chúng ta, đặc-biệt là các "thuyền-nhân" trốn chạy ngoại-xâm.

Nước Văn-Lang , Văn-minh Đông-Sơn và Thế-lực trên Biển

Văn-Lang là danh-hiệu nước ta thời-đại Hùng-Vương. Đồ Đồng và nhất là các trống Đông-Sơn được sản-xuất vào thiên-kỷ thứ nhất TTL. tiêu-biểu cho nền văn-hoá của dân-tộc thời-kỳ mở nước và dựng nước.

"Không-gian của xã-hội Văn-Lang - Âu-Lạc là không-gian của Văn-Hoá Đông-Sơn, cũng là không-gian tìm được nhiều trống Đông-Sơn nhất và tồn-tại nhiều trống cổ nhất. Đó là vùng Bắc Việt-Nam và khu-vực Nam Hoa-Nam." Thời-gian là thời-đại Hùng-Vương. Những sinh-hoạt (dân-gian) lúc đó được ghi nhận qua nhiều hình ảnh trên trống đồng.

Sử-gia D. G. E. Hall nhận-xét về người Việt thời Hùng-Vương như sau: "Dân thuộc văn-hoá Đông-Sơn phát-triển cao-độ khả-năng hàng-hải và kiến-trúc Tàu bè, họ là những nhà hàng-hải gan dạ với số vốn hiểu biết nào đó về Thiên-văn-học." Trong khi nghiên-cứu, Peter Bellwood lấy thêm tái-liệu của Spiegel (1971), Badner (1972) để chứng-minh và đi đến kết-luận là những kiểu mẫu kỷ-hà đặc-biệt của Đông-Sơn tìm thấy ở vùng Sepik, quần-đảo Admiralties, New Ireland, và Trobriand Islands...

Khi khảo-sát văn-hoá thời Đông-Sơn, nhiều học-giả gồm cả Đông-phương lẫn Tây-phương như Chikamouri, Bezacier, Manuel, và nhất là Keith Weller Taylor, đã đồng-ý rằng: "Các hình vẽ và trang-trí trên trống đồng Đông-Sơn luôn luôn tạo nên ý-tưởng về những biểu-tượng của nghệ-thuật hàng-hải, đồng-thời minh-chứng một cách không thể lầm lẫn về tầm ảnh-hưởng của một thế-lực dựa trên căn-bản của biển cả."

Thủy-quân của Vua Hùng và Trống Đồng-cổ Đan-Nê

Huyền-thoại sớm-sủa nhất về chiến-công của Thủy-quân Văn-Lang được nhắc nhở qua chứng-tích một ngôi đền cổ tại tỉnh Thanh-Hoá. Sau chuyến viễn-chinh thắng giặc vùng duyên-hải phiá Nam mà sau này là đất Chiêm-Thành, một vị vua Hùng đã cho đúc trống đồng kỷ-niệm và lập đền thờ Đồng-Cổ trên núi Tam-Thai, xã Đan-Nê. Gần 3,000 năm trước, vùng châu thổ chưa được phù-sa bồi đắp, sông ngòi đầm lầy, ao hồ khắp nơi. Từ kinh-đô Phong-Châu (huyện Bạch-Hạc, tỉnh Vĩnh-Yên ngày nay) khi muốn viễn-chinh tiễu-trừ giặc miền biển (Trung-Việt ngày nay), nhà Vua chỉ có mỗi một phương-tiện là sử-dụng thủy-quân để có thể di-chuyển, tiếp-liệu, bất-thần tấn-công và truy-sát kẻ địch tận ngoài khơi mà thôi.

Chiến-tích của Thủy-Quân cũng ngẫu-nhiên mang lại vinh-dự cho Trống Đồng Đan-Nê. Những ghi chép về trống đồng cổ trong sử sách Việt Nam còn lại rất ít, và thật ra cũng chỉ xoay quanh hai chiếc trống mà thôi. Nguyễn Duy Hinh trong bài "Trống Đồng trong Sử Sách" cũng nhắc đến tình trạng này. Trống Đan Nê đã được các sách nhắc đến: Việt Điện U linh (1029) , Đại Việt Sử ký Toàn thư (1479) , Lĩnh Nam chích quái (1492-1493) Đại Nam Nhất thống Chí . Những đoạn văn ghi chép trong các sách này khẳng định, bổ sung nhau và được xác định chắc chắn thêm qua tư liệu dân tộc học. Một chiếc khác có khả năng là trống Miếu Môn I, có thể đã được ghi nhận trong thần tích của làng Thượng Lâm, do Đinh Tiên Hoàng ban thưởng để làm trống thờ.

Pháo-tiễn đầu tiên trên Chiến-thuyền

Trong các trống đồng Đông-Sơn, trống đồng Ngọc Lũ I là một sản phẩm đã xuất hiện hồi thế kỷ VII trước công nguyên. Chiến-thuyền phải có trước trống đồng một thời gian và có cơ sở để giả định rằng trước đây khoảng 2800 năm hoặc 2900 năm hay hơn nữa, người Việt Nam hoặc 2900 năm hay hơn nữa, người Việt Nam cổ đại đã biết chế tạo ra chiến-thuyền có pháo-tháp nỏ thần cho thủy-quân.

Huyền-thoại "Nỏ Thần" đã được tiền-nhân chúng ta kể đi kể lại từ nhiều nghìn năm qua. Tuy vậy, chỉ mới vào thế-kỷ thứ 20, người ta mới tìm được chứng-tích trên trống đồng. Và hiển-nhiên hơn nữa, các nhà khảo-cổ đã đào được hàng ngàn mũi tên đồng ở Đồng-Đậu, Gò Mun và Cổ-Loa.

Các chiến-thuyền đời Hùng-Vương với Nỏ Thần được ghi lại rất rõ nét trên nhiều chiếc trống đồng. Nỏ Thần đặt trên Pháo-tháp là thượng-tầng kiến-trúc của chiến-thuyền. Nét vẽ tuy ít nhưng cho thấy cơ-quan máy móc để nạp pháo-tiễn liên-hoàn. - Vào thời đó, vũ-khí này rất lợi hại vì có tầm xa, bắn cả tên bằng đồng hay tên lửa. Cánh nỏ và mũi tên lớn quá khổ, có tới 2-3m.

Cổ-Loa thành, Căn-cứ Hải-Quân

Cuối thời đại Hùng Vương, cụ thể là thời kỳ nước Âu Lạc của An Dương Vương Thục Phán, thủy quân của nước Việt Nam cổ đại lại được tổ chức quy mô hơn. Các công trình nghiên cứu về thành Cổ Loa cho chúng ta biết rằng: Bao quanh thành Cổ Loa có ba con hào ăn thông với nhau và thông với sông Hoàng Giang. Nhờ vậy thuyền bè có thể đi lại xung quanh cả ba vòng thành và có thể ra sông Hoàng Giang, sông Hồng, sông Cầu, sông Lục Đầu để tiến ra biển Đông. Truyền thuyết nói An Dương Vương thường ngự thuyền đi khắp các hào rồi ra sông Hoàng Giang.

Như vậy thành Cổ Loa không chỉ là một căn cứ bộ binh mà con là một căn cứ thủy binh nữa. Khu Đầm và cả khu "Vườn thuyền" của miền Cổ Loa xưa có đủ chỗ cho hàng trăm chiếc thuyền đậu và đi lại.

Cổ-Loa có vị-trí thuận-lợi hơn bất kỳ ở đâu tại đồng-bằng Bắc-Bộ vào thời nhà Thục (257-207 TTL.). Căn-cứ thủy-binh này chính là vị-trí chiến-lược, nối liền mạng lưới đường thủy của sông Hồng cùng với mạng lưới của sông Thái-Bình. Hai mạng lưới này chi phối toàn bộ hệ-thống đường thủy tại Bắc Bộ. Qua con sông Hoàng, chiến-thuyền có thể toả đi khắp nơi, nếu ngược lên sông Hồng, có thể thâm-nhập vào vùng Bắc hay Tây Bắc của Bắc-Bộ. Nếu xuôi sông Hồng, chiến-thuyền có thể ra đến Biển Đông. Còn muốn đến vùng Đông Bắc-Bộ thì dùng con sông Cầu để thâm-nhập vào hệ-thống sông Thái-Bình đến tận sông Thương và sông Lục-Nam.

Thành-tích viễn-dương của tiền-nhân Việt

Trên quan-điểm của một người Á-Đông, Wang Gungwu đã làm một cuộc nghiên-cứu về giao-thương thời cổ trong biển Nam-Hải. Sau đó, vào tháng 6 năm 1956, để phổ-biến kết-quả của công-trình đó, cơ-sở xuất-bản của Journal of the Malayan Branch Royal Asiatic Society cho phát-hành một cuốn sách nhan-đề "The Nanhai Trade - A Study of the Early History of the Chinese Trade in the South China Sea".

Wang mô-tả khá đầy đủ về những hoạt-động hàng-hải trong khoảng 11 thế-kỷ trước khi thành-lập triều-đại nhà Tống, năm 960. Theo đó, thổ-dân người Việt, sau khi đế-quốc Nam-Việt của nhà Triệu bị sụp đổ, vẫn tiếp-tục nắm giữ hầu hết ngành hàng-hải dọc duyên-hải hay đường viễn-duyên đến các nước Đông-Nam-Á và „n-Độ, như đã từng nắm giữ trước kia.

Thương-cảng sầm uất ngày xưa

Về các thương-cảng, Wang cho rằng từ thời cổ xưa cho đến đời Tống, cảng sầm-uất hàng đầu vùng Đông-Á và Đông-Nam-Á đều ở Bắc-phần nước ta. Đặc-biệt là Luy-Lâu hay Long-Biên (Hà-Nội ngày nay) với vùng hậu-cảng trù-phú nhất đế-quốc Hán là quận Giao-Chỉ.

Con đường biển buôn bán các đồ gia vị (Spice route) cổ-thời không qua đến Tầu mà chỉ đến Trung và Bắc Việt Nam rồi mới theo đường bộ mà sang nam Trung Hoa.

G. R. G. Worcester cho rằng Hà-Nội đúng là trạm hải-hành cuối cùng giữa Tây-phương và Đông-Á trong cổ-thời. Worcester hình-dung một "hải-trình tơ lụa" như sau: "...có thể đã có những ảnh-hưởng qua giao-tiếp đường biển rất sớm sủa với dân Địa-trung-Hải, vì người ta tin rằng những thương-gia Phoenicia trên hải-trình tìm kiếm "đường tơ lụa", đã tới Đông-Dương vào năm 650 TTL."

Ptolemy (khoảng 100-170) phát-triển và viết sách địa-lý. Ông hình-dung ra một bản-đồ thế-giới mà tận-cùng về phía Đông-Đông-Nam là bán-đảo Vàng Chersonese, biển Sinus Magnus với hải-cảng Kattigara. Không còn nghi-ngờ gì, Sinus Magnus chính là Biển Đông nước ta. Có người cho rằng bán-đảo Vàng là Đông-Dương và Kattigara (hay Catigara hay Cattigara) chỉ Kẻ Chợ (Kesho), Long-Biên (Lugin) hay Hà-Nội ngày nay.

Sau khi nước ta thâu-hồi được nền tự-chủ, các sách Việt-sử ghi-nhận những hoạt-động hải-thương sầm-uất nơi các hải-cảng như Hoa-Lư, Vân-Đồn, Phố-Hiến Hội-An...

Thủy-quân thời Trưng-Vương

Các sách sử giáo-khoa ghi chép sơ sài về triều-đại Trưng-Vương. Những khám-phá gần đây tìm ra các hoạt-động của thủy-quân thời đó. Cả tên của các vị chỉ-huy quân thủy cũng đã được mang ra ánh-sáng.

Lạc-tướng Cao-Đoan là một tên tuổi hãn-hữu còn sót lại như là vị Bộ-Trưởng Thủy-Quân kiêm Đô-Đốc Tư-Lệnh Hạm-Đội đầu tiên của nước ta. Tham-khảo một số tài-liệu mới, các nhà sưu-tầm sử liệu tìm thấy như sau:

Tướng Cao-Đoan là người làng Hạ-Lôi, cùng huyện Châu-Phong với hai vua Trưng. Ông tự chiêu-mộ nghĩa-quân nổi lên đánh quân Tàu, sau theo phò Trưng-Vương. Ông lập được nhiều công-trạng thủy-chiến. Phu-Nhân họ Cao là trợ-thủ đác-lực cho chồng. Tướng Cao-Đoan nắm trọng-trách thủy-quân trong suốt triều-đại Trưng-Vương. Khi Hán-Đế sai Mã-Viện đem quân sang xâm-lược, Ông cùng vợ đem quân thủy chống giữ các nơi hiểm-yếu. Tướng Cao-Đoan bị tử-thương, Ông chết ngày 20 tháng 7 năm 43. Dân ta nhớ ơn, lập đền thờ hương khói cả hai vợ chồng.

Ngoài chiến-công của các nữ-tướng về bộ-chiến, nhiều thành-tích thủy-chiến vào thờI Hai Vua Bà cũng đang được các nhà viết sử thu-nhặt. Qua tài-liệu của các thần-phả, nhiều lần Bác-sĩ Trần-Đại-Sĩ đã tôn-vinh các chiến-công thủy-chiến thời xưa trong pho thiểu-thuyết "Anh-Hùng Lĩnh-Nam."

Tướng-lãnh Thủy-quân và đền thờ Rồng, Rắn

Thờ-kính và noi gương anh-hùng dân-tộc là truyền-thống dân-tộc. Vì ảnh-hưởng của sinh-hoạt đi vào tín-ngưỡng, dân ta lập đền thờ Rồng Rắn khắp nơi, đồng-hoá thủy-quái với danh-nhân cứu-quốc. Giáo-sư Trần-Quốc-Vượng nhận ra rằng:

"Dọc sông ngòi miền Bắc - sông con, sông cái - đâu chẳng có đền thờ rắn hay rồng (cho dù với xu-hướng "lịch sử-hoá", rắn rồng đã hoá thành tướng Hùng-Vương, tướng bà Trưng, tướng Triệu Việt Vương...). Và bao quanh những đền thờ đó là hội nước, hội đua thuyền cầu mưa. Rắn rồng, thuồng luồng, cá sấu... là biểu-tượng của Nước, của Thần Nước, của Mưa Dông."

Thủy-quân Việt kháng-chiến thời Đô-Hộ

Sau khi Triệu Đà đánh chiếm nước Âu Lạc (năm 180 trước công nguyên) cho đến đầu thế kỷ X, nước Việt Nam cổ đại bị đặt dưới nền đô hộ của giai cấp phong kiến phương Bắc. Thời gian đen tối này dài đến hơn mười thế kỷ. Hơn mười thế kỷ này là hơn mười thế kỷ nước Việt Nam mất chủ quyền, nhưng trong thời gian đó nhân dân Việt Nam vẫn không ngừng đấu tranh nhằm giành lại nền độc lập đã bị mất. Vì vậy trong suốt hơn mười thế kỷ đó, bằng các trận đánh giặc cứu nước, nhân dân Việt Nam không thể không dùng thủy quân. Trong các trận chiến đấu chống quân Lương. Lý Bôn, Triệu Quang Phục đã dùng thủy quân.

Thủy-quân Dạ-trạch và chiến-thuật Du-kích trên sông rạch

Người Việt chúng ta có lẽ là giống dân đầu-tiên biết khai-thác thành-công kỹ-thuật du-kích-chiến trên đồng lầy, hồ ao, sông rạch. Về bằng-chứng, người viết xin kể đến truyện ông Triệu-Quang-Phục, vị anh-hùng có công giải-phóng dân-tộc khỏi ách thống-trị của nhà Lương bên Tàu vào thế-kỷ thứ 5. Chuyện Thủy-Hử, nếu mang ra so-sánh, thành-tích của chiến-dịch Dạ-Trạch thực-sự to lớn hơn nhiều.

Chiến-công lừng-lẫy nhất của vị "vua đầm lầy" này (458-471) nhờ việc dùng thủy-quân thật hữu-hiệu ở đầm Dạ-Trạch. Sử-gia Trần-Trọng-Kim viết như sau:

"Dạ-Trạch là chỗ đồng-lầy, chung quanh cỏ mọc như rừng, ở giữa có bãi cát làm nhà ở được. Triệu-Quang-Phục vào ở đấy ngày nấp ẩn, tối thì cho lính chở thuyền độc-mộc ra đánh quân của tướng Tàu Trần-Bá-Tiên, cướp lấy lương-thực về nuôi quân-sĩ. Trần-Bá-Tiên đánh mãi không được. Người thời bấy giờ gọi Triệu-Quang-Phục là Dạ-Trạch-Vương".

Thủy-quân và Công-trạng giành lại quyền Tự-Chủ

Năm 905 Khúc Thừa Dụ đánh bại quân Đường, giành được độc lập dân tộc. Từ đấy các nhân vật lãnh đạo nước Việt Nam độc lập chú ý nhiều đến xây dựng thủy-quân. Chúng ta ngờ rằng dưới thời Khúc Thừa Dụ, Khúc Thừa Hạo và Khúc Thừa Mỹ, thủy quân đã được tổ chức; đến thời Dương Đình Nghệ thủy quân đã được tổ chức khá quy mô, và đã tỏ ra thiện chiến. Cho nên tháng 9 năm Mậu Thân (938) khi Hoằng Thao mang quân Nam Hán vào cửa Bạch Đằng, đã bị thủy quân của Việt Nam do Ngô Quyền chỉ huy đánh cho tan tành đến không còn một mống nào.

Đinh Tiên-Hoàng-Đế và chiến-thuyền

Đôi khi chúng ta thấy tranh vẽ Đinh-Bộ-Lĩnh oai-phong trong bộ giáp-trụ nặng nề. Có sách ghi vị Hoàng-Đé đầu tiên của nước ta là "nhà Tướng ngồi trên lưng ngựa". Điều này tương-phản hẳn sự thực: Vua Đinh ăn mặc dản-dị, chiến-đãu trên thuyền.

Vào thế-kỷ thứ X, phần lớn vùng châu-thổ sông Hồng, sông Mã còn ngập chìm trong biển nước. Mùa nước lụt thường kéo dài tới 5 tháng trong một năm. Người ta chỉ thấy làng xóm và gò đống lơ thơ nổi lên, trong khi đồng ruộng ngập chìm trong làn nước đục ngầu phù-sa. Hoa-Lư dựa lưng vào núi, phía trước bao bọc bởi nước. Dù là vua chúa mỗi khi bước ra khỏi kỉnh-đô, ai ai cũng phải đi thuyền.

Hai học-giả ngoại-quốc, Pierre Huard và Maurice Durand diễn-tả cảnh hành-quân của vua nhà Đinh khác hẳn với các sách sử của ta. Các Vị này nghĩ rằng nhờ có quân thủy, vua nhà Đinh đã toàn-thắng địch-quân. Đội chiến-thuyền thời đó có khả-năng chuyên chở quân-sĩ vượt sông ngòi, đầm lầy để đổ-bộ thần-tốc. Các loại thuyền như ghe thúng chài, thúng cái, thuyền nan, thuyền thúng... đã thay cho bộ-binh và chiến-mã. Thủy-Quân và Hạm-Đội tạo thành chủ-lực-quân giúp nhà Vua tung-hoành khắp một vùng sông nước rộng lớn của Đại-Cồ-Việt.

Trần-Ứng-Long và Thuyền Mê

Một danh-nhân Việt-Nam, một vị tướng thủy-quân được nhiều sách vở ngoại-quốc ghi-nhận là một khoa-học-gia, một nhà phát-minh lớn mà dân ta ít nhắc nhở tới. Đó là ông Trần-Ứng-Long.

Bách-khoa Từ-Điển của Nhật, tuy có ít từ-mục về Viêt-Nam, nhưng lại có ghi tên Trần-Ứng-Long. Từ-Điển "Encyclopaedia of Asian Civilizations" chép những dòng như sau: Ông Trần-Ứng-Long là "xảo-thủ" đóng chiếc thuyền đầu tiên có vỏ mê mềm dẻo ở Hà-Đông năm 968.

Theo sách "Thanh-thư về Tàu thuyền Cận-duyên miền Nam Việt-Nam", thuyền có đáy mê là loại thuyền Việt-Nam thông-dụng nhất. Hai lối kiến-trúc thường được dùng là đáy mê với mạn thuyền bằng ván be và vỏ thuyền hoàn toàn bằng mê. Loại thuyền có vỏ bằng tre đan này nhẹ hơn loại gỗ, dễ thấm dầu chai, chịu đựợc sóng cồn, sức dội khi ủi bãi và không bị mọt ăn. Hơn nữa tre rất dễ tìm và rẻ hơn loại gỗ tốt, còn đáy tre đan lại dễ thay, vừa nhanh lại vừa rẻ tiền. Đáy nan dùng được chừng 5 năm. Kiến-trúc đan lát bằng nan tre phổ-cập rất rộng rãi với các cỡ ghe thuyền lớn nhỏ, nhiều kiểu như canoes, dinghies, thuyền thúng, thuyền buôn và thuyền đánh cá các loại."

Tương-truyền, ông Long là bộ-tướng của vua Đinh-Tiên-Hoàng (960-980). Khi Sứ-quân Đỗ-Cảnh-Thạc bị đuổi gấp phải chạy trốn qua Nhuệ-Giang. Thạc qua được sông, ra lệnh đốt hết thuyền bè. Tướng Trần-Ứng-Long nghĩ ra cách cho lính đốn tre để đan thứ thuyền nan rồi lấy nhựa bôi vào thân thuyền. Nhờ đó, Ông đưa được quân lính qua sông và đuổi bắt được Đỗ-Cảnh-Thạc.

Quân-đội và Thủy-quân thời Lý

Sự kiện quân-đội nhà Lý đặt nặng về hải-quân không thấy Việt-Sử mô-tả chi-tiết.

Hồi gần đây, chúng ta đựợc đọc một số nhận-xét mới mẻ của Giáo-Sư Lê-Đình-Thông tại Pháp về chiến-lược và chiến-thuật của Hải-Quân Việt-Nam. Theo đó, lưu-động-tính của quân-đội triều Lý đặt căn-bản trên hạm-đội. Và do đó, toàn-thể quân-đội hiển-nhiên được coi như một tổ-chức Thủy-Quân.

Hải-Quân đánh Tống

Như mọi người đã biết, ngày 27 tháng 10 năm 1075, để phá các căn cứ xâm lược của Tống ở trên đất Tống. Lý Thường Kiệt đã cho tướng Tôn Đàn chỉ tuy quân Tầy- Nùng vượt biên giới đánh vào đất Quảng Tây, sau đó đến cuối tháng 12 năm 1075, ông thân dẫn thủy quân xuất phát từ Vĩnh An đánh Khăm Châu và Liêm Châu.

Hoàn thành nhiệm vụ; Lý Thường Kiệt đã chủ động rút quân về nước để ngăn cản quân Tống sắp kéo sang xâm lược Đại Việt. Ông đã xây dựng một phòng tuyến rất vững chắc ở bờ Nam sông Cầu nhầm ngăn chặn quân Tống qua sông để đánh vào Thăng Long.

Lý Thường Kiệt lại biết rằng để hỗ trợ cho bộ binh do Quách Quỳ và Triệu, Tiết chỉ huy, Tống Thần tôn và Vương An Thạch cho một đạo thủy quân do Dương Tùng Tiên chỉ huy: đạo thủy quân này có nhiệm vụ tiến vào sông Bạch Đằng rồi vào sông Lục Đầu để cuối cùng vào sông Cầu giúp bộ binh của Quách Quỳ và Triệu Tiết qua sông. Ông đã sai tướng mang chu sư đóng ở Đông Kênh để chặn đường tiến của thủy quân Tống. Tướng Lý Kế Nguyên đã hoàn thành nhiệm vụ một cách vẻ vang: ông đã đánh bại thủy quân của Dương Tùng Tiên. Chiến thắng của tướng Lý Kế Nguyên đã góp phần quan trọng vào việc làm phá sản mọi kế hoạch tiến công của Quách Quỳ, buộc họ Quách cuối cùng phải chấp nhận rút quân về nước.

Thủy quân của nước Đại Việt dưới triều Lý là một lực lượng hùng mạnh, nó đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp phá Tống Bình Chiêm vô cùng hiển hách. Suốt thế kỷ XII và đầu thế kỷ XIII, nó vẫn là một nguồn tự hào của cả dân tộc.

Quốc-nạn từ đường biển: Chiêm-thành

Dân Chiêm-Thành là những thủy-thủ lành nghề, một số làm hải-tặc hay cướp bóc ngoài biển. Quân-đội Chiêm-Thành quen cậy hùng mạnh thường hay quấy-nhiễu dân ta, ngay từ thế-kỷ thứ hai đời vua Hoà-Đế (102 sau Công-lịch) nhà Đông-Hán.

Từ khi nước ta giành được độc-lập, việc đánh Chiêm-Thành trở nên nhiệm-vụ thường-xuyên của quân thủy. Cuộc đụng-độ Việt-Chiêm xảy ra ngay từ giai-đoạn hai triều vua Đinh-Lê. Sứ-quân Ngô-Nhật-Khánh không chịu thần-phục nhà Đinh, chạy qua Chiêm-Thành xui Chiêm đem quân tấn-công vào đất Việt. Năm Kỷ-Mão (979) hơn một ngàn chiến-thuyền Chiêm tiến vào cửa Đại-An sông Đáy. Không may cho họ, một trận bão nổi lên đánh chìm cả hạm-đội. Nhật-Khánh cùng phần lớn quân Chiêm làm mồi cho cá. Quân Chiêm gặp trận "Thần-Phong" không đánh đã tan. Thủy-quân Việt tại kinh-đô Hoa-Lư tuy sẵn sàng tác-chiến nhưng không phải ra tay.

Trong cuộc Nam-tiến, lực-lượng địch trực-tiếp đối đầu với ta thường là hải-quân Chiêm-Thành. Sách "Việt-sử xứ Đàng Trong" nói đến khả-năng của họ như sau:

"Thuỷ-quân Chiêm-Thành gồm những thuyền lớn, trên có pháo-tháp và những thuyền nhẹ. Trong nhiều trận đánh, người ta thấy hạm-đội gồm hơn trăm chiến-thuyền yểm-trợ lục-quân... Người Chàm là giống người hung-bạo, gan-dạ, và là những thủy-thủ cang-cường. Sống ở những thung-lũng chật hẹp dọc theo duyên-hải, phía Tây ngăn-chận bởi núi cao, phía Đông là bể cả, họ phải đi tìm những gì đất họ không có. Vì vậy họ thường mưu-đồ tiến ra phía Bắc, tiến vào phía Nam, xâm-chiếm những đồng-bằng phì-nhiêu của Việt-Nam và của Chân-Lạp. Với những ghe nhẹ lướt trên biển cả, họ cũng thường tấn-công các thương-thuyền đi ngang qua hải-phận họ để cướp bóc.

Người Chiêm-Thành: Thuyền-nhân thời cổ

Khảo-cổ-học cho biết tính-cách liên-tục của nền văn-minh nước ta. Dân-tộc ta cũng được minh-chứng là dân bản-địa. Trường-hợp người Chàm hơi khác, người ta biết chắc chắn Tổ-tiên họ là thuyền-nhân đã di-cư đến bờ biển Trung-Việt ngày nay sau khi người Việt Văn-Lang chúng ta lập-quốc rất lâu.

Giáo-sư Phan-Khoang viết về những ngày đầu của nước Chiêm-Thành như sau:

Tổ-tiên người Chàm từ các hải-đảo Mã-Lai, Nam-Dương tràn lên bờ biển Trung-Việt ngày nay từ nhiều thế-kỷ trước Tây-lịch kỷ-nguyên. — đây, họ tiếp-xúc với thổ-dân là người Kiritas, thuộc giống Indonésiens; số người Kiritas không chịu họ chế-ngự nên dồn lên các miền núi Trường-Sơn, những người ấy sau này chúng ta gọi là Mọi. (Việt-Sử Xứ Đàng Trong 1558-1777, Sài-Gòn, 1967, trang 35.)

Căn-cứ trên những tài-liệu của Blust (The Austronesian Homeland, 57), của W. G. Solheim ('Pottery and the Malayo-Polynesians', Current Anthropology, 5 (1964); Peter Bellwood đưa ra giả-thuyết là nhờ đi theo những đường giao-thương và trao-đổi văn-hoá ngang qua Biển Đông trong khoảng một thiên-kỷ trước Công-nguyên, người Chàm đã dùng thuyền di-cư đến sinh sống tại vùng Sa-Huỳnh, Trung-Việt ngày nay (Sách "The Cambridge History of Southeast Asia", Vol. 1- From Early times to C 1800-, edited by Nicholas Tarling, Cambridge University Press, 1992, p. 130.) Dân Chiêm-Thành như vậy, rất có thể phát-triển từ các bộ-lạc Hải-Du vùng đảo Bornéo.

Hải-Quân Vua Lý-Thái-Tông đánh Chiêm.

Ngay thời Lý-Thái-Tổ, tháng chạp năm Canh-Thân (1020) vua đã sai Khai-Thiên-Vương và Đào-Thác-Phụ đi dẹp loạn Chiêm-Thành tại trại Bố-Chính (Quảng-Bình ngày nay). Quân ta chém được tướng Chiêm là Bồ Linh. Quân Chiêm đại-bại.

Khi Thái-Tông lên làm vua dã hơn 25 năm mà nước Chiêm-Thành không chịu thông sứ, lại cứ quấy-nhiễu mặt biển. Thái-Tông bèn sắp-sửa binh-thuyền sang đánh Chiêm-Thành.

Năm Giáp-Thân (1044) vua ngư-giá đi dánh. Quân Chiêm-Thành dàn trận ở phía nam sông Ngũ-Bồ (?), Thái-Tông truyền thúc quân đánh tràn sang. Quân Chiêm-Thành thua chạy. Quân ta bắt được hơn 5,000 người và 30 con voi.

Tướng Chiêm-Thành là Quách-Gia-Di chém Quốc-Vương là Sạ-Đẩu đem đầu sang xin hàng.

Quan quân chém giết người bản-xứ rất nhiều. Vua Thái-Tông động lòng thương, xuống lệnh cấm không được giết ngưới Chiêm-Thành, hễ ai trái lệnh thì theo phép quân mà trị tội.

Thái-Tông đưa binh-thuyền tiến đến quốc-đô là Phật-Thệ (nay ở làng Nguyệt-Biều, huyện Hương-Thủy, tỉnh Thừa-Thiên), vào thành bắt được Vương-Phi là Mị-Ê và các cung-nữ đem về. Khi đoàn thuyền xa-giá về đến sông Lý-Nhân, Thái-Tông cho đòi Mị-Ê sang chầu bên thuyền ngự, Mị-Ê giữ tiết không chịu, quấn chiên lăn xuống sông mà tự-trầm. Nay ở phủ Lý-Nhân còn có đền thờ.

Thủy-Quân bình Chiêm thời Lý-Thánh-Tôn

Trong các đời vua trước, cái cớ đánh Chiêm-Thành là vì tội bỏ tiến cống. Đến đời Lý-Thánh-Tôn, vua dựa vào tội Chiêm thờ hai chủ: vừa xưng thần với Việt nay lại thần-phục nhà Tống.

Năm 1068, vua Lý Thánh Tôn ra lệnh sửa soạn thuyền chiến dùng hải-đạo đánh Chiêm. Mỗi chiến-thuyền chở 250 quân-sĩ. Tổng số thuyền chở lương-thực có tất cả 200 chiếc. Quân viễn-chinh vào khoảng 30,000 người đặt dưới quyền điều-khiển của Lý Thường Kiệt.

Từ biên giới Việt - Chiêm đến cửa Thị Nại tức cửa biển Quy Nhơn sau này, Chiêm Thành có các cửa biển sau đây: Cửa Di Luân tức cửa Ròn ở cực bắc. Cửa biển này nhỏ nên không thể là một căn cứ thủy quân. Cửa biển thứ hai là cửa Bồ Chánh hay cửa Gianh. Cửa biển này rộng, nhưng lại cạn, nên cũng không thể là một căn cứ thủy quân quan trọng được. Cửa biển thứ ba là cửa Nhật Lệ, sau này là cửa Đông Hà. Nhật Lệ là một cửa biển lớn. Chế Củ đã tập trung một phần quan trọng thủy quân ở đây, Cửa biển thứ tư là cửa Tư Dung sau gọi là Tư Hiền. Tại cửa biển này không có thủy quân Chiêm hay có nhưng không đáng kể. Cửa biển thứ năm là cửa Thi Nại tức cửa biển Quy Nhơn. Đây là cửa ngõ vào cánh đồng bằng Bình Định, nơi có kinh đố Chà Bàn (Vijaya) của Chế Củ.

Một bộ phận quan trọng của thủy quân Chiêm đóng ở cửa Thi Nại. Còn đại bộ phận bộ binh đóng ở Chà Bàn và cánh đồng bằng Bình Định.

Ngày 8 tháng 3 năm 1086, vua Lý Thánh Tôn giao việc nước cho  Lan nguyên-phi và tể tướng Lý Đạo Thành rồi xuống thuyền xuôi dòng sông Hồng bắt đầu cuộc Nam chinh.

Chiến-thuật của thủy-quân Đại-Việt

Cuộc hành quân của Lý Thánh Tôn và Lý Thường Kiệt tỏ ra phía Đại Việt nắm rất rõ việc bố trí lực lượng của nước Chiêm Thành, cho nên thủy quân Đại Việt không đánh cửa Di Luân và cũng không vào cửa Bố Chánh, mà tiếp thẳng vào cửa Nhật Lệ và đã đánh tan thủy quân Chiêm ở đây, Thủy quân Chiêm bị phá hoàn toàn ở Nhật Lệ có nghĩa là thủy quân Đại Việt có thể cứ giương buồm thuận gió tiến thẳng vào Nam, mà không sợ bất cứ lực lượng nào đánh vào lưng mình nữa. Cho nên sau khi đánh thắng thủy quân Chiêm, thủy quân Đại Việt không chiếm đất và cũng không đổ bộ: quân Đại Việt thuận buồn tiến xuống phía Nam rồi vào cửa Tư Dung để nghỉ ngơi ở đó để chuẩn bị một trận quyết chiến sắp diễn ra. Ngày 3 tháng 4 năm 1069, thủy quân Đại Việt vào cửa Thi Nại rồi đổ bộ ở ven bờ vũng Nước mặn. Sau đó quân Đại Việt tiếp đến sông Tu Mao để đánh tan quân Chiêm ở đó ...

Đã giành lại quyền Tự-chủ, Thủy-quân còn mở rộng Biên-cương

Việt-Sử không những đã khiếm-khuyết trong việc trình-bày thành-tích hải-quân mà còn sai lạc khi bình-luận về vai trò của quân-chủng này về viêc mở rộng biên-cương:

- Thủy-quân nhà Lý mạnh, biên-cương nuớc ta ăn sâu vào Trung-Quốc hàng 3, 400 cây số. Có thể vì sau này thủy-quân cứ suy-thoái, dân Việt không bao giờ còn trở lại đất xưa, ta đành cam nhận chịu ranh giới như hiện nay.

- Sau khi Bắc-tiến bị chận lại, thủy-quân chính là nỗ-lực trong mũi dùi Nam-tiến. Nhìn chung những sử sách cận-đại dã không chấp-nhận một sự kiện hiển-nhiên rằng: Hải-quân nhà Nguyễn nối cánh tay dài, bảo vệ toàn-dân trải dài cuộc định-cư từ Quảng-Nam đến mũi Cà-Mâu. Về phía Tây, lực-lượng ấy bao trùm an-ninh tận Hà-Tiên. Phía Đông Hải-quân đã tuần-phòng Hoàng-Sa Trường-Sa, trước khi bị giặc Pháp tiêu-diệt.

Nói tóm lại, nếu không có hải-quân hùng-mạnh, Việt-quân không thể Bắc-tiến đánh Tống và Nam-tiến bình Chiêm được.

Trường-hợp Hoàng Thân Lý Long Tường

Nhưng vào khoảng năm 1226 một việc đáng tiếc đã xảy ra.

Chúng ta đều biết rằng tháng chạp năm „t Dậu (1225) do mưu mô của Trần Thủ Đô, Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh rồi nhường ngôi vua cho chàng. Khi ngôi vua đã về tay họ Trần. Trần Thủ Độ tìm cách hãm hại những người họ Lý. Thủy sư Đô-đốc chỉ huy toàn bộ chu sư của nhà Lý bấy giờ là Lý Long Tường. Lý Long Tường cho rằng do cương vị trọng yếu của ông (tư lệnh thủy quân toàn quốc), sớm muộn ông có thể bị Trần Thủ Độ sát hại. Cho nên vào một ngày nào đó năm Bính Tuất (1226), sau một thời gian chuẩn bị, ông đã đem vợ con, gia nhân đầy tớ, tướng lĩnh cùng hạm đội rời đất nước Đại Việt tiến lên phía Bắc và cuối cùng đã xin cư trú ở nước Triều Tiên (theo tạp chí Sử học của Nhật Bản số 2 năm 1941.

Sử của Việt Nam không hề nói đến việc trên. Nhưng chúng ta tin rằng việc đó là có thực. Tình hình xã hội Đại Việt sau khi nhà Trần lên thay nhà Lý rất dễ đề ra những nhân vật như Lý Long Tường.

Bước đầu của họ Trần: Dân Di-Cư đường Biển

Họ Trần được tiếng oanh-liệt vì những trận thủy-chiến thắng Nguyên Mông. Tuy vậy ít ai đã lưu-tâm đến nguồn gốc di-dân đường biển của tiền-nhân dòng Vua này. nh-hưởng thuyền-nhân như vậy đôi lần đã tác-dụng mạnh mẽ trên lịch-sử nước ta

Việt-Nam Sử-Lược của Trần-Trọng-Kim viết rất ít câu sơ sài về những ngày đầu của họ Trần như sau:

Khi Thái-Tử Sam, con vua Lý-Cao-Tông chay loạn, về Hải-„p vào ở nhà Trần-Lý. Nguyên Trần-Lý là người làng Tức-Mạc (huyện Mỹ-Lộc, phủ Xuân-Trường, tỉnh Nam-Định) làm nghề đánh cá, nhà giàu, có nhiều người theo phục. Sau nhân buổi loạn cũng đem chúng đi cướp phá...

Tìm hiểu kỹ hơn nữa, các nhà nghiên-cứu tìm thấy tổ-tiên Trần-Lý là nhóm người Phước-Kiến mới đến Tức-Mặc không lâu. Dòng họ này tiếp-tục giữ những cổ-tục riêng, khác với hầu hết dân Đại-Việt cho đến nhiều đời sau.

Ông Cl. Madrolle trong bài "Le Tonkin Ancien" đã phát-biểu ý-kiến là ở Phước-Kiến có một nhóm Việt-tộc làm nghề chài-lưới, hàng-hải đã dùng thuyền gỗ hay mảng tre có buồm, hàng năm theo gió mùa, nhân gió bấc phiêu-lưu theo dọc miền duyên-hải rồi ghé vào miền trung-châu sông Nhị, sông Mã (Việt-Nam.) Nhóm này cũng có phen xuống cả Nam-Dương, rồi lại nhân tiết gió nồm quay về căn-cứ. Một số đã ở lại sinh sống...

Tục vẽ chàm và tinh-thần quyết-tử của quân đội đời Trần

Nhà quân-sử Phạm-văn-Sơn viết rằng : Xét lại các cuộc xung-đột với giặc Nguyên, ta co thể nói lực-lượng thủy-quân của Việt-Nam đời Trần thuở đó khá mạnh. Nhờ đó , ta đã thắng địch oanh-liệt ở các bến Chương-Dương Hàm-Tử, Vân-Đồn, Bạch-Đàng. Duy quân-số bao nhiêu, sử ta không cho biết. (Quân-lực Việt-nam dưới các Triều-đại Phong-kiến (Từ Thượng-cổ đến Cận-kim) quyển I, Phạm-Văn-Sơn, Bộ Tổng Tham-Mưu QL/VNCH, 1968, trang 63.)

Trong thủy-quân, có các đội Trạo-Nhi gồm những trai tráng khỏe mạnh (trang 64)

Từ xưa, người Việt-Nam, kẻ cả hoàng-thân quốc-thích và vua chúa đều giữ cổ-tục của thủy-dân là vẽ chàm trên mình. Về đời Trằn, Việt-sử ghi chép thêm một vài hình-thức đặc-biệt khác.

Người lính trong quân-đội đời Trần đều có thích chàm ở cánh tay hai chữ 'Sát-Thát' để tỏ ý quyết-tâm sống mái với giặc Mông-Cổ. Như vậy họ chỉ có một sống một chết với giặc, giặc bắt được thấy 2 chữ 'Sát-Thát' ắt không khi nào có sự dung tha.

Đời Trần-Anh-Tôn (1293-1314), binh-sĩ phải thích ba chữ trên trán như "Thượng chân độ", "Toả-Kim-Cương", "Thủy-dạ-soa" ngoài sự thích rồng ở lưng và ở đùi. Ba chữ 'Thủy-Dạ-Soa' có lẽ dành riêng cho các thủy-thủ.

Vai trò Thủy-quân trong những trận kháng giặc Nguyên-Mông

Sau khi trừ xong các tôn thất nhà Lý. Trần Thủ Độ tính ngay đến việc tăng cường lực lượng vũ trang. Năm 1246, ông đã tuyển thêm quân mới lấy thêm người để chèo các thuyền chiến của nhà nước. Nhờ vậy cho nên ngày 24 tháng chạp năm Mậu Ngọ tức ngày 29 tháng 1 năm 1258, chiến thuyền nhà Trần từ căn cứ Thiên Mạc đã ngược dòng sông Hồng trở về Thăng Long đánh bại quân Mông Cổ ở Đông Bộ Đầu, buộc quân giặc phải rút khỏi Thăng Long chạy về Văn Nam để khỏi bị tiêu diệt hoàn toàn.

Tháng 8 năm Giáp Thân (1284), sau khi được cử giữ chức Quốc Công tiết chế thống lĩnh toàn quân đội, Trần Quốc Tuấn đã tổ chức một cuộc duyệt binh lớn ở Đông Bộ Đầu. Sau đó ông lại hội quân trong đó có thủy quân ở Vạn Kiếp.

Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai (1285), sử cũ của ta chỉ nói Chiêu Thành Vương, Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản, Nguyễn Khoái và Trần Nhật Duật đem quân đánh quân giặc ở Tây Kết, Hàm Tử. Chương Dương, mà không cho biết quân đó là quân bộ hay quân thủy. Do chỗ Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương đều là những địa điểm nằm ở bên tả hoặc ở bên hữu sông Hồng, chúng tôi đoán rằng các cánh quân đánh các địa điểm nói trên trước hết có thủy quân. Như thế có nghĩa là quân Trần, chủ yếu là thủy quân đã ngược dòng sông Hồng đánh Tây Kết, rồi đánh Hàm Tử, rồi đánh Chương Dương. Sau khi quân Trần giải phóng Chương Dương, thì Thoát Hoan bỏ Thăng Long vượt sông chạy sang bờ Bắc, nếu không thì quân Trần cứ thẳng dòng sông mà tiến lên đánh Thăng Long rồi.

Mùa xuân năm Mậu Tý (1288), Trần Khánh Dư cả phá đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ chở 70 vạn thạch lương qua vùng biển Vân Đồn. Mở đường cho đoàn thuyền lương là 500 chiến thuyền hùng mạnh do Ô Mã Nhi chỉ huy. Trần Khánh Dư đã để cho đoàn chiến thuyền cửa Ô Mã Nhi qua vùng biển Vân Đồn. Đoàn chiến thuyền qua Vạn Ninh (Mống Cái), núi Ngọc mà không gặp một sức chống cự nào đáng kể cả. Sau đó đoàn chiến thuyền đến An Bang, và chỉ thấy thủy quân Đại Việt chống cự một cách yếu ớt mà thôi. Ô Mã Nhi chủ quan cho lực lượng thủy quân Đại Việt chỉ có thế, cho nên sau khi vào cửa An Bang, y cho đoàn chiến thuyền vào cửa Bạch Đằng để vào Vạn Kiếp, bỏ lại đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ ở đằng sau không có chiến thuyền bảo vệ.

Khi đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ lọt vào trận địa phục kích ở vùng biển Vân Đồn, Trần Khánh Dư ra lệnh cho chiến thuyền Đại Việt đổ ra đánh. Bị đánh bất ngờ, đoàn thuyền rối loạn, nhiều chiếc bị đấm, nhiều chiếc khác bị bắta. Trương Văn Hổ phải đổ thóc xuống biển rồi chạy trốn về Quỳnh Châu thuộc đảo Hải Nam. Chiến thắng vào tháng 1 hoặc đầu tháng 2 năm 1288 là một đòn rất nặng nệ giáng vào quân xâm lược, không những làm cho chúng mất hết lương ăn mà con làm cho chúng tiêu tan hết ý chí chiến đấu. Các tướng lĩnh đã nói với Thoát Hoan: "— Giao Chỉ không có thành trì để giữ, không có lương thực để ăn mà thuyền lương của Trương Văn Hổ lại không đến. Vả lại khi trời đã nóng nực, sợ lương hết quân mệt không lấy gì chống giữ lâu được, làm hỗ thẹn cho triều đình, nên toàn quân mà về thì hơn" Thần nỗ tổng quản là Giả Nhược Ngu cũng nói: "quân nên về không nên giữ".

Cuối cùng Thoát Hoan chia quân Mông Cổ ra làm hai đạo: Đạo thủy binh do Ô Mã Nhi chỉ huy theo đường biển về trước. Sau đó đạo bộ binh do Thoát Hoan chỉ huy sẽ về sau.

Ngày mồng 7 tháng 3 năm Mậu Tý tức ngày 8 tháng 4 năm 1288, đoàn chiến thuyền của Ô Mã Nhi đến Trúc Động trên sông Giá. Sáng ngày 8 tháng ba tức ngày 9 tháng 4, Ô Mã Nhi đến sông Bạch Đằng, quân Trần trên thuyền nhẹ ra đón đánh rồi giả thua chạy nhử quân giặc vào bãi cọc mà Trần Quốc Tuấn đã cho đóng từ trước. Đoàn chiến thuyền giặc vào trận địa phục kích của quân ta vào lúc nước triều đang rút. Phục binh Đại Việt từ các phía thủy bộ đổ ra đánh. Thuyền giặc vướng phải cọc bị vỡ rồi bị đắm rất nhiều, nước triều càng xuống nhanh, thuyền giặc càng bị vỡ và bị đắm càng nhiều. Toàn bộ đoàn chiến thuyền bị tiêu diệt. Vạn bộ thủy quân Trương Ngọc bị giết ngay tại trận. Phàn Tiếp bị bắt sống. Ô Mã Nhi cũng bị bắt sống. Số thuyền giặc bị quân ta bắt được lên đến trên bốn trăm chiếc.

Đây là chiến thắng Bạch Đằng lần thứ ba. Trước đó là chiến thắng Bạch Đằng lần thứ nhất năm 938, và chiến thắng Bạch Đằng lần thứ hai năm 981. Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 là một chiến thắng trên thủy vào cỡ lớn nhất trong lịch sử Việt Nam.

Thủy quân Việt Nam hồi thế kỷ XIII là một quân chủng tài giỏi đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ đất nước. Trong thủy quân đó nổi bật lên vai trò của Yết Kiêu và Dã Tượng. Yết Kiêu và Dã Tượng vốn là gia nô của Trần Quốc Tuấn được Quốc Tuấn nuôi nấng và giáo dục, rồi trở thành những kiện tướng đánh giặc công rất tài tình ở dưới nước. Yết Kiêu và Dã Tượng thường lặn dưới nước đến đục phá chiến thuyền của quân Nguyên hoặc kéo chiến thuyền địch xa rời vị trí của chúng rồi bất ngờ cướp chiến thuyền địch. Trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, Yết Kiêu và Dã Tượng nổi bật lên những chiến sĩ mở đầu lối đánh đặc công: Lối đánh cực kỳ táo bạo chỉ dùng rất ít lực lượng mà có thể gây cho địch những tổn thất rất nặng nề.

Trận Thủy-Chiến cuối cùng của Chế Bồng Nga

Như mọi người đã biết, từ Trần Dụ Tôn (1341-1369) nhà Trần suy yếu nhanh chóng, khởi nghĩa của gia nô đã bùng ra ở nhiều nơi. rong bối cảnh lịch sử đó, thủy quân của nước Đại Việt cũng càng ngày càng mất dần tình chiến đấu.

Chúa Chiêm Thành dò biết được tình hình đó, cho nên tháng ba năm Tân Sửu (1361), thủy quân Chiêm đột nhiên vượt biển tiến ra Bắc đánh Lâm Bình, nhưng bị quân Đại Việt đánh lui.

Năm Tân Hợi (1371) thủy quân Chiêm Thành bất ngờ tiến vào sông Hồng rồi cướp phá Thăng Long.

Năm Dinh Tị (1377) thủy quân Chiêm lại đánh chiếm Thăng Long lần thứ hai, chúng cướp của, bắt người rồi rút về.

Những hành động xâm lược của quân Chiêm làm cho nhà Trần lo ngại. Năm Quý Sửu (1373) ngay khi vừa lên ngôi vua, Trần Duệ Tôn đã cho tuyển thêm quân đội sửa soạn chiến thuyền để đánh Chiêm Thành.

Tháng giêng năm Đinh Tị (1377) nhà vua thân cầm quân đi đánh Chiêm Thành, bị vua Chiêm là Chế Bồng Nga đánh bại Nhà vua chết tại trận.

Trận đại bại của Trần Duệ Tôn (1377) khuyến khích mưu mô xâm lược của Chế Bồng Nga. Tháng 5 năm Mậu Ngọ (1378) thủy quân Chiêm do Chế Bồng Nga chỉ huy vượt biển tiến vào Đại hoàng giang, rồi ngược dòng sông đánh chiếm Thăng Long. Quân Chiêm vơ vét tài sản, bắt nhiều người rồi lại xuống thuyền rút về nước.

Nhà Trần lúc này đang suy yếu nghiêm trọng. Đó là điều kiện thuận lợi để quân Chiêm luôn luôn ra xâm lược nước Đại Việt.

Tháng 2 năm Nhâm Tuất (1382) thủy quân Chiêm lại ra đánh Thanh Hóa, nhưng bị thất bại.

Tháng sáu năm Quý Hợi (1383), thủy quân Chiêm bất ngờ tiến ra đổ bộ vào một nơi nào đó của nước Đại Việt, rồi đi đường núi đánh vào miền Quảng Oai làm cho kinh thành Thăng Long náo động, thượng hoàng Nghệ Tôn phải lánh sang Đông Ngàn ở bờ Bắc sông Hồng.

Tháng 10 năm Kỷ Tị (1381), thủy quân Chiêm Thành tiến ra đánh Thanh Hóa. Hồ Quý Ly mang thủy quân ra chóng cự. Quý Ly cho đóng cọc gỗ ở sông Lương, rồi đem thuyền vây chung quanh. Quân Chiêm đắp đập ở thượng lưu để mai phục quân và voi chiến, rồi giả vờ dọn dẹp quanh trại để kéo quân về. Quý Ly cho quân xô ra đánh. Quân Chiêm phá đập rồi lùa voi chiến ra trận. Chiến thuyền của Quý Ly bị nước từ thượng lưu dồn vào một chỗ, không sao tiến lên được, bộ binh của Quý Ly bị quân Chiêm giết hết Quý Ly phải bỏ quân đội trốn về.

Tháng 11 năm Kỉ Tị, quân Chiêm tiến ra Hoàng Giang, vua Trần Thuận Tôn sai đô tướng là Trần Khát Chân mang quân ra chống cự. Lúc này, một tôn thất nhà Trần là Trần Nguyên Diệu đầu hàng quân Chiêm Thành.

Chúa Chiêm Thành là Chế Bồng Nga liền dùng ngay Nguyên Diệu làm kẻ dẫn đường để đi xem xét tình hình. Chiến thuyền Chiêm đang tập hợp, thì một tiểu thần của chúa Chiêm là Ba Lậu Kê bị bồng Nga quở trách. Ba Lậu Kê sợ, tội chạy sang hàng Đại Việt. Y báo cho Trần Khát Chân biết, rằng Chế bồng Nga ngồi trên một chiếc thuyền sơn màu lục.

Trần Khát Chân sai tập trung hỏa pháo nhất tê bắn báo chiến thuyền đó. Đạn bắn trúng vào giữa thân Chế Bồng Nga.

Thấy chủ tướng bị giết, quân Chiêm tan vỡ...

Từ đấy biên giới nước Đại Việt về phía Nam được yên. Vì sau khi Chế Bồng Nga chết, nước Chiêm Thành ngày một yếu đi quân Chiêm không đủ sức xâm lấn nước Đại Việt nữa.

Tháng 2 năm Canh Thìn (1400), Hồ Quý Ly cướp ngôi vua của nhà Trần, đặt tên nước là Đại Ngu, niên hiệu là Thánh Nguyên.

Tháng 8 năm ấy, thấy chúa Chiêm Thành là La Ngai chết, con là Ba Đích Lại mới được lập làm chúa, Quý Ly thừa cơ sai Đỗ Mẫn làm đô tướng thủy quân, Trần Vấn làm phó, Trần Tùng làm đô tướng bộ quân, Đỗ Nguyên Thái làm phó, đem 15 vạn quân thủy lục đi đánh Chiêm Thành. Quân của Quý Ly bị quân Chiêm đánh bại phải rút về.

Năm Quý Mùi (1403), Hồ Quý Ly lại đánh Chiêm Thành một lần nữa. Phạm Nguyên Côi được cử làm đô tướng thủy quân, Hồ Vân làm phó: Đỗ Mẫn làm đô tướng quân bộ, Đỗ Nguyên Thái làm phó, thống lĩnh 20 vạn quân thủy bộ, chia đường vào đánh Chiêm Thành nhưng không có kết quả.

Hồ-Quý-Ly và Hải-Quân

Hồi này ở nước Minh, Chu Đê đã đoạt được ngôi vua và đã lên ngôi hoàng đế (Minh Thành tổ). Dã tâm của Minh Thành tổ là xâm lược Việt Nam, biến Việt Nam thành quận huyện cả nước Minh.

Ngay từ đầu thế-kỷ 15, khi Hồ-Quý-Ly đã nắm trọn binh-quyền, Ông khuyếch-trương mạnh mẽ việc quân vì biết rằng sớm muộn quân Minh cũng sẽ lần sang. Thủy-quân là một tổ-chức lớn. Ông chia quân-đội ra làm 4 mà Hải-quân được tổ-chức thành một quân-chủng. Bốn quân-chủng đó là : Vệ-quân, Đại-quân, Cấm-quân và Thủy-Quân. (Quân-Lực Việt-nam dưới các Triều-đại Phong-kiến (Từ Thượng-cổ đến Cận-kim) quyển I, Phạm-Văn-Sơn, Bộ Tổng Tham-Mưu QL/VNCH, 1968, trang 69.)

Cha con Hồ Quý Ly đã nhìn rõ âm mưu của Minh Thành tổ, cho nên từ năm 1404. Quý Lý đã cho tuyển thêm lính mới và cho đóng nhiều thuyền chiến. Những thuyền chiến nay gọi là "tải lương cổ lâu", bên trên bắc tre làm đường đi lại, bên dưới cứ hai người chèo một mái chèo. Tuy gọi là"tải lương cổ lâu", nhưng đúng ra là những thuyền chiến thực sự, rất tiện cho việc chiến đấu trên thủy.

Hồ Quý Ly là nhà chính trị biết đề ra các biện pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất kinh tế. Nhưng trong hành động, ông đã làm nhiều việc khiến cho "nhân tâm oán phản". Do đó khi Minh Thành Tổ sai Trương Phụ mở cuộc xâm lược vào Việt Nam. Hồ Quý Ly đã thua trận một cách quá dễ dàng, mặc dầu ông có một lực lượng vũ trang lớn mạnh trong đó có những thuyền chiến gọi là "tải lương cổ lâu".

Sau khi hạ thành Đa Bang vào cuối năm Bính Tuất (1406), tháng 2 năm Đinh Hợi (1407), Mộc Thạnh cả phá 300 chiến thuyền của Hồ Nguyên Trừng ở sông Mộc Hoàn. Tháng 3 năm Đinh Hợi, Hồ Nguyên Trừng đem đại binh đến đón quân Minh ở cửa Hàm Tử. Hồ Xạ, Trần Đĩnh chỉ huy đạo quân đóng ở bờ anm sông. Đỗ Nhân Giám, Trần Khắc Trang chỉ huy đạo quân đóng ở bờ bắc: Đỗ Nhẫn, Hồ Vấn chỉ huy thủy quân gồm bảy vạn người, nói phao lên là 21 vạn. Các chiến thuyền đều kéo đến cửa Hàm Tử, nối đuôi nhau dài đến hơn mười dặm, chắn ngang cả mặt sông. Quân thủy và quân bộ của Trương Phụ biết lực lượng quân thủy của Quý Ly mạnh, chúng chờ khi quân của Quý Ly tỏ ra chủ quan, trễ nải, mới xông ra đánh. Quân của Quý Ly thua to.

Bị thua nặng ở cửa Hàm Tử. Quý Ly và Hồ Hán Thương đem trăm quân theo đường biển chạyvào Thanh Hóa. Quân Minh đuổi theo. Đến Lỗi Giang thì quân của Quý Ly tan vỡ. Sau đó cha con Quý Ly chạy đến cửa biển Kỳ La, rồi bị bắt tại đó cùng với con cháu và các quan.

Trong hai mươi năm thuộc Minh, bọn đô hộ vơ vét rất nhiều tài sản của dân tộc Việt Nam. Chúng đã cướp của Việt Nam 8.670 chiếc thuyền và 2.539.500 vũ khí các loại. Hai mươi năm thuộc Minh, vì vậy, là hai mươi năm dân tộc Việt Nam không có thủy quân. Trần Ngỗi, Trần Quý Khoáng, Lê Lợi cũng có một ít thủy quân, nhưng lực lượng không có gì mạnh lắm.

Quân thủy nhà Lê và những ngày tàn của Chiêm-Thành

Tháng 12 năm Mậu Thân (1428). Lê Thái Tổ định ra quy chế cho quân thủy quân bộ. Ta có thể tin rằng sau đó không lâu, nước Đại Việt đã có một đạo thủy quân lớn mạnh. Cho nên đến năm „t Mão (1435) Lê Thái Tôn sau khi đi xem quân bộ diễn tập ở Bạo Động, đã xem quân thủy diễn tập ở sông Hồng: Tháng giêng năm: Mậu Ngọ (1438), Lê thái Tôn lại sai chiến thuyền của năm đạo quân diễn tập thủy chiến.

Năm Bính Dần (1446), thấy chúa Chiêm thành là Bí Cái hay cho quân đội ra xâm phạm biên giới. Lê Nhân Tôn sai Lê Thụ, Lê Khả đem thủy quân đánh Chiêm Thành, Quân Đại Việt đánh chiếm cửa biển Thi Nại rồi tiến lên đánh chiếm thành Cha Bàn, bắt được vua Chiêm là Bí Cái.

Tháng 11 năm Canh Dần (1470), Lê Thánh tôn thân chính Chiêm Thành. Quân đội có đến 26 vạn, chiến thuyền có đến hàng ngàn chiếc.

Khi quân Đại Việt đến cửa biển Tân „p và cửa biển Cựu tọa, vua Chiêm là Trầ Toàn sai em đem sáu viên tướng cùng 5.000 quân lên đến sát doanh trại của Lê Thánh Tôn. Lê Thánh tôn mật sai tả du kích tướng quân là Lê Hi Cát đem 500 chiến thuyền lẻn vào cửa biển Sa Kỳ chặn đường về của quân Chiêm. Rôi Lê Thánh Tôn dẫn hơn một ngàn chiến thuyền tiến thẳng vào doanh trại quân Chiêm. Quân Chiêm tan vỡ, chúng toan chạy về thành Lê Hi Cái chặn đường. Lê Niệm và Ngô Hồng tung quân ra đánh thốc vào quân Chiêm, quân Chiêm đại bại.

Trà Toàn sợ quá dâng biểu xin hàng. Lê Thánh Tôn bảo bọn Lê Quyết Trung rằng: "Chí khí chiến đấu của giặc đã rã rời, khí c đánh thành của ta đã đầy đủ. Nay quân sĩ trèo lên thành, chỉ thúc một hồi trống cũng có thể phá được thành". Rồi nhà vua lại dụ các tướng sĩ: "Trong lúc thành Trà Bận đã bị hạ, các kho tàng đều phải niêm phong, canh giữ không được thiêu hủy, bắt sống chúa Chiêm Thành là Trà Toàn giải đến hành doanh không được giết hại".

Rồi nhà vua ra lệnh đánh thành. Thành Chà Bàn bị vỡ. Quân Đại Việt loại ra ngoài vòng chiến hơn bảy vạn người. Trà Toàn cũng bị bắt sống và bị giải đến trước Lê Thánh Tôn.

Chiến thắng năm 1471 của Lê Thánh Tôn đối với Trà Toàn là một đòn chí tử làm cho nước Chiêm Thành đi đến chỗ bị tiêu diệt.

Thành-phần quân Thủy triều Lê-Thánh-Tôn

Dưới triều Lê Thánh Tôn, thủy quân của nước Đại Việt càng ngày càng hùng mạnh và đã lập được nhiều chiến công. Nhà Lê có nhiều loại chiến thuyền lớn nhỏ, có chiến thuyền được trang bị bằng hỏa khí. Năm 1465 Lê Thánh tôn đã ban phép trận đồ cho thủy quân và bộ binh thao-dượt.

Thủy-quân nhà Lê (1428-1527) tổ-chức quy-củ, thành-phần là các trai tráng khoẻ mạnh, giỏi nghề bơi lội. Thủy-quân chia ra làm 4 đội, có danh như sau:

- Hải-Hồng-Quân
- Hải-Mã-Quân
-Hải-Kình-Quân
-Hải-Điểu-Quân.

Thủy-quân thời chiến tranh Lê-Mạc

Như mọi người đều biết năm 1527, Mạc Đăng Dung giết hoàng đệ Xuân cướp ngôi vua của nhà Lê. Năm 1529 Nguyễn Kim khởi nghĩa ở Sầm Châu chống lại nhà Mạc. Từ đấy bùng ra cuộc nội chiến giữa một bên là nhà Mạc, một bên là nhà Lê. Chiến tranh Lê - Mạc chưa chấm dứt, thì từ năm 1627 đến năm 1672 lại bng ra chiến tranh Trịnh - Nguyễn.

Trong chiến tranh Lê - Mạc, chúng ta thấy họ Mạc nhiều lần dùng quân thủy đánh quân Lê. Tháng 9 năm „t Sửu (1563) tướng Mạc là Mạc Kinh Điển đem chiến thuyền vượt biển đánh vào Thanh Hóa. Thủy quân Mạc vào cửa Linh Tràng rồi thừa thắng đánh phá các huyện Thuần Hựu, Hoằng Hóa, giết quân Lê - Trịnh đến mấy ngàn người.

Tháng giêng năm Nhâm Thân (1572), tướng Mạc là Lập Bạo đem hơn sáu mươi chiến thuyền vượt biển đánh vào đất Thuận Hóa. Lập Bạo bị Nguyễn Hoàng dùng mưu giết chết.

Tháng 7 năm Mậu Dần (1578), Mạc Kinh Điển lại vượt biển đánh vào Thanh Hóa, nhưng thất bại.

Năm Kỷ Mão (1579) Mạc Kinh Điển, năm Tân Tị (1581) Mạc Đôn Nhượng lại đem thủy quân vào đánh Thanh Hóa, nhưng bị thua to.

Tháng 11 năm Nhâm Thìn (1592), Trịnh tùng cho đem 500 chiến thuyền đi đánh Mạc Mậu Hợp ở Kim Thành. Quân Mạc thua to, Mậu Hợp bỏ quân doanh chạy trốn.

Thủy-quân thời Nhà Lê trung-hưng

Nhà Lê trung-hưng, vua Lê làm vì và chúa Trịnh nắm quyền. Hệ-thống quân-lực trở nên phong-phú.

Đơn-vị thấp nhất là Đội, có 20 người.

Cơ có 20 đội (400 người).

Vệ gồm 5 hay 6 Cơ (2000 đến 2400 ngườI)

Ngoài ra bên Vệ có Tứ là đơn-vi có 100 người.

Thuyền có từ 40 đến 50 người.

Tổng-số quân-đội khi động-viên có 115.000 ngườI, 10,000 ngựa và 600 voi trận. Thủy-quân có 500 chiến-thuyền đàu mũi sơn son thếp vàng, mỗi chiến-thuyền có 26 tay chèo và được bố-trí 3 đại-bác 14 livres gọi là thần-công. Thuyền chiến của nhà Lê thuở đó có cái lớn hơn chiến thuyền của các nước Âu-châu. Các giáo-sĩ Alexandre De Rhodes và Tisannier trong ký-sự khen quân-lực của chúa Nguyễn hùng-hậu hơn cả Pháp và Bồ-Đào-Nha.

Theo Cố Alexandre De Rhodes, chiến-thuyền của Thủy-quân chúa Trịnh vận-chuyển mau lẹ, trang-bị hoả-lực hùng-hậu có thể khuất-phục được cả những chiến-hạm Âu-Châu thường lai-vãng trên Biển Đông hồi đó.

Chiến tranh Trịnh - Nguyễn

Chiến tranh Trịnh - Nguyễn lần thứ nhất kéo dài đến 45 năm. Trong 45 năm này, nói chung họ Trịnh khởi thế công, họ Nguyễn chủ yếu chỉ làm cái công việc bảo vệ đất đai của họ. Trong tất cả các đợt tấn công, họ Trịnh chủ yếu dùng quân bộ. Năm 1774 khi Hoàng Ngũ Phúc vâng lệnh Trịnh Sâm mang quân vào Nam đánh chúa Nguyễn, quân đội của Trịnh cũng tiến theo đường bộ. Nghĩa là sau khi chiếm châu Bố Chính, quân Trịnh vượt sông Gianh, rồi tiến đến Bồ Đề huyện Minh Linh. Đến đây, Ngũ Phúc cho người cầm thư đưa cho chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Thuần khuyên Phúc Thuầm sớm đầu hàng.

Nguyễn Phúc Thuần một mặt sai bắt Trương Phúc Loan nộp cho Hoàng Ngũ Phúc, và dâng vàng bạc để xin bãi binh, nhưng một mặt khác vẫn đem quân ra chống cự: Nhưng rồi chúa Nguyễn vẫn phải bỏ Phú Xuân. Sau khi chiếm được Phú Xuân, quân Trịnh lại vượt đèo Hải Vân tiến vào Quảng Nam. Đến Quảng Nam, quân Trịnh hầu như kiệt sức. Binh sĩ ốm đau rất nhiều. Chừng một nửa binh sĩ đã chết vì bệnh dịch.

Giả sử quân Trịnh tiến đánh miền Nam theo đường biển, thì quân sĩ đâu có đến nỗi vất vả, khó nhọc như thế.

Như thế không có nghĩa là họ Trịnh quân có thủy quân. Khi lên làm chúa, Trịnh Doanh đã chú ý đến thủy quân. Tháng 6 năm Giáp Tuất (1759), Trịnh Doanh đã tổ chức một cuộc diễn tập thủy quân ở sông Hồng. Sử cũ chép rằng: "Thủy binh bày hàng chiến thuyền ở giữa sông, dung nghi quân sĩ rất chỉnh tề, bơi chèo ngược dòng nước, thuyền phóng đi như bay". Nhưng nói chung, thủy quân xứ Đường ngoài không có gì là hùng mạnh cả. Đó là lý do chủ yếu khiến cho trong tất cả các lần đánh miền Nam, họ Trịnh không dám dùng thủy quân làm lực lượng chính.

Hồi nửa cuối thế kỷ XVIII, Nguyễn Hữu Chỉnh cũng nổi tiếng là một viên tướng có tài chiến đấu trên mặt nước. Khi theo Hoàng Đình Bảo, Nguyễn Hữu Chỉnh lập nhiều chiến công trên mặt biển, cho nên được cử sang chỉ huy đội tuần hải, rồi được cử sang chỉ huy cơ Tiền Ninh thuộc Nghệ An.

Những trận thủy-chiến thời Tây-Sơn

Trong lịch sử Việt Nam, quân Tây Sơn nổi tiếng là đội quân đánh bộ cũng giỏi, mà đánh thủy cũng giỏi.

Năm 1782, Nguyễn Huệ chỉ huy chiến thuyền tiến vào cửa Cần Giờ đánh quân Nguyễn ở Ngã bảy. Quân Nguyễn thua to phải rút về thủ hiểm ở Ba Giòng. Sau đó, Nguyễn Huệ lại đem chiến thuyền đến Lữ Phụ, bày trận quay lưng ra sông đánh quân của Nguyễn Ánh, Quân Tây Sơn đánh rất hăng, phá tan quân Nguyễn. Nguyễn Ánh phải chạy trốn ra đảo Phú Quốc.

Năm 1783, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ lại dẫn thủy quân Tây Sơn vào cửa Cần Giờ đi ngược dòng sông đánh quân của Chu Văn Tiếp. Quân của Chu Văn Tiếp tan vỡ. Nguyễn Ánh lại chạy về Ba Giồng. Nguyễn Hoàng Đức đi hộ vệ Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn bắt sống. Nguyễn Ánh phải cưỡi thuyền chạy ra đảo Côn Lôn. Phó mã Tây Sơn là Trương Văn Đa mang chiến thuyền đuổi theo, suýt bắt được Nguyễn Ánh.

Xem bên trên, chúng ta thấy thủy quân Tây Sơn mỗi lần vào Gia Định, họ tung hoàng ở khắp mọi nơi, họ đánh đâu thắng đấy.

Trận cả phá quân xâm lược Xiêm và quân bản bộ của Nguyễn Ánh đầu năm 1785 lại càng làm cho mọi người phải khâm phục.

Theo yêu cầu của Nguyễn Ánh, vua Xiêm là Chất Tri năm 1784 đã cho hai tướng là Chiêu Tăng và Chiêu Sương đem năm vạn quân và 300 chiến thuyền sang xâm lược miền Gia Định.

Năm 1784 sau khi kéo vào Gia Định, thủy quân Xiêm chiếm Kiên Giang, rồi Trấn Giang, Sa Đéc. Cuối cùng quân Xiêm và quân của Nguyễn Ánh đánh chiếm Trà Tân và Ba Lai, Ba Lai là miền đất thuộc tỉnh Bến Tre sau này nằm ở bờ Nam sông Ba Lai đối diện với thị xã Mỹ Tho nằm ở bờ Bắc. Trà Tân nằm ở tả ngạn sông Mỹ Tho đối diện với mỏm tây của cù lao Năm Thôn.

Chiếm được Trà Tân và Ba Lai, quân Xiêm và quân của Nguyễn Ánh có căn cứ để đánh tỏa ra chiếm địa điểm ngày nay là thị xã Mỹ Tho, Sài Gòn và các địa điểm khác thuộc ba tỉnh miền Đông.

Sau khi đem chiến thuyền vào Sài gòn, Nguyễn Huệ đã nghiên cứu rất kỹ tình hình ta và địch. Ông quyết định muốn tiêu diệt quân Xiêm, phải đánh nhanh, và phải tiêu diệt chúng ở Rạch Gầm - Xoài Mút. Chủ lực quân Xiêm đóng Long Hồ và Trà tân, lừa chúng ra khỏi Long Hồ và Trà Tân rồi nhử chúng vào khúc sông Mỹ Tho từ Rạch Gầm đến Xoài Mút để tiêu diệt chúng là tốt nhất.

Bố trí xong trận địa phục kích Rạch Gầm - Xoài Mút, Nguyễn Huệ cho một đội khinh thuyền ngược dòng sông Mỹ Tho tiến đến Trà Tân hoặc tiến đến gần Long Hồ (Vịnh Long) khiêu chiến. Từ ngày vào Gia Định, quân Xiêm thắng trận luôn luôn; quân của Nguyễn Ánh cùng thắng trận luôn luôn và chưa hề thất trận một lần nào. Thấy quân Tây Sơn kéo đến khiêu chiến, tướng Chiêu Tăng và tướng Chiêu Sương dốc toàn lực ra đuổi đánh với ý định là sau khi đai tiêu diệt cánh quân Tây Sơn đến khiêu chiến, sẽ thừa thắng đánh Mỹ Tho và Sài Gòn để tiêu diệt toàn bộ quân Tây Sơn hay đuổi chúng ra ngoài biển cả.

Khi tung lực lượng ra đánh quân Tây Sơn, tướng Chiêu Tăng và tướng Chiêu Sương lại thấy quân Tây Sơn thua chạy. Họ lại càng chủ quan khinh địch, thúc quân Xiêm đuổi theo quân Tây Sơn. Đến ngã ba sông Cửu Long và sông Cái Bé, quân Tây Sơn men theo cù lao Cồn Tiên, cù lao Cồn Ông mà chạy để rồi rẽ vào sông Mỹ Tho.

Vào sông Mỹ Tho, quân Xiêm thấy khúc sông này quang đãng, họ lại càng thúc chiến thuyền tiến nhanh đuổi quân Tây Sơn. Khi đoàn chiến thuyền Xiêm đã lọt vào trận địa phục kích Rạch Gầm - Xoài Mút, thì từ cửa Rạch Gầm, chiến thuyền Tây Sơn đổ ra đánh quân Xiêm bằng súng lớn. Từ trên bờ sông Mỹ Tho, bộ binh Tây Sơn cũng dùng súng lớn bắn vào chiến thuyền Xiêm. Đội hình đoàn chiến thuyền Xiêm rối loạn. Giữa lúc quân Xiêm đang hoảng hốt, thì từ cửa Xoài Mút, lại có một đoàn chiến thuyền Tây Sơn đổ ra đánh thúc vào giữa, cắc đoàn chiến thuyền Xiêm ra làm hai khúc. Quân Xiêm đang bị đánh tơi bời như thế, thì Nguyễn Huệ lại mang chiến thuyền đến tăng viện cho quân mình. Lực lượng chiến đấu của quân Tây Sơn lại càng dồi dào, tinh thần chiến đấu của họ lại càng phấn chấn.

Toàn bộ chiến thuyền Xiêm bị dồn vào một trận địa chỉ dài có năm hay sáu kí-lô-mét và rộng độ một hoặc hai hai ki-lô-mét trên một khúc sông quang đãng. Việc tiêu diệt chúng bằng súng từ các phía rất thuận lợi.

Quân Xiêm bị hãm vào một tình thế hết sức hiểm nghèo, họ chỉ có thể chọn một trong hai để rồi bị bắn chết hay bị chết đuối ngay tại trận, hoặc nhảy xuống sông liều chết bơi vào bờ để tìm đường chạy trốn. Cuối cùng một toán quân Xiêm chừng độ hai ngàn người trong đó có tướng Chiêu Tăng và tướng Chiêu Sương liều chết đổ bộ lên một địa điểm nào đó trên bờ sông Mỹ Tho để rôi có sống có chết ....... về phía ngày nay là ấp Thượng, ấp Trung. „p Nam, ấp Tây để chạy về địa điểm ngày nay là ấp Bắc. Từ ấp Bắc họ chạy về phía Đồng Tháp Mười rồi vượt Đồng Tháp Mười chạy về Châu Lạp, để rồi từ Châu Lạp chạy về nước.

Như vậy là chỉ trong một trận, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đã diệt năm vạn quân Xiêm và hầu như toàn bộ quân bản bộ của Nguyễn Ánh.

Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút đầu năm 1785 được ghi vào lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam như một trận tiêu diệt chiến lớn vào bậc nhất trong lịch sử dân tộc chúng ta: Chỉ trong một trận, quân Tây Sơn đã tiêu diệt 48000 quân Xiêm và mấy ngàn quân bản bộ của Nguyễn Ánh.

Trận Rạch Gầm - Xoài Mút như một đòn sấm sét đánh vào toàn bộ quân địch, nó làm cho quân bản bộ của Nguyễn Ánh đóng ở Trấn Giang, Trà Ôn, Mân Thít, Sa Đéc, Ba Xắc Ba Lai, Long Hồ tan rã hoàn toàn.

Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập quyển 30 chép rằng sau chiến thằng Rạch Gầm - Xoài Mút, người Xiêm sợ quân Tây Sơn như cọp.

Năm 1786, Nguyễn Huệ lại dùng thủy quân tiến ra Bắc đánh họ Trịnh. Ông sai Nguyễn Hữu Chỉnh đem thủy quân vượt biển ngược dòng sông vào chiếm Vị Hoàng (thị xã Nam Định ngày nay). Chiến thuyền Tây Sơn vào Vị Hoàng, viên trấn thủ Vị Hoàng bỏ chạy. Chỉnh đoạt được tất cả các kho lương có đến một trăm vạn hộc thóc. Chỉnh sai đốt lửa báo tin cho Nguyễn Huệ. Ngày ấy là mồng 6 tháng 6 năm Bính Ngọ (1786).

Nguyễn Huệ dẫn đại đội chiến thuyền đi sau Nguyễn Hữu Chỉnh. Đoàn chiến thuyền của Nguyễn Huệ ra đến Nghệ An, thì gặp gió nồm. Mấy trăm chiến thuyền của ông lướt trên mặt biển như bay, khí thế thật là hùng vĩ. Phụ lão Nghệ An và Thanh Hóa đã chứng kiến các khí thế ấy, họ thua:

- Thật là một hành động ít có ở đời!

Việc quân Tây Sơn chiếm Vị Hoàng làm chấn động Thăng Long và các trấn. Chúa Trịnh Khải vội sai Thái đình hầu Trịnh tự Quyền đem bộ binh xuống Sơn Nam. Định Tích Nhưỡng được lệnh đem thủy quân đến Lỗ Giang đón quân Tây Sơn. Đinh Tích Nhưỡng dàn chiến thuyền thành hàng chữ nhất để đón đánh chiến thuyền Tây Sơn. Đến đêm, Nguyễn Huệ cho năm chiến thuyền tiến thẳng vào hàng trận chiến thuyền của Đinh Tích Nhưỡng. Quân lính của Tích Nhưỡng tranh nhau bắn. Năm chiến thuyền của Tây Sơn không bắn trả lại. Đến sáng, Tích Nhưỡng mới biết năm chiếc thuyền ấy là năm chiếc thuyền không. Thuốc đạn của Tích Nhưỡng đã hết cả rồi. Lúc ấy, chiến thuyền Tây Sơn thuận gió tiến lên, đại bác của Tây Sơn nổ ầm trời. Một cây cổ thụ trúng đạn đổ. Quân của Trịnh Tự Quyền tan vỡ. Đinh Tích Nhưỡng vội chạy trốn. Trấn thủ Sơn Nam là Đỗ thế Dận cũng chạy trốn.

Chiến thuyền Tây Sơn thừa thắng tiến thẳng đến Hiến Doanh (tức Phố Hiến thuộc Hưng Yên cũ). Thăng Long náo động. Trịnh Khải phải gọi lão tướng Hoàng Phùng Cơ trấn thủ Sơn Tây về để chống giữ Thăng Long. Phùng Cơ cho bộ binh đóng ở hồ Vạn Xuân, thủy quân đóng ở bến Thúy Ái nhằm chặn đường quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long. Nhưng bộ binh và thủy binh Trịnh bị quân Tây Sơn phá tan. Nguyễn Huệ cho binh sĩ ở trên thuyền vừa hò reo vừa đánh trống tiến thẳng đến bến Tây Luông. Hoàng Phùng Cơ vội chạy trốn. Trịnh Khải mang kiêu binh ra chống cự, nhưng kiêu binh bị quân Tây Sơn đánh bại. Trịnh Khải phải bỏ chạy lên phía Sơn Tây và cuối cùng bị bắt ở làng Hạ Lòi, huyện Yên Lãng, tỉnh Vĩnh Phú.

Năm Mậu Thân (1788-1789) trên dãy Tam Điệp, Nguyễn Huệ tổ chức cuộc hành quân đánh đuổi quân Thanh. Trong ba đạo quân có hai đạo thủy quân. Một đạo do đô đốc Tuyết chỉ huy vượt biển đánh vào miền Hải Dương để diệt quân Thanh ở đó; một đạo do đô đốc Lộc chỉ huy vượt biển tiến vào sông Bạch Đằng, rồi sông Lục Đầu để cuối cùng đổ bộ lên miền Phương Nhỡn (Lục Ngạn) để chặn đánh Tôn Sĩ Nghị ở đấy.

Tài liệu lịch sử không cho biết gì về đạo thủy quân do đô đốc Tuyết chỉ huy. Nhưng về cuộc hành quân của đô đốc Lộc, thì chúng ta được biết rằng đến huyện Phương Nhỡn, bọn Tôn Sĩ Nghị vừa xuống ngựa nghỉ, thì bỗng có tin báo quân Tây Sơn do đô đốc Lộc chỉ huy đang tiến nhanh đến chỗ Tôn Sĩ Nghị đang nghỉ! Thế là Sĩ Nghĩ vội quẳng cả sắc thư, ấn tin, cờ hiệu, bài lệnh, bản đồ rồi cùng bộ hạ chạy trốn cho nhanh để khỏi bị bắt sống cả lũ!

Trong các trận đánh địch, thủy quân Tây Sơn cũng biết sử dụng đặc công và nhờ vậy dễ làm cho địch hoang mang, tan rã.

Sau khi quân Xiêm bị quân Tây Sơn đánh bại vào đầu năm 1785, Nguyễn Ánh dựa vào giai cấp tư bản phương Tây. Bọn tư bản phương Tây đã giúp Nguyễn Ánh súng đạn, người và kỹ thuật đóng tàu biển. Khi Nguyễn Huệ mất, Nguyễn Ánh mở cuộc tấn công quy mô vào lực lượng Tây Sơn. Quân đội của y khi thắng, khi bại. Đến khi mâu thuẫn nội bộ trong phong trào Tây Sơn trầm trọng đến mức bùng ra thành cuộc xung đột công khai, thì Nguyễn Ánh phản công thắng lợi, đánh chiếm được Phú Xuân, rồi đánh chiếm Bắc Hà. Nhà Tây Sơn sụp đổ.

Nguyễn-Huệ với cuộc cách-mạng về Chiến-Lược Thủy-Quân

Trước giai-đoạn suy-tàn của quân-thủy Việt-Nam, chúng ta cũng dã có một cuộc cách-mạng về Chiến-Lược Thủy-Quân. Chỉ tiếc rằng công-trình đó không có người thừa kế

Nhìn các bức họa của Quang-Trung Hoàng-Đế, không ai thấy nhà vua từng tác-chiến trên tàu thuyền. Nhưng theo Giáo-sư Nguyễn-Nhã, Nguyễn-Huệ đã làm một cuộc cách-mạng quân-sự quan-trọng: đó là việc sử-dụng 'Thủy-quân Chiến-Luợc'.

Cuộc tương-tranh Trịnh-Nguyễn kéo dài 45 năm, 7 lần đại-chiến; bất phân thắng bai. Hai bên không có bên nào thắng vì cả hai đều áp-dụng chiến-thuật, chiến-lược cổ-điển. Một khi đới đàu với Chiến-lược mới của Nguyễn-Huệ, cả hai quân-đội đều bị tan rã.

Không phải quân Trịnh hay quân Nguyễn đã không có Thủy-quân. Theo Alexandre de Rhode (Rhode du Vietnam... ), lực-lượng chúa Nguyễn có khoảng 200 chiến-thuyền, còn thủy-quân chúa Trịnh còn nhiều hơn tới ba lần. Tuy vậy thủy-quân của hai Chúa chỉ đóng vai phụ-thuộc hay yểm-trợ, không bao giờ được nắm giữ vị-thế tối quan-trọng như thủy-quân Tây-Sơn.

Trong các cuộc đánh chiếm Gia-Định, Phú-Xuân cũng như ra Bắc-Hà để diệt hai họ Nguyễn, Trịnh; Nguyễn-Huệ luôn tiến đại-quân bằng đường thủy. Nguyễn-Huệ là chiến-lược-gia đại-tài về 'chiến-lược gió mùa', lợI-dụng đường biển và mùa gió đại-thắng địch-quân.

Nguyễn-Huệ thấy rõ vai trò quyết-định của thủy-quân đối với một chiến-trường có bờ biển dài như bờ biển Việt-Nam. Vào thời bấy giờ, đường thủy là phương tiện chính, chuyên chở được nhiều nhất và mau lẹ nhất, rất thích-hợp với đánh nhanh, đánh mạnh và bất ngờ.

Dùng đường thủy lại có thể đánh tập-kích sâu vào hậu-tuyến địch một cách dễ dàng.

Nếu xưa kia, quân Trịnh cũng dùng đường thủy là cốt yếu tiến đánh thốc vào thành Phú-Xuân và hậu-tuyến của đối-phương thì quân Nguyễn thật khó lòng chống đỡ, và chiến-lũy Trường-Dực tất sẽ thành vô-dụng...

Cũng như vậy, trong cuộc chiến Việt-Nam Cộng-Hoà và Cộng-Sản Bắc-Việt, tất cả chiến-lược, chiến-thuật đều được hoạch-định kiểu diện-địa và hoàn-toàn mang tính-chất bộ-chiến. Nếu như VNCH thực-hiên được những chuyến tấn-công đường biển vào hậu-phương của địch ngoài Bắc-Việt, tình-thế ắt đã đổi khác.

(Còn tiếp)

Vũ Hữu San


Phụ-Chú:

- Trần-Trọng-Kim, Việt-Nam Sử-Lược, Quyển 1, Bộ Giáo-Dục, Trung-tâm Học-liệu, Sài-Gòn 1971, trang vii.

- Donald Worster, Rivers Empire, 1985.

- Việt-sử Toàn-thư, Phạm-Văn-Sơn, Sài-gòn 1960, các trang 23, 28.

- The Art of Indochina, Bernard Philippe Groslier, translated by George Lawrence, Crown Publishers, Inc., New York, 1962, p. 21.

- Keith Weller Taylor, The birth of Vietnam, University of California Press, 1983, p.p. 6-7.

- Sopher, David E., The Sea Nomads: A Study Based on the Literature of the Maritime Boat People of Southeast Asia, Printed by Lim Bian Han, Government Printer: Singapore, 1965.

- New World perpectives on pre-European voyaging in the Pacific, sưu-tập Early Chinese Art and its Possible influence in the Pacific Basin, Vol. 3, edited by Noel Bernard, New York, 1969.

- William Meacham, "Origins and Development of the Yủeh Coastal Neolithic: A Microcosm of Culture Change on the Mainland of East Asia", viết tắt Origins and Development of the Yủeh, sưu-tập "The Origins of Chinese Civilization", edited by David N. Keightley, London 1983: 147-175.

- The Art of Indochina, Bernard Philippe Groslier, translated by George Lawrence, Crown Publishers, inc., New York, 1962, trang 39.

- Wilhelm G. Solheim II, "New Light on a Forgotten Past", National Geographic, Vol.139, No.3, March 1971.

- Wilhelm G. Solheim II, "World Ethnographic Sample ... A Possible Historical Explanation," American Anthropologist 70, 1968: 569.

- (a) Tài-liệu "Migrations from southeast Asia to Australia":

- A. G. Thorne, "Mungo and Kow Swamp: Morphological Variation in Pleistocene Australians," Mankind, 8:2 (1971), 85 - 89; R. L. Kirk and A. G. Thorne eds., The Origins of the Australians, Canberra, Australian Institute of Aboriginal Studies, 1976; Alan Thorne and Robert Raymond, Man on the Rim: Peopling of the Pacific, Sydney, Angus and Robertson, 1989.

- (b) Tài-liệu "Genetics study linking southeast Asians and Australians":

- Joanna Mountain et al., "Evolution of modern humans: evidence from nuclear DNA polymorphisms," in Philosophical Transactions of the Royal Society of London, 337(1992), 159-65. Evidence of early man in northern Australia: R. G. Roberts et al., "Thermoluminescence dating of a 50,000-year-old human occupation site in northern Australia," Nature, 345(1990), 153-56.

- Keith Buchanan, The Southeast Asian World, New York, 1967, trang 45

- Sumet Jumsai, Naga: Cultural Origins in Siam and the West Pacific, Singapore, Oxford University Press, 1988, p.4.) Vùng châu-thổ Sông-Hồng, Sông Mã có lẽ đã hội-tụ nhiều yếu-tố thuận-tiện nhất cho sự phát-triển ở Đông-Nam-Á, ngay từ những ngày xa xưa đó.

- Peter Bellwood, Man's Conquest of the Pacific, The Prehistoric of Southeast Asia and Oceania, Oxford University Press, 1979.

- Chester Norman, The Hoabinhian and After: Subsistence Patterns in Southeast Asia during the Late Pleistocene and Early Periods, World Archaeology 2, No. 3, 1971: 300-320.

- Fairbridge, R., The Changing Level of the Sea, Scientific American, 1960, No. 202, 6:70-79)

- Sưu-tập "The Origins of Chinese Civilization", edited by David N. Keightley, London 1983

- William Meacham, "Origins and Development of the Yủeh Coastal Neolithic: A Microcosm of Culture Change on the Mainland of East Asia", sưu-tập "The Origins of Chinese Civilization", edited by David N. Keightley, London 1983: 147-175. Nguyên-văn của Meacham như sau: Through the Yủeh of the Han-era may have acquire on occasion some of the trappings of Chinese civilization, most of the Yủeh people should not considered Chinese...

- Funk & Wagnalls New Encyclopedia, Vol.23, New York, 1992, từ-mục: Transportation.

- Connaissance du Việt-Nam, Pierre Huard và Maurice Durand, Hanoi 1954, trang 232. Sự hiểu biết của hai học-giả này về Việt-Nam rất rộng rãi, đặc-biêt về hàng-hải đã làm cho chính người Việt-Nam giựt mình.

- Carl Sauer, Environnement and Culture During the Last Deglaciation, trong Proceedings of the American Philosophical Society Vol. 92, 1948, pp. 65-77.

- William J. Duiker, trong "Historical Dictionary of Vietnam, Asian Historical Dictionaries, No. 1", The Scarecrow Press, Inc. Metuchen, N.J. & London 1989; cho rắng trong thời nước Âu Lac, dân miền Núi Non và Đồng Bằng hợp nhất.

- Donald G. McCloud, Southeast Asia, Tradition and Modernity in the Contemporary World, Westview Press, Boulder, 1995, p. 11.

- (a) John K. Whitmore "Elephants Can Actually Swim", Contemporary Chinese Views of Late Ly Dai-Viet pp. 117-138. (b) Keith Taylor "Authority and Legitimacy in 11th Century Vietnam" pp.139-176. ờ E.S. Ungar "From Myth to History, Imagined Polities in 14th Century Vietnam", pp.177-185. (d) Tran Quoc Vuong "Traditions, Acculturation, Renovation: The Evolutional Pattern of Vietnamese Culture", pp. 271-278

- Needham, Joseph, Wang Ling and Lu Gwei-Djen cho dẫn-chứng một đoạn như sau:"... Merchant-ships (ku chhuan7) of the barbarians (may) transport them (part of the way) home again. But (these barbarians) also, to get more profit (sometimes) rob people and kill them. Moreover (the travellers) may encounter storms and so drown. Even if nothing (of this kind happens, they are) away for several years". Sách "Science and Civilisation in China, vol. 4: Physics and Physical Technology, part III: Civil Engineering and Nautics"; Cambridge University Press: Cambridge, 1971, trang 443.

- Sách "Lords of the Rim, The Invisible Empire of the Overseas Chinese, J. P.Putman's Son, New York, 1995.

- Vũ Minh Giang - Nguyễn Việt, Đất nước, con người Việt nam và Truyền thống giỏi Thủy-chiến, Sử Học số 2 -Những vấn đề khoa học lịch sử ngày nay, Hà Nội, năm 1979, trang 323-330.

- Trong bài "Đi tìm Dãu Vết Hùng-Vương", sách "Hương-Trà", (Sài-Gòn, 1968, trang 99) Ông Dỗ-Trọng-Huề viết: Những thần-thoại được ghi chép đầu tiên trong hai cuốn dã-sử soạn trong thế-kỷ XIV: Việt-điện u-linh tập của Lý-Tế-Xuyên và Lĩnh-Nam chích-quái của Trần-thế-Pháp

- Phạm-Văn-Sơn, Việt-sử Toàn-thư, Sài-gòn 1960, trang 46.

- Keith Weller Taylor, The Birth of Vietnam, University of California Press, 1983, Chapter I

- Col. Victor Croizat, USMC, The Brown Water Navy - The River and Coastal War in Indo-China and Vietnam, 1948-1972, , Blanford Press, 1984, Quan niệm của Đại-tá Croizat về tiến-trình "Hải-quân đi từ Thủy-Quân Nước Nâu" rất đúng cho Hải-Quân các nước Tây-phương.

- Trần-Quốc-Vượng, Trong Cõi - Những ý kiến về lịch-sử, truyền thống và hiện trạng dân tộc của một sử gia trong nước, Garden Grove, CA, 1993, trang 57-58.

- Eldon Best, Polynesian voyagers: the Maori as a deep-sea navigator, explorer, and colonizer. N. Z. Dom. Mus. Monogr., no. 5. 1923: 11-14.

- Stephen C. Jett, "Diffusion versus Independent Development" sưu-tập "Man Across the Ocean", edited by Carroll L. Riley, Austin, 1971, trang 18.)

- Paul Shao viết: "It is my belief that while the cultural motifs diffused to Mesoamerica were primarily Chinese in character, the cultural transmitter was mostly non-Chinese". (Paul Shao, Chinese Influences in Pre-Classic Mesoamerica Art, sưu-tập Diffusion and Migration: Their Roles in Cultural Development, edited by P. G. Duke, trang 202-205, University of Calgary, Canada, 1983).

- Sách "Trống Đông-Sơn" (Phạm-Minh-Huyền, Nguyễn-Văn-Huyên, Trịnh-Sinh; Viện Khảo Cổ Học, Hà Nội, 1987, trang 231

- Lê Nhâm Tuyết, Một số phong tục thời Hùng Vương qua những hình ảnh trên trống đồng, Tạp-chí Khảo Cổ Học số 14, 1974, trang 61.

- A History of South East Asia, Fourth Edition, London 1981: 8.

- Peter Bellwood, Man's Conquest of the Pacific, The Prehistoric of Southeast Asia and Oceania, Oxford University Press, 1979, p. 266.

- Tác-giả "The Birth of Vietnam", University of California Press, California, 1983.

- Nguyễn Duy Hinh, Trống Đồng trong Sử Sách, Khảo Cổ Học số 13, 1974, trang 18-35.

- Lý Tế Xuyên, Việt Điện U Linh (1029).

- Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư (1479).

- Vũ Quỳnh, Lĩnh Nam chích quái (1492-1493).

- Quốc-Sử Quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, (1882, 1909) .

- Sách "Trống Đông-Sơn" (Phạm Minh Huyền, Nguyễn-Văn-Huyên, Trịnh-Sinh; Viện Khảo Cổ Học, Hà Nội, 1987, trang 15 ghi: Những sử liệu này tuy còn ít ỏi nhưng đã tập trung phản ánh một sự thật về vai trò của trống đồng trong lịch sử dân tộc ta. Trống đồng được sử dụng làm đồ thờ, được thần hóa, biểu diễn tính chất thiêng liêng trong sinh hoạt văn hóa tinh thần của người Việt. Thần trống đồng được viện dẫn ra để bảo vệ các vương triều phong kiến, nó gián tiếp dự phần đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta. Trống đồng là một vật thiêng phản ánh truyền thống dân tộc còn lưu lại nhiều qua các sử liệu không thành văn hay sử liệu dân tộc học.

- D. R. SarDesai, The Struggle for National Identity, Westview Press Colorado, 1992, p. 10; viết như sau Dong-son (the most famous site of the Late Bronze Age, 800-300 B.C.). Although the archaeologist's spade has uncovered substantial quantities of bronze arrowheads in Dong Dau and Go Mun...

- Xem bài viết và hình vẽ : Victor Golubew, "L'age de Bronze au Tonkin et dans le Nord-Annam" (Hanoi: BEFEO, 1929),

- Văn Tân, V ai trò của Thủy Quân Việt-Nam trong lịch-sử dân-tộc (Từ Thời-đại Hùng-Vương đến Thế-kỷ XIX), trong "Nghiên-cứu Sử-học số 5", Hà Nội, tháng 9, 1977.

- Tôn Nữ Quỳnh Trân. Lịch Sử Việt Nam, Nhà xuất-bản Trẻ, Sài-Gòn 1997, trang 25-26.

- Grousset René, The Rise and Splendour of the Chinese Empire, Barnes & Noble, Inc. 1992, tr 79.

- The Junks & Sampans of the Yangtze, Naval institute Press, Annapolis 1971.

- Recherches on Ptolemy's Geography of Eastern Asia, Colonel G. E. Gerini, M.R.A.S., London, 1909.

- Nguyễn-khắc-Ngữ, Bồ-đào-Nha, Tây-ban-Nha và Hoà-Lan giao-tiếp với Đại-Việt; Montréal, 1988: trang 16.

- "MacCrindle's Ancient India as described by Ptolemy (first printed 1884), revised by Ramchandra Jain, New Delhi, 1984.

- Các sách tham khảo: "Anh Hùng Nước Tôi", Cao Thế Dung "Việt-Nam Binh-Sử Võ-Đạo", Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Bá Thế "Nhân-vật Lịch-Sử Việt-Nam."

- Ngoài các bộ dã-sử tiểu-thuyết của Ông, xem thêm những khám-phá mới lạ của Bác-sĩ Trần-Đại-Sỹ trong "Việt-Nam Đệ Ngũ Thiên kỷ", USA, 1994, (trang 215-241.)

- Trần-Quốc-Vượng, "Trong Cõi, Những ý kiến về Lịch sử, Truyền thống và Hiện trạng Dân tộc của một Sử gia trong nước," Hoa-Kỳ, 1993: 13.

- Văn Tân, V ai trò của Thủy Quân Việt-Nam trong lịch-sử dân-tộc (Từ Thời-đại Hùng-Vương đến Thế-kỷ XIX), trong "Nghiên-cứu Sử-học số 5", Hà Nội, tháng 9, 1977.

- Chuyện Thủy-Hử của Thi-Nại-Am đã được dịch ra nhiều thứ tiếng. Tiếc rằng Việt-Nam không có truyện nào về thủy-công tương-tự.

- Đầm Dạ-Trạch hay đầm Nhất-Dạ, ở Khoái-Châu, Hưng-Yên -ngày nay.

- Trần-Trọng-Kim,Việt-Nam Sử-Lược, Quyển 1, Bộ Giáo-Dục, Trung-tâm Học-liệu, Sài-Gòn 1971, trang 54.

- Phạm-Văn-Sơn, Quân-lực Việt-Nam dưới các triều-đại phong-kiến, Bộ Tổng Tham-Mưu QL/VNCH, 1968, trang 51.

- Về môi-trường ngập nước của vùng châu-thổ sông Hồng, xem "Miền Bắc Khai Nguyên", Cửu-Long-Giang và Toan-Ánh, Saigon, 1969, "Les Paysans du delta Tonkinois", Pierre Gourou, Paris first ed. (Paris, 1936), second ed. (Paris, 1965).

- Hoa-Lư nằm trên khu-vực được gọi là "Hạ-Long trên cạn". Gần nửa năm, nước bao-phủ đồng ruộng. Thôn xóm, núi non nổi lên như những hải-đảo ngoài khơi. Phương-tiên di-chuyển độc nhất là thuyền. Khoảng 30 năm nay, vì sự xây cất những con đê ngăn nước, phong-cảnh đã đổi thay.

- Pierre Huard và Maurice Durand. "Connaissance du Viet-Nam", Ecole Francaise d' Extrême-Orient, Hanoi, 1954, trang 225, 226.

- Encyclopaedia of Asian Civilizations, Vol. 9, Louis Frederic, 1984, Paris, từ-mục Trần-Ứng-Long.

- Advanced Research Projects Agency, DOD Junk Blue Book: A Handbook of Junks of South Vietnam (Washington D.C.):, 1962 - Blue Book of Coastal Vessels, South Vietnam (Columbus, Ohio: Remote Area Conflict Information Center, 1967 Columbus, Ohio, 1967.

- Nguyễn-Huyền-Anh, Việt-Nam Danh-Nhân Từ-Điển, Zieleks Co., Texas, 1981, trang 483.

- Thái-Văn-Kiểm: Đất Việt Trời Nam, Nguồn Sống Sài Gòn, 1960.

- Professor Lê-Đình-Thông, các bài "La Marine vietnamienne avant l'Arrivée des Francais", (trong sách "Marin et Océan III", Paris 1992; các trang 53-71.) và bài "Stratégie et Science du Combat sur l'Eau au Vietnam avant l'Arrivée des Francais", (trong sách "L'évolution de la Pensée Navale II", Paris, 1992; các trang 2111-229.)

- (Nguyên-văn: Dès leur création, les armée vietnamiennes accroissent sans cesse la mobilité grâce à la flotte. La mobilité de la plupart des unités de l'armée des Ly repose sur la flotte. Par conséquent, toute l'armée est considérée formellement comme une marine.)

- Văn Tân, Vai trò của Thủy Quân Việt-Nam trong lịch-sử dân-tộc (Từ Thời-đại Hùng-Vương đến Thế-kỷ XIX), trong "Nghiên-cứu Sử-học số 5", Hà Nội, tháng 9, 1977.

- Theo Phạm-Văn-Sơn ,Việt-sử Toàn-thư, , Sài-gòn 1960, trang 196. Theo Joseph Buttinger, Chàm bắt đầu quấy-nhiễu Việt trễ hơn, năm 280: "Vietnam : A Political History, Frederick A. Praeder, Publishers, New York- Washington, 1968, p. 9.) The first mention of Cham activity is contained in a memorandum of 280 A.D. written by the governor of a southern Chinese province to the Chinese emperor

- Phạm-Văn-Sơn, Việt-sử Toàn-thư, Sài-gòn 1960, trang 196.

- Phan Khoang, Việt-sử xứ Đàng Trong, , 1558-1777, Sài-Gòn 1967.

- Phạm-Văn-Sơn ,Việt-sử Toàn-thư, , Sài-gòn 1960, trang 186

- Trần-Trọng-Kim,Việt-Nam Sử-Lược, Quyển 1, Bộ Giáo-Dục, Trung-tâm Học-liệu, Sài-Gòn 1971, trang 97-98.

- Phạm-Văn-Sơn, Quân-lực Việt-Nam chống BắcXâm và Nam-Tiến, Bộ Tổng Tham-Mưu QL/VNCH, 1970, trang 48.

- Văn Tân, Vai trò của Thủy Quân Việt-Nam trong lịch-sử dân-tộc (Từ Thời-đại Hùng-Vương đến Thế-kỷ XIX), trong "Nghiên-cứu Sử-học số 5", Hà Nội, tháng 9, 1977.

- Văn Tân, Vai trò của Thủy Quân Việt-Nam trong lịch-sử dân-tộc (Từ Thời-đại Hùng-Vương đến Thế-kỷ XIX), trong "Nghiên-cứu Sử-học số 5", Hà Nội, tháng 9, 1977.

- Một số Sử-gia bàn rằng : "Nhà Lý thuở đó đã thấy thế nước vững nên có chủ-trương bành-trướng cương-thổ về phương Bắc và phương Nam". Xem Phạm-Văn-Sơn, Quân-lực Việt-Nam chống BắcXâm và Nam-Tiến, Bộ Tổng Tham-Mưu QL/VNCH, 1970, trang 48

- Cuốn tiểu-thuyết lịch-sử "Hoàng thúc Lý Long Tường" tác-giả Khương Vũ Hạc, dịch-giả Trần Văn Thêm, (Hà Nội 1996, trang 10.) viết hơi khác về chuyến đi tị-nạn sang Đại-Hàn, đặc-biệt về chức-vị triều-chính của vị Hoàng-thân này. Ông Hoàng Tường không nắm quyền thủy-quân. Khi đào-thoát ông không có vợ con, chỉ mang theo 21 người tùy-tùng.

- Trần-Trọng-Kim, Việt-Nam Sử-Lược, Quyển 1, Bộ Giáo-Dục, Trung-tâm Học-liệu, Sài-Gòn 1971, trang 113-114.

- Tạ Chi Đại Trường, Những Bài Dã-sử Việt, California, 1996.

- Cl. Madrolle, Le Tonkin Ancien, B.E.F.E.A. XXXVII

- Phạm-Văn-Sơn, Quân-lực Việt-nam dưới các Triều-đại Phong-kiến (Từ Thượng-cổ đến Cận-kim) quyển I, Bộ Tổng Tham-Mưu QL/VNCH, 1968, trang 69.)

- Quân-Lực Việt-nam dưới các Triều-đại Phong-kiến (Từ Thượng-cổ đến Cận-kim) quyển I, Phạm-Văn-Sơn, Bộ Tổng Tham-Mưu QL/VNCH, 1968, trang 81.

- Quân-Lực Việt-nam dưới các Triều-đại Phong-kiến (Từ Thượng-cổ đến Cận-kim) quyển I, Phạm-Văn-Sơn, Bộ Tổng Tham-Mưu QL/VNCH, 1968, trang 87.

- Việt-Sử Toàn-Thư, Từ Thượng-Cổ đến Hiện-Đại, Phạm-Văn-Sơn, Sài-Gòn 1960, trang 468.

- Đại Nam chính biên liệt truyện, sơ tập, quyển 30)

- Việt-Sử Toàn-thư của Phạm-Văn-Sơn, trang 613.

- Việt-sử Toàn-thư, Phạm-Văn-Sơn, Sài-gòn 1960, các trang 23.

Free Web Hosting