VŨ-HỮU-SAN &Thế-Giới của Nước
 

  

 

客观资料承认越南主权 Khách quan tư liệu thừa nhận Việt Nam chủ quyền

Tư liệu khách quan thừa nhận chủ quyền Việt Nam

  TS Nguyễn Hồng Thao

 Để giải quyết cuộc tranh luận dai dẳng xung quanh danh nghĩa lịch sử, cách tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bên thứ ba.

 为解决历史名义下的长久争论,最好的方式是应该参考第三方的意见

 

 Người phương Tây đã từng nói về sự quy thuộc của quần đảo Paracel vào An Nam. Các nhà truyền đạo Pháp trên tàu Amphitrite trên đường sang TQ đã ghi trong một bài tiếng Pháp năm 1701: “Paracel là một quần đảo thuộc Vương quốc An Nam. Đó là một bãi đá ngầm khủng khiếp có đến hàng trăm dặm, rất nhiều lần đã xảy ra các tai nạn đắm tàu ở đó” ([1]).

 西方人曾经说过帕拉塞尔群岛的归属属于安南。法国各传教士在去到中国的Amphitrite船上于1701记录法文文章道:帕拉塞尔是属于安南王国的群岛,那是没入海底的数百英里的岩石滩,在那多次发生撞船事件

 创翻译:龙腾网 http://www.ltaaa.com 译:Evan 转载请注明出处

 

 Jean-Louis Taberd ghi nhận:

 “Pracel hoặc Paracels (Bãi cát vàng), mặc dù quần đảo này không có gì ngoài các đá, bãi và độ sâu lớn hứa hẹn nhiều bất tiện lợi hơn, Vua Gia Long đã nghĩ tới việc mở rộng lãnh thổ của ngài bằng cách chiếm thêm vùng đất buồn bã này. Năm 1816, ngài đã tới đây long trọng cắm cờ, chính thức chiếm hữu các đảo đá này, mà không một ai tranh giành gì với ngài cả”([2]).

 Jean-Louis Taberd-刘易斯 塔伯德)记录道

 帕拉塞尔或帕拉塞尔群岛(黄沙滩),尽管这些群岛除了石头什么都没有,滩涂和宽深度也充满更多的不便,嘉龙王想到通过占领这些荒凉的土地来扩展领土,1816年,他到这里插旗,正式占有这些石岛,并且没有人与他争夺。

 

 Về phần mình, J.B.Chaigneau, cố vấn của nhà vua An Nam, đã viết trong cuốn hồi ký về nước Cochinchine:

 “Nước Cochinchine mà nhà vua bấy giờ đã lên ngôi Hoàng đế gồm xứ Cochinchine và xứ Đông Kinh… một vài đảo có dân cư không xa biển và quần đảo Paracel do những đảo nhỏ, ghềnh và đá không có dân cư hợp thành. Chỉ tới năm 1816, Hoàng đế mới chiếm hữu quần đảo này”([3]).

 对于我方部分,J.B Chaigneau(察格瑙),安南王的顾问,在交趾支那国回忆录中写道

 “交趾支那国当时的国王已经坐上皇帝之位包括交趾支那地区和东京地区...一些离海不远有人居住的岛和群岛

 帕拉塞尔由一些小岛,和无人居住的岩石组成,只到1816年,皇帝才占有这一群岛

 

 Dubois de Jancigny trong Thế giới, lịch sử và mô tả các dân tộc Nhật, Đông Dương, Ceylan có viết: “Chúng tôi quan sát thấy rằng từ ba mươi tư năm nay, quần đảo Paracel (người An Nam gọi là Cát vàng), một ma hồn trận thật sự của các đảo nhỏ, các đá và các bãi cát đầy ngờ vực của các nhà hàng hải và có thể được coi là hoang dã và vô tích sự nhất trong số các điểm của quả địa cầu, đã được người An Nam (Cochinchine) chiếm hữu. Chúng tôi không để ý liệu họ có tạo nên một công trình nào trên đó không (nhằm mục đích, có thể, bảo vệ nghề cá); nhưng chắc chắn rằng Vua Gia Long đã gắn thêm vòng hoa này vào vương miện của người, bởi vì ngài đã thân chinh tới đó chiếm hữu, việc này xảy ra vào năm 1816 khi ngài long trọng kéo cờ của An Nam lên đó”([4]).

 Dubois de Jancigny(真盛意-法国远东问题专家)在描述世界,历史和各民族如日本,东洋,锡兰写道:们观察看到从34年前,帕拉塞尔群岛(安南人称为黄 沙),一个由各小岛,石头和沙滩组成的真正的迷魂阵,各航海家充满怀疑并且可以说是荒野,在地球各地之中最没有价值之地,已经被安南人(交趾支那)占有, 们没有留意他们是否有在那里建筑工事(目的在于可以保护渔业),但是肯定的是嘉龙王已经把这一花环(形容这些岛)点缀在了他的王冠上,因为他亲征占有, 这件事发生在1816年嘉龙王隆重把旗插上那里

 

 Gutzlaff trong bài Địa lý Vương quốc Cochinchine xuất bản năm 1849 tại London (Anh) cũng ghi Cát Vàng (để chỉ Paracel) thuộc Cochinchine. Gutzlaff viết:

 “Không biết vì san hô hay vì lẽ khác mà các ghềnh đá ấy lớn dần, nhưng rõ ràng nhận thấy các đảo nhỏ ấy càng năm càng cao, và một vài cái bây giờ đã có người ở thường xuyên, thế mà chỉ mấy năm trước sóng đã vỗ dập qua. Những đảo ấy đáng lẽ không giá trị nếu nghề chài ở đó không phồn thịnh và không biết bù hết mọi nguy nan cho kẻ phiêu lưu. Từ lâu đời, những thuyền phần lớn từ đảo Hải Nam tới, đã hằng năm đến thăm các bãi nổi này và tiến hành cuộc viễn du xa xa tới tận bờ đảo Borneo. Tuy rằng hằng năm hơn phần mười bị đắm, nhưng cá đánh được rất nhiều, đến nỗi không những bù hết được mọi thiệt thòi, mà còn để lại món lợi rất to. Chính phủ An Nam thấy những lợi có thể mang lại nếu một ngạch thuế được đặt ra, bèn lập ra những trưng thuyền và một trại quân nhỏ ở chỗ này để thu thuế mà mọi người ngoài tới đây đều phải trả, và để bảo trợ người đánh cá bản quốc” ([5]).

 Gutzlaff (郭士立)在伦敦出版于1849年的交趾支那王国地理文章中记录黄沙(指帕拉塞尔)属于交趾支那,Gutzlaff (郭士立)写道:

 “不知道是因为珊瑚还是其他原因这些湍石头渐渐变大,但是清楚的看到这些小岛年复一年变高,并且一些岛上已经出现有人常居,因而几年前浪已 经拍打过,但是那些岛照理说如果渔业在那不兴盛理应无价值并且不知道给漂流的人造成了多少危难。从很早以前,船大部分从海南岛到来,已经每年都要造访这些 滩涂并进行远游到婆罗洲岸边。虽然每年百分之十都被沉没,但是可以打到很多鱼,甚至不仅可以补偿所有的损失,而且还可以留下巨大的利润。安南政府看到如果 设立一定数额税的话可以带来利润,于是便在这里设立一些征税船和一个小军营来收税,外来的人到这里都必须交税,而且也为了帮助和保护本国渔民

 

 Trong Địa lý tóm tắt của Ý (Compendio di Geografia) do Adriano Balbi soạn năm 1850, trang 641 mô tả về địa lý Vương quốc An Nam có ghi: Cũng thuộc vương quốc này còn có quần đảo Paracel, nhóm đảo Pirati và nhóm đảo Poulo Condor (tức Hoàng Sa, nhóm đảo Hải Tặc và Côn Đảo). Cũng trong tác phẩm này tr.644-648 về địa lý Trung Hoa không viết gì về Hoàng Sa và Trường Sa.

 1850年由意大利Adriano Balbi(阿德里亚诺尔比)编撰的(Compendio di Geografia 地理概括)第641页描述安南王国地理时记录到:属于这个王国的还有帕拉塞尔群岛,Pirati(海盗群岛),Poulo Condor(昆仑群岛)(即黄沙,海盗群岛和昆岛),也是在这部作品里的644—648 页对于中华地理却没有提及黄沙(中国西沙)和长沙(中国南沙)

 

 Ngay cả các sách TQ cũng công nhận việc quy thuộc các đảo này vào An Nam. Chúng ta có thể đọc được điều đó trong phần tựa cuốn Hải Lục năm 1842 trong đó Vương Bính Nam đã so sánh các điều mắt thấy tai nghe do Tạ Thanh Cao, một thủy thủ TQ từng đi nhiều nước nhiều vùng về kể lại:

 “Vạn lý Trường Sa là đất nổi giữa biển, dài vài ngàn dặm, là phên giậu của An Nam”.

 连中国的书籍也公认这些群岛的归属属于安南。这一条我们可以在1842年的《海国图志》序言读到,里面王丙南对比一个曾去过各国各地区回来的中国水手谢清高的各种耳听目染描述:

 “万里长沙是海中的滩涂,长几千里,是安南的篱笆。

 

 Hải ngoại ký sự của Thích Đại Sán(người TQ) năm 1696 ([6]) quyển III đoạn thuật lại chuyến đi về Quảng Đông bắt đầu đi từ Quảng Nam viết: “…bãi cát rộng cả trăm dặm, chiều dài thăm thẳm chẳng biết bao nhiêu mà kể, gọi là "Vạn lý Trường Sa", mù tít chẳng thấy cỏ cây nhà cửa; nếu thuyền bị trái gió trái nước tấp vào dầu không tan nát cũng không gạo, không nước, trở thành ma đói mà thôi. Quãng ấy cách Đại Việt bảy ngày đường, chừng bảy trăm dặm ([7]). Các quốc vương thời trước, hằng năm sai thuyền đi đánh cá đi dọc theo bãi cát, lượm vàng bạc khí cụ của các tàu thuyền hư hỏng dạt vào". Đoạn văn mô tả này đã xác nhận việc hành xử chủ quyền của thời Chúa Nguyễn qua hoạt động thu lượm hóa vật của Đội Hoàng Sa.

 1696释大汕(中国人)的《海外记事》卷三,一段讲述从广南去广东的行程写道:“...滩宽上百里,长度无法计算,称作万里 ,放眼没有草木房屋,要是船逆风逆水被冲入尽管没有散架也无米,无淡水,成为饿鬼而已。那段距离大越七日的路程,大概七百里。前朝国王,每年派船去打 渔去沿着沙滩航行,拾取被损坏的船上的那些金银古器。这段描写确定了阮王朝通过在黄沙拾取货物对此行使的主权

 创翻译:龙腾网 http://www.ltaaa.com 译:Evan 转载请注明出处

 

 Các mô tả về Paracel từ các nguồn nước ngoài chứng tỏ Hoàng Sa không phải là các đảo sát ven bờ biển Trung VN. Trong khi có khá nhiều nguồn tài liệu trung gian chứng minh sự chiếm hữu Paracels của các Chúa Nguyễn và Vua Nguyễn, không có một nguồn tư liệu nước ngoài nào chỉ rõ sự chiếm hữu các đảo này của TQ.

 

 各种外国渠道对帕拉塞尔群岛的描述证明了黄沙虽不是越南中部沿海地区的岛,但其中有许多材料证明各个君主和阮姓王朝对帕拉塞尔群岛的占有,没有任何材料证明指出中国对这些岛的占有

 

 TS Nguyễn Hồng Thao           

---

 [1] Trích dẫn theo P.B Lafont, Sđd, tr.248.

 摘引自P.B Lafont248

 [2] J.L Taberd, Ghi chép về địa lý Nam Kỳ trong the Journal of Bengal, Calcutta, serie VI, September 1837, tr.737 - 745.

 J.L Taberd,南圻地理摘录,卷六 1837.9737-745

 [3] Tập san của người bạn cũ của Huế, số 2,1923, tr.257.

 顺化老朋友的杂志,2号,1923257

 [4] M.A Dubois de Jancigny, Thế giới, lịch sử và mô tả các dân tộc Nhật, Đông Dương, Xeylan, Paris éd, Firmin Didot Freres, 1850, tr. 555.

 M.A Dubois de Jancigny,世界,历史与各民族日、东洋、锡兰的描述,Paris éd, Firmin Didot Freres1850555

 [5] Journal of the Geographical Society of London (Tạp chí Hội Địa lý London), quyển 19 (1849), London, John Murray, 1849, tr. 93-94.

 伦敦地理协会杂志,卷十九(1849),伦敦,约翰穆雷,184993-94

 [6] Hải ngoại ký sự là ghi chép chuyến đi của tác giả Đại Sán Hán Ông, tên là Thạch Liêm từ chùa Trường Thọ tỉnh Quảng Đông đến vùng Thuận Quảng nước Đại Việt vào năm Ất Hợi triều Vua Khang Hy (1695) và trở về Trung Quốc vào năm sau (1696). Sách nguyên bản chữ Hán gồm 6 quyển đã được Viện Đại học Huế dịch trọn bộ ra Quốc ngữ năm 1963. Sau này người TQ đã dựng nên một chiến dịch nói xấu tác giả, chứng minh ông là người không bình thường, là kẻ điên để giảm bớt tính chân thực của tác phẩm. Nguyễn Quang Ngọc, Sđd, tr. 43.

 《海外记事》记录作家大汕汉翁,名石廉,康熙(1695)乙亥年从广东长寿寺到大越顺广后于次年(1696)回到中国的旅程。书的汉字原本 包括六卷,已经于1963年被顺化大学全部译成国语(越南语),之后中国人发起了一场污蔑作家的战役,证明作者是不平常的人,是疯子,以降低作品的真实 性。阮光玉,43

 [7] Phạm Hoàng Quân cho rằng ở đây có lỗi dịch Hán-Nôm, thất canh lộ không phải là 7 ngày đêm, canh ở đây là đơn vị chiều dài. Tuy nhiên ông cũng công nhận một canh khoảng trăm dặm. Như vậy về khoảng cách Hải ngoại ký sự mô tả khá chính xác khoảng cách từ bờ đến quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Cách dịch đúng được đề xuất là: “Quãng ấy cách Đại Việt bảy canh đường, chừng bảy trăm dặm”.

 范黄军肯定道:这里有译汉-喃的错误,七更路不是起日夜,更在这是长度单位,然而他也公认一更大约百里,如此,《海外记事》描写从海岸到黄沙、长沙群岛比较准确。正确译法得到提出为:那段距离距离大越七更路程,大约七百里。

Free Web Hosting